Nhà tù tín ngưỡng
"Tam bảo" bao gồm Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo.
"Tăng bảo" ở đây chỉ các vị minh sư, các thiện tri thức, người đã thấu hiểu giáo lý Phật đà và đạt một số chứng ngộ nhất định để có thể dẫn dắt học trò đi đúng đường.
.
Các tu sĩ, nếu chưa chứng ngộ, thì cũng vẫn là một người học trò, cơ hội đạt giác ngộ giữa họ và người bình thường là như nhau. Chỉ có khác là tăng sĩ dành 100% thời gian, còn cư sĩ thì dùng số thời gian còn lại, sau khi hoàn tất các công việc thế gian.
.
.
"Cúng dường", nghĩa gốc là cung dưỡng, tức là cung cấp thực phẩm, tịnh tài, trợ giúp chư tăng có thêm điều kiện làm Phật sự. Việc cúng dường cũng giúp người Phật tử xả bỏ tâm bủn xỉn, tham lam, bám chấp vào vật chất thế gian, biết chia sẻ với người khó khăn, nhờ đó mà phát khởi thêm lòng bi và tâm bình đẳng. Chẳng biết từ khi nào nó bị biến nghĩa thành "cúng" với sắc thái sùng bái, mưu cầu, đổi chác.
.
Tôn trọng chư tăng, tán thán công đức của họ và hết lòng hỗ trợ để họ nhanh chóng đạt Phật quả là điều nên làm. Nhưng sùng bái những người chưa đủ phẩm tính của Tăng bảo là hại mình và hại chính họ, là cùng dìu nhau bước vào ma sự.
.
Dân nào sư đó. Ai đến với Tam bảo bằng động cơ nào thì sẽ nhận được đúng thứ đó. Bạn đến chùa bằng nỗi sợ thế giới vô hình thì bạn sẽ chỉ gặp các vị đầu tròn áo vuông ưa hù doạ, và ngày càng bị trói buộc, thậm chí bị cầm tù trong nhà tù tín ngưỡng.
.
Trong khi Đức Phật đưa cho chúng ta một phương tiện tối hậu để thoát khỏi nỗi sợ hãi và trở nên tuyệt đối tự do: đó là Trí tuệ. Thì bằng việc dốc hầu bao mua sự bảo kê từ thế giới vô hình, chúng ta đang chung tay xây những "nhà tù" như thế từ bắc chí nam, nuôi béo những nhóm lợi ích tâm linh và để mặc chúng tiếp tục làm hại con em chúng ta.
,
Và thế là, thay vì tỉnh thức, khoẻ khoắn, từ ái và an bình chúng ta lại ngày càng trở nên mê mờ, hèn nhát, tàn nhẫn và bất an hơn.
.
Các vị minh sư là có thật, các vị đã đạt được quả vị bồ tát thậm chí cao hơn ngay khi tại thế là có thật. Nhưngnếu còn bị cầm tù, còn bị che mắt bởi nỗi sợ, thì dẫu có gặp họ, chúng ta cũng chẳng thể nhận ra.
.
Mỗi năm, chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội) lại tổ chức các khóa lễ dâng sao giải hạn. Mỗi khóa lễ, luôn có hàng nghìn người đứng kín cả lòng đường Tây Sơn trước cổng chùa bái vọng.
Nguồn:Từ FB
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015