Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp
Mấy vấn đề đặt ra trong việc nghiên cứu con người Việt
Có thể nói rằng từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt
Tác giả Nguyễn Văn Huyên đã tổng quan những nghiên cứu về con người như một cấu trúc sinh học - xã hội, vai trò lao động và xã hội đối vôi con người, bản chất xã hội của con người, con người văn hóa, con người họat động, con người là chủ thể sáng tạo, phát triển toàn diện, những nhân tố tác động hình thành con người, mới, những đặc điểm và hệ thống phẩm chất, giá trị của con người Việt Nam cả về phương diện khảo cổ, dân tộc học, lịch sử…
Tác giả đã chú ý chỉ ra những hạn chế trong nghiêncứu con người Việt Nam hiện nayvà nhận xét rằng những nghiên cứu này thể hiện quan niệm giản đơn, nghèo nàn trong việc tiếp cận, mang tính suy luận nhiều hơn là điều tra thực tế, thực nghiệm. Theo tôi, không chỉ có vậy, hạn chế đángnới nhấtlà ít có cách đặt vấn đề xây dựng một chuyên ngành khoa học chungvề con người,ít có công trình liên ngành, cho nên vẫn tồn tại một cách nhìn tản mạn, chia cắt, thiếu sự liên kết hệ thôngkhoa học về con người như một khoa học tương đối độc lập.
Chính cách đặt vấn đề về triển vọng của chuyên ngành khoa học mới về con người (như chúng tôi có dịp đề cập) và sự xuất hiện
Nghiên cứu thêm một số tư liệu khác khi nghiên cứu về con người Việt Nam ở góc nhìn tâm lý dân tộc hay ở góc nhìn văn hoá truyền thống thì thấy rằng chúng ta vẫn còn những hạn chếcụ thểbộc lộ một phương pháp nghiên cứu hoặc cách nhìn, quan niệm chưa hoàn toàn biện chứngvà toàn diện.
Chẳng hạn, có nghiên cứu đã chỉ ra được một số giá trị tinh thần của người Việt, dù rằng kết quả có mặt sâu sắc, có mặt còn hạn chế, nhưng lại không chú ý hay không nghiên cứu các mặt thể chất người Việt, sinh thể người Việt, hoặc nghiên cứu mặt xã hội (tuyệt đối mặt xã hội) mà không nghiên cứu mặt tự nhiên, sinh . học và ngược lại (một số nghiên cứu trong ngành y học hoặc thể dục thể chất).
Một thời chúng ta phê phán quan niệm tuyệt đối hoá nghiên cứu mặt tự nhiên của con người lại chuyển sang cực đoan khác là chỉ nhấn mạnh mặt bản chất xã hội, tổng hoà các quan hệ xã hội. Nghiên cứu con người Việt
Lại có xu hướng chỉ nhấn mạnh nghiên cứu con người tập thể, con người giai cấp, nghiên cứu vĩ nhân, không có chương trình nghiên cứu các tài năng, phát triển năng khiếu hoặc ít nghiên cứu con người cá nhân, coi nhẹ cá nhân, coi cánhân là vấn đề riêng tư, nêu vấn đề chống "chủ nghĩa cá nhân" nhưng lại không phân tích rõ nội hàm của nó chủ yếu là chống chủ nghĩa vị kỷ, ích kỷ nên không ít khi coi nhẹ cá nhân, lợi ích, năng lực cá nhân. Trong thời kỳ mới, chủ nghĩa xã hội về bản chất, xét đến cùng là giải phóng cá nhân con người. Vậy mà chúng ta phê phán mật hạn chế của tính cộng đồng nhưng vẫn không mạnh dạn đề cao con người cá nhân. Hoặc khi nghiên cứu con người giai cấp, con người dân tộc, chúng ta ít nghiên cứu con người nhân loại con người tộc loại.
Hoặc nghiên cứu con người văn hoá lại coi nhẹ con người kinh tế, con người kỹ thuật, hay nghiên cứu con người kỹ thuật lại coi nhẹ con người đạo đức, con người tâm linh. Hoặc có khi lại quá đề cao vai trò của tâm linh, đạo đức tôn giáo (Phật giáo) trong não trạng người Việt. Hoặc nghiên cứu con người tách rời hoàn cảnh mà quên cái nội lực, đến di truyền, cả di truyền văn hoá và di truyền sinh học....
Hoặc chỉ nhấn mạnh con người có ý thức, nghiên cứu mặt tình cảm, mặt trí tuệ mà ít chú ý con người nhu cầu, con người lợi ích, tức các khía cạnh nhu cẩu và lợi ích của con người, mà thoát ly mặt này thì ý thức tư tưởng chỉ còn treo lơ lửng ở trên không. Khi sang thời kỳ hoà bình, phát triển kinh tế, chúng ta chú ý hơn đến nghiên cứu mặt nhu cầu, lợi ích của con người, trước hết ở mặt vật chất thì lại có biểu hiện coi nhẹ mặt tinh thần. Nghiên cứu sâu nhu cầu của con người là một trong những vấn đề có tầm triết học (chứ không chỉ ở góc độ khoa học tâm lý) và qua đó chúng ta mới biết đầy đủ hơn những động lực và khuynh hướng phát triển của con người.
Hoặc nghiên cứu con người truyền thống, đề cao giỏi bắt chước, thông minh, giỏi chế biến, tiếp biến, dung hoà nhưng lại không nghiên cứu sâu khả năng sáng tạo và mức độ sáng tạo của con người Việt Nam, đánh giá không đúng khả năng sáng tạo của người Việt Nam. Vấn đề tính sáng tạo của người Việt Nam gần đây đã có người chú ý nghiên cứu như Trần Bạch Đằng với bài viết về năng động sáng tạo ở Bình Dương, cũng có người tìm hiểu tính năng động sáng tạo nói chung của người Việt phương Nam có những nét khá sâu nhưng nhìn chung các nghiên cứu hiện nay chỉ mới điểm quavài nét tình hình. Theo tôi, cần có chuyên đề nghiên cứu sâu về tính sáng tạo của người Việt Nam từ lịch sử đến hiện đại (chúng tôi đã có bài viết về "Vấn đề phát huy năng lực tư duy của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" trong hội thảo khoa học về Vănhoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá- TP. Hồ Chí Minh tháng 7/2002).PGS, TS.
Hoặc trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như trên diễn đàn, có nhiều lúc người ta chỉ nhấn mạnh mặt tất, ưu việt của người Việt Nam (như tinh thần yêu nước, đoàn kết, cần cù, thông minh, yêu đời) mà lờ đi, ít đề cập tới mặt yếu kém, bất cập, và tính xấu của con người Việt Nam. Chúng ta cũng đã có một số bài viết về tư duy và đổi mới tư duy, ở đó các tác giả đã nghiên cứu sâu hơn thực trạng lạc hậu, mặt hạn chế của con người Việt Nam như tư duy lý luận còn dấu ấn tiền khoa học, kinh nghiệm chủ nghĩa, thiếu logic chặt chẽ, ít có phát minh, sáng chế, tính tiểu nông, manh mún còn nặng... Nhưng vẫn còn rất cần nghiên cứu toàn diện và sâu hơn nữa những mặt hạn chế của con người Việt
Đúng là mỗi cách nhấn mạnh hay tạm tách rời để nghiên cứu sâu là có hạt nhân chân lý nhất định của nó nhưng khi quá nhấn mạnh, coi nhẹ những mặt khác thì có thể trở thành phi lý.
Tóm lại, trong nghiên cứu về con người Việt Nam, có lúc chúng ta thường hay nhấn mạnh một mặt, cực đoan, chưa thoát khỏi tư duy kinh nghiệm nên dễ dẫn đến nhìn nhận con người Việt Nam truyền thống và hiện đại có phần lệch lạc, tính thuyết phục khoa học chưa cao.
Vấn đế là phương pháp luận và phương pháp
Việc nghiên cứu con người Việt
Về mặt nghiên cứu bản tính người Việt (bản tính tộc người Việt) như có nhà nghiên cứu nhận xét là "chưa có cơ sở lý luận và phương pháp luận nào thật rõ ràng"."Hầu hết những bàn luận về vấn đề này đều dựa vào quan sát và suy nghĩ theo lối kinh nghiệm phải chăng chúng ta coi việc xác lập phương pháp luận cụ thể cũng như việc nghiên cứu bản tính con người Việt Nam đã hoàn chỉnh, hay hoàn chỉnh về cơ bản hoặc đã được nói và viết nhiều rồi? Phải chăng chúng ta mới đang vượt qua đoạn đầu, nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ? Nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên lĩnh vực này thấy còn rất mới mẻ và có nhiều
Những nhận thức và quan niệm không đúng bộc lộ trong thực tế nghiên cứu và quan niệm nghiên cứu con người có nguồn gốc ở mặt phương pháp luận. Đề cao nghiên cứu cụ thể, riêng biệt (nguyênlý con ngườibộ phận)là cần để khám phá, đi sâu nhưng không thể coi nhẹ các vấn đề phương pháp luận biện chứng (nguyênlý con người tổng thể),hoặc ngược lại. Tại sao như vậy?
Như đã nói ở trên, do hiểu biết hạn chế về chủ nghĩa Mác - Lênin, hơn nữa lại chịu ảnh hưởng của các tư tưởng nho giáo và chủ nghĩa kinh nghiệm mang tính tư duy tiền khoa học nên trong vận dụng phương pháp luận mác xít nghiên cứu con người chúng ta đã rất phiến diện và đơn giản.
Có thể ghi nhận là trong thời gian gần đây, các công trình của GS.VS. Phạm Minh Hạc, Nghiên cứu con người và nguồn nhân lựcđi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa(
Nghiên cứu cụ thể cả định tính và nhất là định lượnglà rất cần, vì nếu không như thế thì khó thuyết phục và khó thành chủ trương chính sách phát triển. Nhưng cũng rất cần nghiên cứu ở tầng bản chất phổ quát, ở tầng lý luận triết học, nhất là về mặt phương pháp luận, nguyên tắc
Trước hết phải thấy nguyên nhân của vấn đề là ở cách tiếp cận thiếu cái nhìn con người tổng thể
Phải làmsao để phương pháp luận nghiên cứu con người mang tính khoa học thật sự, theo tư duy hiện đại, tư duy mạng lưới, tư duy phức hợp chứ không phải chỉ là tư duy hệ thống thứ bậc. Mặt khác cũng cần tiếp thu những nhân tố hợp lý trong tư duy triết học phương Đông về vấn đề con người như tư tưởng coi con người là "tiểu vũ trụ”, nguyên lý cứu con người tổng thể(không chỉ trong y học mà cả trong xã hội) trong chính nó và trong vũ trụ Thiên, Địa, Nhân hợp nhất, hoặc con người nằm trong hệ thống văn hoá Việt nhà, làng, nước(gắn với hệ thống hiện nay là cá nhân, tập thể, xãhội, hay giai cấp, dân tộc, nhânloại), chẳng hạn. Chúng ta còn phải nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc và cả Mỹ về phát huy trí tuệ và thu hút trí tuệ của dân tộc vào sự nghiệp phát triển đất nước. Các khoa học về con người ở đây được nghiên cứu và phát triển có tác dụng gì đối vôi phát triển đất nước.
Nghiên cứu con người Việt
Một điều tra xã hội học về giá trị thế giới trong quan niệm sống của người Việt
Nhưng càng đi vào nghiên cứu cụ thể lại càng phải chú ý nghiên cứu liên ngành. Về phương pháp này, chúng ta vẫn chưa mạnh làm. Hướng
Tức là ở đây có ba cấp độ như:
- Cấp độ triết học về con người (chủ nghĩa duy vật nhân văn)
- Cấp độ một khoa học tổng quát về con người như nhân học chẳng hạn
- Cấp độ liên ngành các ngành khoa học nghiên cứu cụ thể có liên quan tới con người.
Trong tất cả các phương phápđó cần chú ý phương pháp luậntích hợp của triết học.
Ở đây, do vậy không chỉ cần xây dựng một khoa học
Phải mạnh dạn đổi mới nhận thức về khoa học con người, cần xây dựng một hệ thống chuyên ngành nghiên cứu trực tiếp về con người, tiếp cận sớm những phương pháp nghiên cứu tiên tiến để nâng cao hiệu quả nghiên cứu. Cần nhiều phương pháp và công trình khảo sát nghiên cứu con người Việt
Cần nhận thức đúng xu hướng chủ đạo hiện nay trong việc nghiên cứu con người Việt
Trước hết phải nghiên cứu con người và văn hoá Việt từ chiềusâu cội nguồncó lịchsử văn minh khoảng gần 5000 năm trướcchứ không phải là 4000 năm. Điều này xác định chính xác hơn bản sắc người Việt khác Hán và ngang Hán với truyền thống lâu đời trên cả bình diện tư duy, tư tưởng, tâm thức, đạo lý và lối sống...
Chúng ta vẫn thiếu những nghiên cứu phân tích tiềnđề kinh tế xãhội, tộc người dẫn đến hình thành những phẩm chất ưu và khuyếtcủa con ngườiViệt
Tại sao lại không có một công trình lớn về con người Việt
Con người với tư cách là sản phẩm của lịchsử tự nhiên(khía cạnh bản thể).
Con người với tư cáchlà chủ thể sáng tạolịch sử(động lực và tiềm năng phát triển xã hội).
Con người văn hoá - con người với tư cáchlà mục đích của mình.
Tôi nhất trí với cách tiếp cận toàn diện ba mặt đó, nhưng có lẽ vẫn thiếu một cái gì đó khá cơ bản. Nên tôi cho rằng phải nhìn nhận cả phương diện thứ tư là:
"Con người như một quá trình tự phát triển thông qua mâu thuẫn với nhiều trìnhđộ vàgiai đoạn khác nhau(tính giai đoạn, tính cụ thể lịch sử của con người như là tự nó và vì nó trong tiến trình tự giải phóng khỏi tha hoá và tự phát triển).
Về con người là sản phẩm của tiến hoá tự nhiên và xã hội, vừa qua các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và phác thảo được chân dung con người Việt Nam dựa vào suy luận và kinh nghiệm, nhưng lại thiếu các chỉ số từ khoa học thực nghiệm cụ thể về con người nên nhìn chung chân dung ấy còn nghèo nàn.
Về con người là chủ thể sáng tạo lịch sử thì tuy có nghiên cứu nhưng ít kết quả mới, ít khám phá về tiềm năng và năng lực thể chất và tinh thần của con người Việt Nam, nhất là các chỉ số phát triển người cụ thể của con người Việt Nam, những tiềm năng và động lục phát triển về mặt vật chất, thể chất, tinh thần không chỉ trí tuệ mà cả tâm lý, cảm xúc cũng còn nhiều hạn chế trong nghiên cứu.
Về con người là con người văn hóa toàn vẹn trong nghiên cứu cũng có những ưu điểm và hạn chế tương tự (xem:
Con người với tư cách là một quá trình tự phát triểnnhiều giai đoạn cũng đã được nghiên cứu nhưng chưa rõ tính lịch sử tiến hoá từng thời đại lịch sử, cũng như sự chuyển đổi trong từng giai đoạn bước ngoặt. Đây là một lát cắt có ý nghĩa, nhất là đối với việc nghiên cứu con người trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Cần nghiên cứu phát triển con người sáng tạohiện nay đang được ưu tiênnhư thế nào và phải như thế nào? Con người Việt
Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực Việt
Chúng ta nghiên cứu khá nhiều về con người Việt
Hoặc khi chuyển từ thời chiến sang thời kỳ xây dựng kinh tế tại sao con người lại tha hoá với tốc độ nhanh đến thế chúng ta cần có những hướng nghiên cứu như chuyên đề phong cách tư duy người Việt, đặc tính tâm lý dân tộc, triết lý, tư tưởng triết học của con người Việt, lối sống và đạo lý... hoặc nghiên cứu sâu những khả năng, những tiềm năng thể chất và tinh thần (kể cả những khả năng huyền diệu), nghiên cứu cả con người hữu hình và con ngườivô hìnhcủa người Việt Nam, cả những hạn chế khiếm khuyết, "những thói hư tật xấu” (Trần Quốc Vượng) của người Việt Nam trong cộng đồng nhiều tộc người. Vấn đề cấp bách bây giờ là nghiên cứu các phẩm chất nghề nghiệp, nghiên cứu việc nâng cao chất lượng nghề, xây dựng đội ngũ công nhân và cán bộ chất lượng cao, trong đó nòng cốt là lực lượng tài năng. Đó cũng là đội ngũ phải có bản lĩnh thật sự, bản lĩnh chính trị, bản lĩnh khoa học, bản lĩnh kinh doanh, bản lĩnh nghề nghiệp nói
Nghiên cứu con người Việt Nam cần chú trọng nghiên cứu phát huy mặt tốt của con người, con đường và giải pháp xây dựng con người văn hoá, phát triển toàn diện có năng lực chuyên môn, nghề nghiệp sâu. Nghiên cứu ấy được đặt trên phương hướng nghiên cứu con người từ nhu cầu, lợi ích đa dạng cho đến cách thức, phương thức thoả mãn nhu cầu
Nói chung, nghiên cứu con người Việt Nam ngày nay phải kết hợp phương pháp luận tổng thể và phương pháp luận phân tíchbộ phận cụ thể, nghiên cứulý luận và nghiên cứu thực tế, thực nghiệm, nghiên cứu đinh tính với nghiên cứu định lượng, nghiên cứu nhân cách với nghiên cứu môi trường lịch sử, trongđó con người họatđộng và sáng tạo với những nhu cầu, lợi ích, giá trị cụ thể…mới mang lại kết quả.
Nghiên cứu đặc tính và tiềm năng của con người và các tộc người cả về tư duy, trí tuệ và khí phách trong truyền thống và hiện đại với sự chuyển biến của thời đại trên đất nước ta như thế vẫn là hướng nghiên cứu vừa trước mắt, vừa lâu dài, nhưng không thể theo lối mòn và chậm chân được nữa!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường