Tín ngưỡng hướng về con người
Trong đạo Phật, Thích Ca Mâu Ni là ông tổ của đạo Phật, còn gọi là Đức Phật. Trong đạo Thiên Chúa, chúa Giê su (Jésus Christ) là vị thánh, các tín đồ gọi Ngài là "Đức chúa". Sự ra đời của hai vị này (cũng là sự ra đời của hai đạo này), rất khác nhau, mỗi vị, mỗi tôn giáo mỗi cảnh. Ra đời sau đạo Phật vài thế kỷ, đạo Thiên Chúa có nguồn gốc sâu xa từ một thực tế bi đát nhất của dân tộc Do Thái. Vào khoảng năm 585 đến 538 trước Công nguyên, những người dân Do Thái phải sống trong đất nước chiến tranh loạn lạc, tan nát, lưu đày bởi sự xâm chiếm thống trị của đế quốc La Mã. Vì không còn đất sống trong trần gian trong lúc tuyệt vọng, bi đát, đen tối nhất, những người dân Do Thái chỉ còn biết hướng lên trời cao mơ ước vào một quê hương yên bình của họ ở trên đó và cho rằng trên trời cao mới là Thiên quốc của họ. Đó là một mơ ước, một khát vọng, một niềm tin để họ sống trong những thời khắc bi ai nhất.
Như chúng ta đã biết cách đây hơn 2.500 năm, Thái tổ Đạt Ma (còn gọi là Tất Đạt Đa) sống trong cảnh vương giả nhưng lại rất trầm tư, đầy lòng trắc ẩn và đã bỏ cuộc sống đó để trở thành một Cơ Đàm đạo sĩ, đi khắp các nẻo đường để theo học thầy nọ, sư kia, rồi trải nghiệp), tu luyện trong rừng sâu núi thẳm rất nhiều năm mà vẫn không tìm ra được chân lý để sống. Rồi một lần Ngài quyết định ngồi suy nghĩ những điều trăn trở dưới một gốc cây bồ đề không ngưng nghỉ suốt ngày này qua ngày khác. Thế rồi đến ngày thứ 49 khi vầng sao ai vừa ló sáng trên bầu trời, Ngài nhận ra đã thu nhận được đạo bồ đề và Ngài "giác ngộ" tìm được ra chân lý, tìm ra đạo Đời để sống. Đạo Phật mà Ngài tìm ra là một triết lý sống thoát khỏi bể khổđể tới được cõi Niết Bàn.
Trong đạo Phật, ngôi vị cao nhất là Đức Phật (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni). Trong đạo Thiên Chúa ngôi vị cao nhất là Thượng Đế (Dieu, Goá), còn gọi là " Đấng Sáng tạo" (Le Créateur, The Créator) hoặc "Đấng Toàn năng" (Dieu tout puissant, the Almyghty). Vấn đề sự hiện diện, sự tồn tại của hai ngôi vị này là như thế nào cũng là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Sự hiện hữu tồn tại của Đức Phật thì giản đơn hơn; vì theo truyền thuyết của Kinh Phật thì Ngài là "người trần, mắt thịt", sống ở thế gian (có lý lịch rõ ràng). Nhưng sự hiện hữu, tồn tại của Thượng Đế phải được chứng minh là có thật, sẽ khó khăn hơn, vì Ngài ở tít tận mãi trên cao. Biết hình hài của Ngài thì mỗi tín đồ Thiên Chúa giáo lại hình dung ra Ngài theo cách chiêm nghiệm của mình. Đối với các triết gia là tín đồ của đạo Thiên Chúa, họ tin là Thượng Đế hiện hữu bằng những chứng minh theo những luận lý, giản đơn vì họ là những nhà khoa học. Và trong quá khứ, các nhà triết học được gọi là các triết gia lớn của các thời đại, ngoài những học thuyết mà họ nêu ra, thì việc bàn đến Thượng Đế là vấn đề then chốt không thể bỏ qua.
Chẳng hạn như Aristote, S.Thomas d' Aquin, Locke... dựa vào vũ trụ luận để chứng minh là Thượng Đế hiện hữu. Các nhà triết học này lập luận rằng: mọi việc phải bắt đầu từ một nguyên nhân đầu tiên (La Cause premier, first cause - Đệ nhất nguyên nhân), R.Descartes chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế bằng thuyết vật lý kinh viện: Vũ trụ, thiên nhiên hoạt động theo những chu trình, quy luật. Phải có người đặt ra những quy luật như vậy. Đó chính là Thượng Đế. E.Kant lấy kinh nghiệm đạo đức của con người đế chứng minh là Thượng Đế hiện hữu. Từ khi xuất hiện, loài người sống trong đời sống luôn luôn tuân theo những quy luật của đạo đức: biết thương yêu, biết căm giận, luôn muốn làm điều thiện, chống lại điều ác... Ai là người đưa ra những mệnh lệnh về đạo đức (moral commander) như vậy? Chính là Thượng Đế. Có thể kể ra khá nhiều cách giải thích về sự hiện hữu của Thượng Đế của các nhà triết học trong lịch sử triết học phương Tây, nhưng tựu trung họ chứng minh điều này chủ yếu dựa trên cơ sở của Bản thể luận (Ontologie), Vũ trụ luận (Cosmologie) và Mục đích luận (Téléologie). Vào cuối thế kỷ XIX triết gia Đức F.Nietzsche tuyên bố: "Thượng Đế đã chết!". (Trong tác phẩm "La Gai Savoir") để muốn tôn xưng sức mạnh của con người (thuyết Siêu nhân). Thượng đế đã chết thì con người có quyền làm tất cả. Phải hiểu rằng Nietzsche nói "Thượng Đế đã chết!", không phải là không có Thượng Đế, mà đã từng có. Thượng Đế, nhưng Thượng Đế đã chết, sức mạnh con người sẽ thay thế Ngài. Jesartre khi bàn về Thượng Đế, ông nói rằng: Thượng Đế chỉ là một ảo giác của loài người. Khi con người sống trong xã hội thấy không thể nào yên thân được trong những điều kiện khốn khổ, đắng cay, ngột ngạt, o bế, thì người ta mơ tưởng đến một đấng "Toàn năng để giúp đỡ họ". Đấy là chuyện của các nhà khoa học, của các triết gia, còn đối với các tín đồ, họ mặc nhiên cho rằng Thượng Đế tồn tại, Thượng Đế hiện hữu, họ không chứng minh điều ấy theo kiểu giải thích bằng luận lý, mà giải thích điều đó bằng tình cảm thiêng liêng, bằng những đức tin thành kính của mình. Trong Đạo thiên chúa " Cứu rỗi" tâm của đạo này. Cứu rỗi là một hồng ân của Chúa. Con người không được Chúa cứu rỗi sẽ sống với đầy những nỗi bi đát khổ đau Theo Kinh Thánh: A dam và E va thay vì ăn trái táo trên cây Nhân Sinh lại ăn trái táo trên cây Cấm, ăn xong hai người thấy xấu hổ vì nhận ra sự trần truồng của họ, và họ vội hái những cành nho để che lấp những thân hình lõa thể của mình rồi chạy trốn khỏi vườn Địa Đàng. Và họ chịu lời phán xét, kết án của Chúa là đã mắc "Tội Tổ tông" (Fathes'lsins) Có thể hiểu trái Cấm là biểu tượng của sự hiểu biết: Mắc Tội Tổ tông là loài người đã biết được những khoái lạc, những ham muốn, những dục vọng, những mơ ước, những khát khao... trong cuộc đời. Có ham muốn được gọi là tốt, có ham muốn được gọi là xấu (ham muốn xác thịt, ham muốn chiếm hữu, ham muốn hưởng thụ, ham muốn quyền lực...) và ở đời ham muốn cái được gọi là xấu bao giờ cũng thường hấp dẫn, cũng lôi cuốn con người với nhiều ma lực.
Và nếu không biết "sám hối" không xin "rửa tội" để được Chúa "Cứu rỗi" thì khi chết sẽ không được lên Thiên Đàng mà sẽ bị đẩy xuống địa ngục (Le Enfer) sống với những tội đồ, quỷ dữ. Chúng ta thấy trong lịch sử hội họa phương Tây ở thời cổ điển và nhất là thời Phục hưng khá nhiều họa sĩ nổi tiếng vẽ cho nhà thờ, cho giáo đường những bức tranh về chủ đề những người đàn ông, đàn bà, con trẻ lõa thể sống quây quần với nhau cùng Chúa và các tông đồ. Đó là thờ kỳ con người sống còn rất thanh thản, trong trẻo, thánh thiện - sống theo lẽ tự nhiên, theo sự sắp đặt của Chúa, chưa nếm mùi trái cấm và chưa mắc "Tội Tổ tông". Tức là chưa mắc tội hiểu biết, ham muốn đủ điều.
Ở đạo Phật không có vấn đề "Tội Tổ tông", nhưng đạo Phật lý giải trong cuộc đời con người luôn luôn bị lôi cuốn vào những điều tham - sân - si. Đó là những bản năng xấu của con người (cũng có thể gọi là một tội lỗi truyền kiếp) nếu không tu luyện gian nan theo những điều Đức Phật dạy bảo cũng sẽ bị trừng phạt bởi thuyết "Luân hồi", "nhân quả", "quả báo" của đạo Phật. Tức là "Gieo gió gặt bão" anh làm những điều xấu, điều ác thì lại nhận về mình những điều ấy ở đời, và sẽ bị dư luận, bị xã hội nguyền rủa, lên án, đấy cũng là một "địa ngục" nhưng không phải ở dưới Âm vương mà ngay trên trần gian, giữa xã hội....
Nếu xét theo hai hệ quy chiếu hướng nội, và hướng ngoại thì đạo Phật là đạo hướng nội, đạo Thiên Chúa là đạo hướng ngoại: Đạo Phật lấy Tâm làm gốc "nhất thiết duy tâm đạo". (Nghĩa là tất cả đều do cái Tâm). Tâm là nơi chứa chấp mọi điều tốt xấu, rộng hẹp, sáng tối...). Nhưng dù lấy theo đạo Phật quan trọng hơn hết là mỗi con người luôn có "Phật tính" ở trong mình. Nên đối với đạo Phật tu Tâm là vấn đề cốt tử. Đời có nhiều nỗi ham muốn tham, sân, si làm tâm luôn vong động, chao đảo khó lường, chỉ khi nào Tâm yên tĩnh lắng trong mới nhìn được mọi sự, mọi vật rõ ràng minh bạch, tìm thấy "phật tính" Tâm phật, "Phật tính" ở lòng ta giống như vầng trăng sáng in dưới đáy hở sâu, mặt hồ đầy sóng , gợn sóng thì không thể nhìn thấy được và chỉ nhìn thấy vầng trăng trong trẻo ấy khi mặt hồ yên ả phẳng lặng. Đạo Phật là đạo thực nghiệm, thực hành chân lý chứ không phải chỉ tụng kinh, gõ mõ học thuộc lòng với những bài kinh kệ, " Dùng sự để hiểu cái lý" (tức là thực hành tìm ra chân lý, để dẫn tới sự "Giác ngộ). Giác ngộ" trong đạo Phật hiểu như một trạng thái thăng hoa của tâm thức khi đạt đến trí tuệ tột cùng, đạt đến độ "toàn giác". Chỉ tu luyện đạt đến mức độ "Giác ngộ" mới có thể được giải thoát để "lên" sống ở cõi " Niết Bàn" (cái thoát là khi con người trút bỏ được mọi nỗi phiền muộn, lo âu, vương vắn... làm chủ được chính mình để tự tại trong đời sống). Gọi đạo Thiên Chúa là đạo hướng ngoại, vì các tín đồ luôn luôn hướng lên trời cao để mong gặp Chúa, đối thoại với Chúa, cầu nguyện nơi Thượng Để để mong được cứu rỗi. Nhưng xét cho cùng đạo Thiên Chúa - hướng ngoại để rồi lấy thêm tinh thần, nghị lực sức mạnh cho những công việc dưới trần gian của mình. Tức là cũng chỉ để hướng nội, hướng vào đời sống con người. Trên thế giới này, tất cả mọi đạo giáo, mọi tôn giáo dù có thờ các đấng, các vị thánh, các vị chúa các vị thần... ở dưới trần gian hay trên trời cao, ngoài vũ trụ, thì cũng đều hướng vào con người, vì con người, cho con người.
Cõi " Niết Bàn", cõi "Thiên đường" chính là những niềm tin, những đức tin, những mơ ước của con người sống trên trần thế. Nhiều người tuy coi mình là theo chủ nghĩa vô thần nhưng vẫn mơ ước về một"'công xã lý tưởng" và đây cũng có thể coi như một 'Thiên Đường"; ở thiên đường ấy mọi người sống . trong hòa bình, tự do, bình đẳng, thịnh vượng, tràn đầy hạnh phúc. Một cuộc sống ở một trình độ cao: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu". Đó là những niềm tin, những ước mơ.
Con người trong đời sống có cần đến những niềm tin, những đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp thế kỷ thứ XVII một triết gia có thể hội tụ được cá hai nền triết lý Đông - Tây khi cho rằng: Con người muốn hiểu biết thế giới không chỉ dựa vào những nhận thức duy lý mà còn phải dựa vào những luận thức duy cảm. Ông nói: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức Phương"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn