Ngẫm về Tín ngưỡng người Việt

01:43 CH @ Thứ Ba - 23 Tháng Hai, 2016

Tín ngưỡng thực dụng

Khu tôi ở có cả nhà giàu và nhà bình thường. Tôi là người có tín ngưỡng nhưng quan niệm Phật tại tâm, nên cũng ít đi chùa chiền miếu mạo. Vợ tôi bảo: - Mấy nhà nghèo như mình thường hay thắp hương tại gia ngày rằm, đầu tháng chứ như nhà anh chị Y kia giàu có luôn luôn đến cầu tạ ờ các chùa chiền, nhiều khi xa lắm, tận bên Trung Quốc nữa cơ đấy.

Một lần gần Tết, cũng nhân chút việc phải nhờ, vợ chồng tôi sang thăm anh chị. Câu chuyện hồi kết xoay sang cúng bái, lễ tết. Chị Y nói: - Từ đầu năm đến giờ tôi đi có hơn chục đền chùa cầu khấn nên gia đình mới được như thế này cô chú ạ. Chả bù năm trước tôi đi cũng nhiều mà chả thấy ăn thua gì. Tôi chả tin gì mẫy cái nơi lem nhem, những người bình dân hay đồn đại ấy. Thánh Thần thì tôi nghĩ cũng có đai có đẳng, phân cấp ủy quyền như Chính phủ thôi cô chú ạ, có phải chỗ nào mình cũng đáng đến đâu, đến cũng được việc đâu. Chồng chị ngả người trên ghế xôpha da nhả khói lên trần chậm rãi: Bà thì cầu Thánh Thần, bất quá mấy mâm lễ còm, đồ giả với mớ tiền giấy, còn tôi phải phụng dưỡng Quí nhân, người thật việc thật, toàn bằng đồ thật cả đấy bà ạ, chẳng thể xem thường được. Thế mà đã bằng ai đâu.

Vợ tôi cười vui kể: Đầu ngõ nhà mình, đêm đến nhà nhà ra đổ rác trộm đến là ô uế, vận động mãi không nghe, tự bỏ tiền dọn đi thì tuần sau lại lù lù đống mới. Thế là em thuê mấy thanh niên chợ người đêm xuống xây vội cái am nhỏ, để cái bàn thờ, rồi em xì sụp khấn bái vài tối… Từ đó trở đi hai bác thấy đấy chả ai đổ rác ra đó nữa. Tất cả chúng tôi cùng cười…- Ô thế mà tôi cứ tưởng… Chi Y thốt lên rồi ngừng bặt. Vừa hay cô bé giúp việc cho anh chị bước vào lễ phép nói : - Thưa bà con vừa đi chợ mua đồ lễ về để thắp hương, còn lẻ mấy ngàn, thấy một cụ ăn xin tàn tật ngoài chợ, thấy thương quá con biếu cụ ấy rồi ạ.

Chị Y quắc mắt lên gắt: - Gớm nhỉ, lấy tiền của tôi bố thí cho người. Ai mà tin được ma ăn cỗ.

- Thưa bà, xin bà trừ vào lương của con ạ - Cô bé nhỏ nhẹ.

- Không phải dạy tôi, mày còn như thế còn bị trừ nhiều con ạ.

Vợ chồng tôi chào ra về và tôi cứ băn khoăn về những món đồ cũng lễ của người đời trong những đền chùa quanh năm nghi ngút khói hương. Những làn khói, hương rất thiêng, bay lên như dấu hỏi, rồi tan biến hư vô, còn sự đời đang lắng cặn, quanh đây, đắng ngắt.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lễ hội du nhập cần lựa chọn

    31/10/2019Hải QuỳnhTrong những năm đổi mới, với chính sách đối ngoại rộng mở, với sự phát triển kinh tế - văn hóa trong tiến trình hội nhập, lễ hội của các nước trên thế giới càng trở nên quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt Nam, nhất là đối với tuổi trẻ.
  • Tâm linh và Mê tín

    15/06/2020Đỗ Kiên CườngBài “Đất thiêng một giải nghiệm” trên Văn nghệ số 32, ngày 11-8-2007, khá điển hình cho một trào lưu mới tại nước ta hiện nay. Đó là sự lên ngôi của “khoa học tâm linh” hay các hoạt động mang tính tâm linh khác, tuy khái niệm tâm linh chưa bao giờ được làm rõ hay đạt sự đồng thuận. Đây là vấn đề quan trọng mà nếu không giải quyết, có thể gây nhiều hiểu lầm...
  • Lễ hội và sự lên ngôi của thói vụ lợi

    03/02/2020Vương Trí NhànKhông gì xa lạ với văn hóa bằng tinh thần thực dụng. Song đáng tiếc là tinh thần thực dụng ấy lại đang có mặt và chi phối cách tổ chức của một số lễ hội và trong chừng mực nào đó, làm hỏng các lễ hội thiêng liêng ấy...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông

    03/09/2015Vương Trí NhànMặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Tình trạng dung tục ở các Lễ Hội

    02/03/2015Vương Trí NhànDưới đây là một đoạn ông nhận xét về không khí xô bồ, nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn...
  • Từ chữ tín đến lòng tin

    13/11/2009Trần Trọng ThứcNếu giữ chữ tín là phẩm chất cao quý trong đời sống kinh doanh thì sự bội tín không chỉ làm tha hóa bản thân mà còn gây tác hại cho nhiều người. Thực tế xã hội không thiếu những vụ việc xem thường chữ tín dẫn đến hậu quả vô cùng to lớn.
  • Niềm tin và sự ngờ vực

    07/05/2009Nguyễn VinhBộ phim Doubt với dàn diễn viên đầy tài năng đã "truyền thông" được một diễn tiến tâm lý nhiều dao động của con người trên sợi dây quan hệ giữa sự nghi ngờ và niềm tin trong cuộc sống. Nhưng nó không phải là bài thuyết giảng minh hoạ một thứ triết lý cao cả bằng cách đưa ra một kết thúc có hậu…
  • Về việc bẻ hoa lễ hội Tết Dương lịch

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhĐiều này đã từng diễn ra ở Lễ hội Hoa anh đào tháng 4 Hà Nội cùng năm. Những người có văn hóa như bị nghẹn lại, bàng hoàng mà chỉ có thể tức giận run lên trong ý nghĩ:
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Nối lễ hội vào... trụy lạc

    16/04/2006Vương Trí NhànCác cơ quan điều tra vừa phát hiện ra những đường dây đánh bạc khổng lồ, giám đốc nọ quan chức kia đánh bạc hàng triệu đô la. Nhưng có một sự thực tôi nghĩ còn tàn nhẫn hơn, đó là hành động đỏ đen muôn vàn kiểu đang trở nên phổ biến đến mức đáng sợ...
  • Tử vi: Khoa học hay mê tín

    11/11/2005Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
  • Tín điều của một con người

    06/09/2005Ernest HemingwayTôi cảm thấy ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay tôi đã biết số phận về sau của tôi sẽ thế nào. Tôi không bao giờ có mảy may nghi ngờ việc tôi là người đi tiên phong của thời đại mới và tôi hiểu rằng, sau đây mỗi bước đi của tôi sẽ được chăm chút theo dõi, vì vậy tôi quyết định để lại cho hậu thế bản quyết toán chân thực về tất cả các hành vi và suy nghĩ của tôi...
  • xem toàn bộ