Nguồn cội của giống nòi

06:39 SA @ Thứ Bảy - 23 Tháng Chín, 2017

Trong kho tàng Tục ngữ, cadao, dân ca Việt Namvô giá, một trong những câu hay nhất, làm xúc động và ấm áp lòng người nhất, có đủ “hình hài” của Trái tim và Trí tuệ nhất là câu: Dù ai đi ngược, về xuôi/ Nhớ Ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba...

Không ai có thể khẳng định câu ca dao đó ra đời vào lúc nào mà chỉ có thể đoan chắc nó có từ rất lâu rồi. Có lẽ, không có một dân tộc nào nhắc nhở cháu con về cội nguồn ý vị và tha thiết như dân tộc Việt Nam! Đọc câu ca dao ấy trong sự trầm tư thật sâu lắng, ta như thấy rõ hình ảnh về một dân tộc được thống nhất, cộng hưởng từ 54 dân tộc anh em. Ta còn thấy rõ cái phận kiếp “lên rừng, xuống biển” được bắt đầu từ thuở Mẹ Âu Cơ vẫn cứ tiếp nối, liên tục trong dòng chảy lịch sử bất tận. Ta còn hình dung thấy được rằng có thể có lúc, có nơi chưa có được sự hoàn toàn thống nhất (đi ngược, về xuôi); thậm chí sự ly, hợp là điều khó tránh khỏi của mọi dân tộc trong từng hoàn cảnh nhất định thì, dân tộc Việt Nam vẫn đồng thuận về lý trí, đồng cảm từ trái timđể luôn hướng tới cội nguồn duy nhất, cái gốc trường tồn, cái nền của lẽ phải, cái sức mạnh tinh thần bất tử được xây dựng từ thuở Các Vua Hùng.
Cũng trong cái chiều của nghĩ suy như thế, quý vị và bạn đọc có đồng ý với tác giả bài này rằng một trong những bức ảnh đẹp nhất về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là bức ảnh Bác Hồ ngồi nghỉ ở Đền Hùng và nói với các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng Nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ Nước”? Ai đã từng nhiều lần ngắm bức ảnh được chụp ngày 19.9.1954 – khi Bác Hồ cùng Đại đoàn Quân Tiên phong tiến về giải phóng Thủ đô sẽ thấy được cái hào khí ngất trời của sự bình dị của phong cách, sự ung dung tự tại của niềm tin, sự đồng lòng của toàn dân tộc được soi rọi, tỏ chiếu từ vị lãnh tụ kính yêu đến với mọi cán bộ, chiến sĩ (tức toàn thể dân tộc Việt Nam). Chín năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ im đậm trên dáng vẻ, trang phục của những gương mặt xạm đủ mưa nắng, nhọc nhằn cùng màu vải mộc mạc (cả lãnh tụ và bộ đội đều giống nhau) như thể đã tô thêm cái sảng khoái, hào hùng của những nụ cười tự tin, chiến thắng! Hình ảnh đó giống đến một cách kỳ lạ điều mà đôi câu đối đã ghi rõ hai bên cổng Đền các Vua Hùng: Thác thủy khai cơ, tứ cố sơn hà quy bản tịch/ Đăng cao vọng viễn, quần phong la liệt tự nhi tôn. Tạm dịch là: “Mở nước khai nền bốn phía giang sơn quy về một mối. Nhìn từ thật cao, từ thật xa sẽ thấy rõ núi non, phong cảnh điệp trùng hào khí như con cháu sum vầy, tiếp mãi bước tổ tiên”.
Sự trùng hợp đó của lịch sử sau hàng ngàn năm mở nước và dựng nước từ Thời đại Hùng Vương đến Thời đại Hồ Chí Minh định kết cái truyền thống anh dũng quật cường xưa – naychưa bao giờ mai một của dân tộc Việt Nam...

Lịch sử dân tộc ta có một “định mệnh” khắc nghiệt: Qua hình ảnh của Thánh Gióng phải đánh giặc khi mới lên ba, đủ để hiểu cuộc đấu tranh vì lẽ sinh tồn của giống nòi, vì lẽ trường tồn của tổ quốc gian khổ và vất vả đến thế nào! Ngay cả bây giờ, dù cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 35 năm, nhưng hiểm nguy vẫn đang rình rập, kẻ thù nhiều loại, đủ dạng vẫn đang lăm le rình rập để làm suy yếu, gây mất ổn định sự phát triển của đất nước ngày nay. Nguy hiểm hơn, những tham vọng về lãnh thổ, về rừng vàng biển bạc vẫn đòi hỏi chúng ta phải “đi ngược, về xuôi” để tỉnh táo nhưng cương quyết, mềm dẻo nhưng không hề khuất lụy trước mọi mưu toan của mọi thế lực đen tối.

Giỗ Tổ Vua Hùng năm nay được tổ chức trọng thể, long trọng hơn trước; được hàng triệu người nô nức đón chờ là bởi vì ai cũng hiểu đây là thời điểm mà tiếng ngân, lời dặn về tinh thần “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước” đang vang lên khẩn thiết và mạnh mẽ đến mức nào. Phát biểu nhân chuyến thămđảo Bạch Long Vĩ mới đây, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã khẳng định rằng Đảng và nhân dân ta kiên quyết giữ vững, bảo vệ từng tấc đất, tấc biển của non sông tổ quốc mà cha ông đã dày công vun đắp, giữ gìn từ bao đời nay!

Tinh thần đó của Chủ tịch Nước đang ngày càng thấm sâu, thôi thúc trong muôn triệu dòng máu của dân tộc Việt Nam. Dù công cuộc xây dựng đất nước còn có những sai lầm, khiếm khuyết nhưng thành tựu là điều được cả thế giới ghi nhận. Đất nước đang đổi mới từng ngày, từng giờ. Sự tiếp nối vinh quang của thế hệ hôm nay được minh định rõ ràng như ở trên một trong hai câu đối ghi trước cổng Đền Thượng: Cổ cổ kim kim, kiến thử sơn dã thủy dã Tổ thánh Tôn thần chi sáng tạo, ô hi Tiền Vương bất vong –Từ xưa đến nay, núi sông vẫn trường tồn vậy đó, như khắc ghi đủ đầy công lao sáng tạo của Tổ thánh, Tôn thần. Hỡi ôi! Sự nghiệp của Tiền Vương (Vua Hùng) không bao giờ mất!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có nên bao cấp lòng yêu nước?

    06/07/2011Phạm Gia MinhKhông thể có chỗ đứng cho cơ chế bao cấp đối với lĩnh vực thiêng liêng nhất trong trái tim và khối óc mỗi người Việt chúng ta, đó là lòng yêu nước. Bởi lẽ biển cả trí tuệ và lòng dũng cảm của nhân dân bao giờ cũng vô địch, nó có thể đưa cả con tàu vượt ngàn trùng nhưng cũng có thể lật thuyền ngay cả nơi nước cạn...
  • Lòng yêu nước

    20/06/2011TS. Phạm Gia MinhLòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo( người nắm quyền cai trị) và người dân ( kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua , quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh...
  • Đưa yêu sách bằng báo chí, truyền đơn một cách yêu nước

    07/04/2011Bùi Quang MinhMột thế kỷ đã qua, chúng ta nhớ lại cách thức thể hiện lòng yêu nước của Nguyễn Ái Quốc bằng hình thức phát hành rộng rãi các tài liệu như tác phẩm đầu tay “Yêu sách của nhân dân An Nam” bằng tiếng Pháp và bản dịch thành thơ “Việt Nam yêu cầu ca” cùng dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc trong một chế độ thực dân bạo tàn, phản dân chủ...
  • Yêu nước không có nhiệm kỳ

    20/07/2010Phùng NguyênNhiệm kỳ là thời hạn chức vụ được quy định khi bổ nhiệm, nhưng lòng yêu nước vốn không có thời hạn nhiệm kỳ. Vậy mà hai khái niệm tưởng chừng như tách rời này lại liên quan chặt chẽ đến nhau...