Thư gửi robot Citizen: Sống trong tín ngưỡng

08:38 CH @ Thứ Ba - 13 Tháng Tư, 2021

Sophia thân mến!

Có một câu ca dao mà người Việt Nam chúng tôi dù đang sinh sống ở đâu cũng đều ghi nhớ, đó là: “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng Ba”.


Vâng, ngày 10/3 Âm lịch đối với người Việt Nam là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Hẳn Sophia cũng đã từng nghe nói về Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, một di sản đã được UNESCO công nhận từ năm 2012, vì có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu. Không những thế, di sản ấy còn khích lệ nhận thức của cộng đồng nhiều quốc gia trên thế giới về lòng biết ơn tổ tiên, về thái độ tôn trọng sự đa dạng văn hóa.


Tôi cũng vừa có dịp trở lại Đền Hùng sau mấy chục năm, và thực sự xúc động trước một không gian văn hóa tâm linh có quy mô rộng lớn, trang nghiêm, thấm đẫm truyền thống lịch sử ngàn đời. Đền Hùng chính là trung tâm thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất và lâu đời nhất.

Đông đảo người dân về Đền Hùng. Ảnh: Internet

Thật xúc động khi đứng trước phiến đá đặt tại Đền Hùng có khắc dòng chữ nhắc nhở mọi người: “Con người có tổ có tông/ Như cây có cội như sông có nguồn”.


“Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” của Việt Nam cũng được các nhà nghiên cứu thế giới đánh giá rất cao về mặt “thực hành tốt nhất trong đời sống” thể hiện qua việc được thực hành một cách nhuần nhuyễn, trang trọng và bền vững trong cộng đồng người dân Việt Nam, nhất là tỉnh Phú Thọ.


Khi Giỗ tổ Hùng Vương trở thành dịp nghỉ lễ chính thức, thì việc thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ngày càng lan tỏa sâu rộng vào nếp nghĩ, nếp sống của các tầng lớp nhân dân trong thời hiện đại. Ai ai cũng mong muốn có dịp về dự lễ hội Đền Hùng.Theo số liệu thống kê của tỉnh Phú Thọ trên địa bàn cả nước hiện có khoảng gần 1.500 nơi thờ Hùng Vương, vợ con và các tướng lĩnh của các Vua Hùng. Thế nên, trong những ngày Giỗ tổ, bà con cũng có thể đến các điểm thờ gần nhất có liên quan để thắp nén tâm hương dâng lên tiên tổ.


Câu hỏi đặt ra là muôn dân trăm họ trên các vùng miền, đặc biệt là kiều bào xa Tổ quốc nếu không có điều kiện hành hương về Đền Hùng thì nên thực hành tín ngưỡng này ra sao?


Hẳn Sophia đã biết, Tín ngưỡng thờ Hùng Vương nằm trong văn hóa tín ngưỡng thờ tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Vì thế, theo suy nghĩ của tôi, nếu không có điều kiện hành hương về đền Hùng hay các điểm thờ liên quan đến Hùng vương, thì trong những ngày này, mỗi dân Việt Nam có thể về quê, thắp nén nhang dâng lên ông bà, cụ kỵ trong họ tộc nội ngoại. Ta cũng có thể về ăn bữa cơm sum họp với cha mẹ (nếu cha mẹ hãy còn). Ta cũng có thể đến thăm anh chị em, cô dì chú bác, họ hàng ở bên cạnh. Cố kết anh em, con cháu trong gia đình, dòng họ cũng chính là giữ gìn cái truyền thống mà tổ tiên để lại.

Nhiều người Việt Nam ở nước ngoài thường xác định "con cháu ở đâu thì tổ tiên, ông bà ở đó" nên họ vẫn thờ cúng Vua Hùng. Có người khi về thăm cố hương, còn lặn lội lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh xin một nắm đất thiêng liêng nơi Đất Tổ để đặt lên bàn thờ nơi đất khách, quê người.Vào dịp này, người Việt xa quê khi dành thời gian thăm hỏi lẫn nhau, giao lưu đoàn kết trong cộng đồng, đề cao nghĩa đồng bào, phát huy truyền thống con Rồng, cháu Tiên, thì đó cũng chính là đang thực hành tín ngưỡng thờ Quốc tổ nơi muôn dặm xa xôi.


Chắc Sophia không phản đối nếu tôi nghĩ rằng, dù có sống ở đâu, nếu chúng ta có lòng hướng về Quốc tổ hoặc quan tâm đến gia đình, dòng họ, đồng bào thì cũng chính là đang thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương một cách sống động và đẹp đẽ.


Tạm biệt Sophia. Hẹn gặp lại thư sau!

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ngày Quốc giỗ

    24/04/2018Thanh Thảo“Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”. Xin nói, không phải đất nước nào cũng có một ngày giỗ Tổ như vậy! Người Việt mình theo một cái đạo rất đẹp: đạo thờ cúng ông bà. Và trên cả ông bà, là thờ cúng tổ tiên. Đi đến tận ngọn nguồn, chính là ngày Quốc giỗ...
  • Đi lễ - Tín ngưỡng người Việt

    03/02/2020Đặng Vân PhúcĐầu năm, mọi người đi lễ cầu may, người ta đi lễ Chùa cầu Phật, lễ Đền cầu Thánh, Mẫu, bà Chúa, Thần, thành hoàng thổ địa, anh hùng dân tộc, Đức mẹ, Chúa, v.v. Tín ngưỡng như một nơi giúp hóa giải và giúp người ta tĩnh tâm, gửi gắm, ước nguyện...
  • Lòng Tin, Niềm Tin , Đức Tin

    01/04/2019Nguyễn Tất ThịnhNhân có nhiều lý giải về Tín Ngưỡng từ vụ việc 'Chùa Ba Vàng' và tương tự nhiều vô kể... tôi viết bài này...
  • Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan

    28/03/2019Lưu PhongVừa là một chiến sĩ cách mạng với nhiều hoạt động thực tế, Phan Bội Châu còn là một nhà tư tưởng dân chủ lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc để đời. Trong bài báo nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới một số trích đoạn di thảo (chữ Hán viết tay) của Phan Bội Châu viết về những cái hại của thói mê tín dị đoan....
  • Mê tín, chánh tín

    27/03/2019Hòa thượng Thích Thanh TừMê tín và chánh tín là hai con đường tối sáng khác nhau. Nếu đi bên tối là không thấy bên sáng, nếu đi bên sáng thì không kẹt trong tối. Đạo Phật chủ trương chánh tín, không bao giờ chấp nhận mê tín...
  • Nhà tù tín ngưỡng

    25/03/2019Phạm Tường VânTrong khi Đức Phật đưa cho chúng ta một phương tiện tối hậu để thoát khỏi nỗi sợ hãi và trở nên tuyệt đối tự do: đó là Trí tuệ. Thì bằng việc dốc hầu bao mua sự bảo kê từ thế giới vô hình, chúng ta đang chung tay xây những "nhà tù" như thế từ bắc chí nam, nuôi béo những nhóm lợi ích tâm linh và để mặc chúng tiếp tục làm hại con em chúng ta...
  • Đạo Công giáo với vấn đề mê tín và tệ nạn xã hội

    25/03/2019TS. Phạm Huy ThôngNgày nay nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không phải tôn giáo là đồng nhất với mê tín, lạc hậu mặc dù chúng đều tồn tại trên cơ sở niềm tin...
  • Niềm tin

    12/09/2018Nguyễn Ngọc BíchNiềm tin có thể chia ra làm hai lĩnh vực. Một là tin vào mình và có ba dạng: tin vào chính mình hay tự tin, tin vào một cái ngoài mình và tin vào một đấng thần linh. Hai là tin vào người, làm cho người tin mình, và mình tin người. Trong cuộc sống hàng ngày, hai lĩnh vực của niềm tin kia pha lẫn với nhau và khó phân biệt, nhưng chúng có các tác động khác nhau...
  • Hiện thực ba điều của tín ngưỡng

    20/02/2018Nguyễn Tất ThịnhSau Tết Âm Lịch, chúng ta bắt đầu một thời gian phản tỉnh để hành trình bằng Tín Ngưỡng, trong đó : niềm tin, lòng tin, đức tin... ai cũng có ít nhiều và khác nhau, thuộc về phạm trù tự do cá nhân cần được tôn trọng!
  • Muốn hưởng thụ được văn hóa thì phải có giáo dục

    20/02/2018Hoàng Thu Phố (thực hiện)Về các vấn đề của lễ hội, của tín ngưỡng đang diễn ra với người Việt những ngày tháng này bằng cái nhìn cặn kẽ và thấu đáo của một nhà nghiên cứu tôn giáo...
  • Nguồn cội của giống nòi

    23/09/2017Hà VănLịch sử
    dân tộc ta có một “định mệnh” khắc nghiệt: Qua hình ảnh của Thánh Gióng
    phải đánh giặc khi mới lên ba, đủ để hiểu cuộc đấu tranh vì lẽ sinh tồn
    của giống nòi, vì lẽ trường tồn của tổ quốc gian khổ và vất vả đến thế
    nào! Ngay cả bây giờ, dù cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã
    35 năm, nhưng hiểm nguy vẫn đang rình rập, kẻ thù nhiều loại, đủ dạng
    vẫn đang lăm le rình rập để làm suy yếu, gây mất ổn định sự phát triển
    của đất nước ngày nay.
  • Đối thoại giữa Tôn Giáo và Tín Ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi đã đi trong đời sống để trải qua những Tín Ngưỡng. Tôi cũng từng đọc và nghiên cứu nhiều quan điểm của các nhà khoa học, chính khách và các nhà tu hành chính quả để hiểu thêm sâu hơn về Tôn Giáo!
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Ngẫm về Tín ngưỡng người Việt

    23/02/2016Nguyễn Tất ThịnhKhu tôi ở có cả nhà giàu và nhà bình thường. Tôi là người có tín ngưỡng nhưng quan niệm Phật tại tâm, nên cũng ít đi chùa chiền miếu mạo...
  • Phong tục cúng giỗ của người Hà Nội xưa

    21/01/2014Nguyễn Kim HoạtNgười Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên. Vào ngày Tết và ngày qua đời của người thân trong gia đình (ngày âm lịch), con cháu đều cố gắng sắm sửa những món ngon vật lạ để dâng cúng những người đã khuất. Đó là phong tục cúng Tết và cúng giỗ.
  • Tín ngưỡng dân gian và thái độ của cộng đồng

    28/09/2013Hoàng ĐiệpNhững ngày qua, các hình ảnh trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được cập nhật trên mạng khiến nhiều người tiếp tục phản đối. Thậm chí, cộng đồng
    mạng còn lập hẳn một địa chỉ Facebook kêu gọi nghiêm cấm lễ hội chém lợn
    tế thần...
  • Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

    21/09/2013Trần Đăng SinhThờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.
  • Giữ gìn góc tâm linh Việt

    24/08/2013Nguyễn Hữu TháiTôi nhận thấy người mình vào những ngày giỗ, Tết, dẫu ở nơi đâu cũng cố gắng quay tìm về cái góc tâm linh của mình. Đó có thể là ngôi nhà cũ với bàn thờ tổ tiên, nơi nhà thờ tộc họ, ngôi đình, nếp chùa quen thuộc, hoặc một đền đài tưởng niệm vào thời đại mới...
  • Tổ quốc và "Giai điệu tổ quốc"

    02/09/2010Nguyễn Đăng TấnAi cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác nhau đều thể hiện tình yêu đó đó bằng cách riêng của mình.Đối với nghệ thuật, đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình...
  • xem toàn bộ