Tiêu chí kiểm định đạo đức con người qua tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam

08:15 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Mười Một, 2005

Tục ngữ,thơ ca dân gianViệt Nam là kết quả lao động sángtạo, thể hiện những tài triết lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của cha ôngta. Chúng ta thấy trongđó chứa đựng nhiều việc cụ thể, hoặc nhận thức cảm tính và suy luận… Mặcdù vậy, tục ngữ,thơ ca dân gianViệt Nam cũng thừa nhận rằng, việc kiểm định đạo đứccon người không phảilà dễ dàng,đơn giản; song không phải vì thế mà ý nghĩa của tục ngữ, thơca dân gianViệt Nam giảmđi, mà tráilại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này.

Tìm hiểu tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam, chúng ta thấy các tác giả của loại hình văn học độc đáo này đã băn khoăn, trăn trở rất nhiều xung quanh vấn đề xác định tiêu chí kiểm định đạo đức con người. Sở dĩ như vậy là vì, theo họ, thực tế đã có không ít trường hợp sai lầm trong nhận thức, kiểm định đạo đức dẫn đến sự nguy hiểm và nỗi đau một cách vô lý cho con người; chẳng hạn, như "rắn độc nằm cuộn khúc lại tưởng là rồng vàng" hoặc vàng đích thật chứ không phải thau, nhưng bởi ai đó đa nghi, chắc lép, tăm tối… nên cứ đem ra "thử lửa".

Theo sáng tác phẩm tục ngữ, thơ ca dân gian ViệtNam, có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau để kiểm tra, khẳng định phẩm chất đạo đức của con người. Một trong nhiều tiêu chí đó là thực tế khách quan- cái tồn tại hiện thực, ngoài ý thức con người.

Thực tế khách quan đó có thể là những biến cố lịch sử trọng đại, như chiến tranh chẳng hạn. Những câu tục ngữ: "Đường dài hay sức ngựa, nước loạn biết tôi ngay", "Gặp cơn đại loạn mới hay trung thần"(1) là sự đúc kết kinh nghiệm, rút ra bài học về phẩm chất đạo đức của bề tôi đối với vua chúa, minh chủ… bộc lộ trong chiến tranh. Nghĩa đen của những triết lý trên là như vậy. Với nghĩa bóng thì những câu triết luận đó có nội dung, ý nghĩa rộng hơn nhiều: vua, chúa, minh chủ... có thể là các cán bộ lãnh đạo cấp phòng, viện, vụ, trường phổ thông, trường đại học... thời nay; "tôi ngay", "trung thần" ở đây là nhân viên, đảng viên, cán bộ cấp dưới của những vị lãnh đạo; "nước loạn", "đại loạn" có thể chỉ là những mâu thuẫn, đấu tranh trong nội bộ một cơ quan, một nhóm người này với nhóm nhỏ người kia.

Theo các tác giả của tục ngữ Việt Nam thì trong hoà bình yên vui, phẩm chất đạo đức của con người ít được bộc lộ và do vậy, khó nhận biết đâu là người trung, đâu là kẻ xu nịnh; chỉ trong những hoàn cảnh khó khăn, khi có sự biến lịch sử, đất nước lâmnguy… bản chất kiên trung, tấm lòng son đỏ hoặc tim đen của con người mới được kiểm chứng cụ thể, rõ ràng. Lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước, bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi giặc ngoại xâm của dân tộc ta đã có nhiều nhân chứng, sự kiện làm tường minh những triết lý đạo đức trên đây. Khi giặc Nguyên xâm lược nước ta hồi thế kỷ XIII, vì hèn nhát và bạc nhược, Trần ích Tắc đã bán rẻ hoàng tộc, phản bội Tổ quốc và nhân dân, cam tâm đầu hàng giặc để đổi lấy tước vị bù nhìn - An Nam quốc vương. Nhưng, cũng trong bối cảnh lịch sử ấy, với câu nói bất hủ: "Nếu bệ hạ muốn hàng, xin trước hết hãy chém đầu tôi đi đã", Trần Quốc Tuấn đã đem lại niềm tin, ý chí sắt đá, quyết chiến cho nhà vua và thể hiện phẩm chất củamột bề tôi trung; hơn thế, trở thành người anh hùng của dân tộc.

Hàng loạt những công việc, hành động cụ thể khác của con người được tục ngữ, thơ ca dân gian ViệtNam lấy làm tiêu chí kiểm định đạo đức.Nhận xét khái quát này thể hiện qua triết luận: "Xem trong bếp, biết nết đàn bà"(2). Câu ấy có nội dung, ý nghĩa vào loại đơn giản, dễ hiểu nhất. Tác giả của nó muốn diễn đạt: cứ trông trong bếp, nếu thấy gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ thì biết nết lao động, cũng như biết đức hạnh của bà (hoặc chị, hoặc cô) chủ là tốt; ngược lại, nhìn thấy bếp bừa bãi, lộn xộn, bẩn thỉu thì biết ngay là chủnhân của nhà bếp đó thuộc loại người xấu nết, phẩm chất có vấn đề và phải được, xem xét. Bài ca dao ngụ ngôn dưới đây là cũng lấy việc làm, hành động là tiêu chí kiểm định đạo đức: "Cái Cò, cái Vạc, cái Nông / Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi Cò/ Không không tôi đứng trên bờ/ Mẹ con cái Vạc đổ ngờ cho tôi / Chẳng tin thì ông đi đôi / Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia"(3). Mẹ con nhà Vạc là kẻ ác, dẫm lúa của người ta lại đổ lỗi đó cho Cò. Những kẻ nhẫn tâm như mẹ con nhà Vạc trong bài ca dao này bị người đời chê trách, lên án gọi là kẻ "gắp lửa bỏ tay người".

Đáng tiếc là, trong cuộc sống thường nhật của chúng ta, vẫn có một số người được học hành tử tế, thậm chí còn có hàm vị khoa học khá cao hẳn hoi nhưng lại không được như nhân vật Cò trong bài ca dao ngụ ngôn nói trên, tức là không dựa vào việc làm, hành động cụ thể để bình xét, kết luận về phẩm chất đạo đức của ai đó. Họ chỉ nghe nói, nghe phản ánh lại một cách thiếu suy xét, chẳng cần thẩm tra…để rồi đi đến nhận xét, kết luận không đúng về phẩm chất đạo đức của người khác.

Trong tục ngữ ViệtNam, hoạt động có tính thực nghiệm được coi là một trong những cơ sở để kiểm định đạo đức. Câu tục ngữ: "Lửa thử vàng, gian nan thử đức"(4) muốn nói rằng, cần phải thông qua công việc khó khăn gian khổ, hay một cách khái quát hơn, phải thông qua hoạt động thực tiễn để kiểm định, đánh giá đạo đức của con người. "Lửa" và "vàng" trong câu triết luận này là một thủ pháp nghệ thuật (ẩn dụ, hoán dụ). Ngọn "lửa" biểu thị những khó khăn, thử thách mà con người thường gặp trong cuộc sống và "vàng” biểu thị năng lực, bản lĩnh, phẩm chất đạo đức của con người. Câu triết luận khác trong kho tàng tục ngữ Việt Nam: "Có gió rung mới biết tùng bách cứng, có ngọn lửa hừng mới biết thức vàng cao"(5), một mặt,không phải là quá trừu tượng, khó hiểu đối với người lĩnh hội; mặt khác,quan trọng hơn, có tính khái quát cao và chứa đựng ý nghĩa, giá trị rất sâu sắc. Cây "tùng, bách" và vật phẩm "vàng" ở đây được dùng hoán đổi cho "phẩm chất đạo đức của con người". Qua bão táp, ta sẽ biết tùng, bách cứng cáp, vững chắc hoặc yếu mềm, gục ngã; và qua lửa đỏ, sẽ biết được giá trị cao hay thấp, thực hay giả của "vàng". Triết lý mà câu tục ngữ này muốn chuyển tải không phải gì khác hơn là, muốn biết phẩm chất đạo đức của con người tốt xấu như thế nào phải kiểm nghiệm qua thực tiễn.

Cuộc sống xã hội vốn phong phú, đa dạng, phức tạp; vì thế, đạo đức của con người cũng có nhiều cấp độ, sắc thái khác nhau. Để kiểm tra, thẩm định và có kết luận chính xác về phẩm chất đạo đức con người quả là không đơn giản chút nào. Thậm chí, có trường hợp, theo sáng tác tục ngữ ViệtNam, phải kiểm định thông qua những tình huống "giả định" như thật, chẳng hạn như: “chết giả mới biết dạ anh em"(6). Khi đọc câu tục ngữ Việt Nam này, người viết liên tưởng đến Trang Tử - triếtgia, nhà tư tưởng lừng danh của Trung Quốc cổ đại, tác giả cuốn Nam Hoa Kinhbất hủ vốn được Kinh Thánh Thán - một nhà bình luận nổi tiếng, nhận định là một trong sáu tác phẩm hay nhất của đất nước có số dân đông nhất thế giới ấy. Trước đây, khi còn sống, Trang Tử đã từng tự mình làm một cuộc thử nghiệm - giả chết để “đo” sự đoan trang, đức hạnh của người vợ. Kết quả là, ông đã xác minh được phẩm hạnh của người vợ trẻ đẹp - một kẻ miệng nói thủy chung và bao lời hay, ý đẹp về phẩm chất đạo đức, nhưng trên thực tế đã có hành động ngược lại. Như vậy, chân giá trị trong triết lý dân gian "chết giả mới biết dạ anh em" là không thể phủ định. Chúng ta không đề cao chủ nghĩa hoài nghi, song trong một số trường hợp đặc biệt, việc lập tình huống như thậtcó thể là cần thiết để kiểm định phẩm chất đạo đức của người khác. Bởi vì, nó cụ thể hoá, hiện thực hoá được cái rất trừu tượng thuộc về lĩnh vực tình cảm, thầm lặng, sâu kín trong con người.

Trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, có nhiều triết lý về kiểm định đạo đức của con người bằng cách dựa vào cảm nhận trực quan và suyluận, tức là thông qua nhận biết cảm tính, trực tiếp bằng giác quan (tai nghe, mắt nhìn) rồi có sự suy xét, rút ra kết luận về phẩm chất trừu tượng đó. Nếu chỉ bằng những nhận thức cảm tính mà không có sự suy luận, người ta có thể không tránh khỏi cái nhìn có tính ngộ nhận về phẩm chất đạo đức của ai đó. Hai sáng tác dưới đây đều nói về một chàng trai có vợ xinh đẹp, đảm đang, nhưng do si tình và giả dối, đã tán tỉnh,lừa bịp một cô gái khác. "Vợ anh như trúc, như thông/ Như hoa mới nở, như rồng mới thêu/ Anh còn lưỡng lự trăm chiều/ Gan ai là sắt dám gieo mình vào/ Vợ chồng như ngọc, như ngà. Anh còn ruồng rẫy nữa là thân em"; "Vợ anh như bát cơm xôi/ Anh còn chẳng chuộng nữa tôi cơm hàng/ Vợ anh tay bạc tay vàng/ Anh còn chẳng chuộng nữa nàng tay không..."(7). Bằng trực quan sinh động, các cô gái trong các câu ca dao trên đã có nhận thức đúng về mình, về người khác, cụ thể là về vợ của người đang tỏ tình, tán tỉnh, dụ dỗ mình. Các cô thấy mình kém người cùng giới được đề cập ở đây cả về sắc và về tiền tài. Vậy mà những người vợ xinh đẹp, giàu có đó vẫn bị chồng tỏ ra hững hờ, không mấy yêu chiều, quan tâm. Bởi thế, hai cô gái trong các câu ca dao đang khảo sát ở đây từ chứng kiến thực tế đã suy luận có lý rằng, các cô kém hẳn những người vợ kia thì cũng khó tránh khỏi bị đối xử ghẻ lạnh, hoặc ruồng bỏ nếu như trao gửi tình yêu cho người nói muốn xây đắp hạnh phúc lứa đôi với mình. Tóm lại, chỉ với thủ pháp làm lời độc thoại cho những cô gái trẻ, tác giả ca dao đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, từ nhận.thức cảm tính cộng thêm phép suy luận sẽ xác nhận được phẩm chất đạo đức của con người là chân thật hay giả dối, là thủy chung hay chỉ có trước mà không có sau.

Hàng loạt câu tục ngữ khác, như "Cây xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành để đức cho con"; "Cha anh hùng, con hảo hán"; "Của rẻ của ôi, tôi rẻ tối trốn, vợ rẻ vợ lộn"; "Nứa trôi sông chẳng giập thì gãy, gái chồng rẫy chẳng chứng nọ thì tật kia(8) đều phản ánh sự suy luận về phẩm chất đạo đức của con người trên cơ sở những nhận thức trực quan, cảm tính. Nội dung, ý nghĩa chính được hàm chứa trong các triết lý trên và chuyển tải đến người tiếp cận chúng là: bởi cha mẹ hiền, suy ra con cái họ cũng có đạo đức tất; người đàn bà đã bị chồng khước từ, ruồng bỏ có thể là người có vấn đề về phẩm chất đạo đức.

Để nhận biết được phẩm chất đạo đức của con người, cần phải có một quá trình - đó là triết lý đầy tính sáng tạo, tính thực tiễn của tục ngữ ViệtNam. Câu triết luận rằng, “thức lâu mới biết đêm dài, ở lâu mới biết con người có nhân"(9) thực sự sâu sắc, nó là lờinhắc nhở chung đối với mọi người trong việc nhận thức, đánh giá thế giới quanh mình, kể cả con người; đặc biệt là cho những ai có thói quen mới tiếp xúc, công tác với người khác được một thời gian không lâu, thậm chí là quá ngắn ngủi đã vội đưa ra những nhận xét không đúng về phẩm chất đạo đức của họ. Những ai có phần vội vàng như thế trong đánh giá, nhận xét con người nói chung, phẩm chất đạo đức của con người nói riêng thì thường sớm có lờikhen rồi lại nhanh có sự chê bai, cái chính đều do mình phát ngôn trước đó. Nói tóm lại, để kiểm định được phẩm chất đạo đức của con người một cách chính xác thì cần phải có thời gian. Câu tục ngữ đã dẫn ở trên là một triết lý mang tính khái quát và có giá trị chỉ dẫn cho chúng ta trong việc xem xét, kiểm định đạo đức của con người.

Từ những điều trình bày trên đây, có thể rút ra nhận xét rằng, trong kho tàng tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam đã có nhiều triết lý, luận điểm xoay quanh các tiêu chí kiểm định đạo đức con người, như: dựa vào thực tế khách quan, những biến cố lịch sử, những công việc cụ thể, những thử nghiệm hoặc nhận thức cảm tính và suy luận...

Nhưng, cũng phải thấy rằng, phẩm chất đạo đức của con người, do bản chất của nó, vốn là cái sâu sắc, ẩn kín trong mỗi cá nhân. Chính vì thế mà việc kiểm định đúng đắn tất cả các phẩm chất đạo đức của con người là không đơn giản, dễ dàng; thậm chí, không thể kiểm địnhđược trong mộtsố trường hợpcụ thể.Thực vậy, về vấn đề này, tục ngữ Việt Nam có những triết lý: "Lòng sông lòng bể dễ dò, ai từng bẻ thước mà đo lòng người"; "Sông sâu, sào ngắn khôn dò, người khôn ít nói khó đo tấc lòng"(10) hoặc "Hoạ hổ hoạ bì, nan hoạ cất / Tri nhân tri diện, bất tri tâm" (nghĩa là: Vẽ được da hổ, khó vẽ được xương hổ/ Biết mặt người, không biết được lòng người)(11). Đặc biệt, đối với những người ma mãnh, tinh ranh, quỷ quyệt, độc ác..., tục ngữ Việt Nam cho rằng, rất khó có thể kiểm tra được đạo đức của họ. Những câu tục ngữ: "Dò sông dò bể dò nguồn, biết sao được bụng lái buôn mà dò"; "Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng"; "Sông sâu còn thể bắc cầu, lòng người nham hiểm biết đâu mà dò"(12) đã diễn tả sự khó khăn không dễ vượt qua đó. Sự hạn chế như vậy trong nhận thức đạo đức của con người là điều dễ hiểu. Vấn đề là ở chỗ, cần phải có tinh thần cảnh giác, thận trọng và sáng suất để tránh dẫn đến những hệ quả đáng tiếc. Kẻ vô đạo đức nhưng lại biết che đậy thường không ngại làm những việc mà có thể gây cho người lương thiện không ít khó khăn, trở ngại; thậm chí, cả sự tổn thất, mất mát lớn nữa. Không chỉ với người có tố chất đặc biệt như trên mới là đối tượng khiến cho tác giả tục ngữ, thơ ca dân gian ViệtNam cũng như chúng ta không thể kiểm định được phẩm chất đạo đức của họ. Những người sáng tác thể loại văn học đang khảo sát tại đây còn thừa nhận không thể kiểm định được đạo đức của cả những con người bình thường trong một số trường hợp (khi họ không bộc lộ giá trị đó ra bằng hành động, việc làm cụ thể…).

Thừa nhận hạn chế nói trên trong nhận thức, kiểm định phẩm chất đạo đức con người, thiết tưởng, ý nghĩa của tục ngữ và thơ ca dân gian Việt Nam không hề giảm đi mà trái lại, càng nói lên giá trị hiện thực của loại hình văn học độc đáo này.

Tục ngữ, thơ ca dân gian ViệtNam là kết quả lao động sáng tạo, chứa đựng những triết' lý sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn của ông cha ta. Về phương diện nhận thức, tục ngữ, thơ ca dân gian ViệtNam đã hình thành nên một hệ tiêu chí kiểm định đạo đức con người. Hệ tiêu chí đó, tuy được thể hiện, diễn đạt dưới hình thức bình dân, giản dị nhưng không kém phần sâu sắc, thậm chí có giá trị phổ biến. Không chỉ có vậy, nó còn mang ý nghĩa giáo dục, hướng con người sống lương thiện hơn, tất hơn và chân thành hơn. Với những giá trị như vậy, tục ngữ, thơ ca dân gian ViệtNam xứng đáng được coi là những viên ngọc quý.


(l ) Tuyển tập văn học dân gian ViệtNam,t. IV, q.1. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr. 74, 78.

(2) Sđd,t.IV, q.l, tr.169.

(3) Sđd,t.III, tr.830.

(4) Sđd, t.IV, q.1, tr.100.

(5) Sđd, tr.49.

(6) Sđd, tr.50.

(7) Sđd, tr.769

(8) Sđd, tr.37, 59, 126

(9) Sđd, tr.151

(10) Sđd, tr.98, 137.

(11) Sđd, tr.85, t.IV, q.2, tr.924.

(12) Sđd, tr.62, 137.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Để biết là mình không biết...

    13/05/2018Phan Đình DiệuChưa bao giờ việc học được toàn xã hội chúng ta quan tâm như mấy năm vừa qua. Ta đã bàn nhiều về những điều mà xã hội phải lo cho người học, nhưng còn bản thân người học phải lo thế nào cho việc học của chính mình thì có lẽ còn ít được bàn tới. Trong một đời người thì việc học ở nhà trường có thầy có lớp nhiều lắm cũng khoảng mươi, mười lăm năm, còn ngoài ra để học suốt đời thì chủ yếu là tự học.
  • Đạo đức trong kinh doanh

    02/04/2018Mai Thái BìnhTheo mạng Washington Profile, ngay ở trong xã hội tư bản, những bộ phận lành mạnh của giới doanh nhân cũng cố gắng thiết lập những tiêu chí đạo đức cho các hoạt động thương mại của mình.
  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Tại Minh Minh Đức

    16/07/2015Thuỷ ThiênNhiều vấn đề bức xúc, nhiều chuyện vướng mắc, nhiều lệch lạc... Đó là những gì có thể thấy qua các phương tiện thông tin đại chúng. Chung quy lại là chuyện quản lý. Quản lý kém hay không biết quản lý? Nguyên nhân ở đâu? Tại không biết quản lý, tại không có kiến thức, hay tại không có ý thức?
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Đạo đức học Cantơ và tư tưởng văn hóa hòa bình

    29/10/2005Vũ Thị Thu LanĐạo đức học Cantơ chứa đựng những luận điểm có giá trị tiền đề cho tư tưởng văn hoá hoà bình mà nhân loại hiện đang hướng tới. Ông đã làm nổi bật tính nhân văn khi xác định "loài người như một" là đối tượng của đạo đức học và con người phải tuân thủ quy tắc ứng xử chung - "mệnh lệnh tuyệt đối". Ông còn đưa ra nguyên tắc về phẩm giá tuyệt đối của cá nhân, đề cao giá trị con người, coi con người là mục đích của đạo đức và góp phần thức tỉnh sự tự ý thức của con người. Đạo đức học Cantơ kêu gọi nhân loại hướng đến những giá trị đạo đức chung, hướng tới nền hoà bình vĩnh cửu. Sự công hiến to lớn đó, ông đã trở thành người đặt nền móng cho nền văn hoá hoà bình - văn hoá của hiện tại và tương lai...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Mấy suy nghĩ về việc xác định bản chất của thế giới quan

    23/09/2005Nguyễn Huy HoàngNgày nay, dưới sự tác động của các quá trình dân chủ hoá, nhân đạo hoá, tin học hoá và toàn cầu hoá, việc xác định tình trạng hiện thời của đời sống xã hội và vạch ra con đường phát triển của nó trong tương lai không chỉ là công việc riêng của các nhà lãnh đạo, các chính trị gia, mà còn cuốn hút sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp đại chúng. Trong khung cảnh như thế, việc xác định, xây dựng và phổ biến một thế giới quan khoa học và cách mạng sẽ mang lại một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ