Niềm tin

04:22 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Chín, 2018

Niềm tin có thể chia ra làm hai lĩnh vực. Một là tin vào mình và có ba dạng: tin vào chính mình hay tự tin, tin vào một cái ngoài mình và tin vào một đấng thần linh. Hai là. tin vào người, làm cho người tin mình, và mình tin người. Trong cuộc sống hàng ngày, hai lĩnh vực của niềm tin kia pha lẫn với nhau và khó phân biệt, nhưng chúng có các tác động khác nhau...

Tin vào mình

Tin là một tình cảm, nghĩ rằng một điều gì là đúng với sự thật, dựa vào những lý do vô hình và hữu hình nhất định để làm cơ sở, có khi rõ ràng, có khi không nhằm tìm chỗ dựa hay để yên tâm. Tự tin là biết rằng mình có thể hay không thể làm được một việc nhất định. Để có khả năng này thì không dễ dàng, ngoại trừ đối với các bà mà sẽ đề cập sau. Để biết mình thì phải có kinh nghiệm thành bại trong cuộc sống, hay được chỉ bảo. Mỗi lần trải qua mình đều ngẫm nghĩ lại tại sao thành công, tại sao thất bại. Các sách huấn đức đều dạy rằng trước khi ngủ nên nghĩ lại ngày hôm nay mình đã làm được gì định làm lúc ngủ dậy không và tại sao. Khi hỏi như thế, mình sẽ có sự so sánh việc của mình với việc làm của những người khác, hay qua sách vở. Từ đó sẽ rút ra những kinh nghiệm, rồi biến nó thành triết lý sống đê biết mình nên làm gì. Nếu quá trình để tự tin là như thế thì người say bí tỉ, để vợ dẫn vào nhà, đánh gió, chắc là ít có sự tự tin, dẫu rằng khi sắp "dzô" bao giờ họ cũng tuyên bố dõng dạc rằng "tao đây mà say hả?" rồi để chứng tỏ bèn uống cho đến khi bạn bè giao về cho… vợ. Nói đến vợ là đề cập tới phái đẹp. Phái đẹp có sự tự tin khi họ được xác nhận là… đẹp!

Xin cứ xem các quảng cáo mỹ phẩm hay thời trang hoặc các chương trình tương tự trên tivi, bạn sẽ dược luôn luôn nghe thấy "bạn gái sẽ tự tin hơn khi dùng sản phẩm này, thời trang kia". Tôi có kiểm tra điều này với mấy cô bạn gái thân lẫn đẹp và hỏi rằng họ cảm thấy gì khi dàn ông khen mình đẹp. Ai cũng trả lời "tự tin hơn"? Nói đến đẹp tôi nhớ đến Mai Phương Thúy, khi xem ảnh nàng đội mũ bảo hiểm rồi có chú thích ở dưới đại ý là Mai Phương Thúy vẫn xinh khi đội mũ bảo hiểm. Như thế là bảo mũ bảo hiểm đẹp. Tôi phản đối! Thực sự chính Thúy - vốn đẹp - nên nàng làm cho cái mũ kia thành đẹp, chứ không phải ngược lại. Bây giờ đưa cho Thúy một bộ áo nâu sòng đi - nhưng đừng có cắt tóc của nàng - bảo đảm bộ áo ấy sẽ thành đẹp vì nó lây "sự tự tin" của Thúy!

Trường hợp của Thúy dẫn ta đến tác động của sự tự tin. Nó tạo nên con người suy nghĩ trưởng thành. Giao dịch với người này dễ chịu lắm và an tâm. Họ khác hẳn với người tạo uy tín bằng cách phát danh thiếp thật nhiều, hứa thật nhiều, nhiều quá nên không làm xong cho ai, tức là tạo uy tín bằng cách bán...uy tín. Có lẽ vì thế ngày nay ta nói người có... thương hiệu. Con người được trọng nể vì có uy tín, chứ không phải có thương hiệu, một thứ mua bán được. Phải chăng chúng ta hạ phẩm giá của con người - vốn làm ra sản phẩm - ngang bằng với sản phẩm, có dòng đời (life cycle) và sẽ được bán xon (sale). "Đại hạ giá 80%".

Tin vào một cái gì bên ngoài mình - như tiền đồ đất nước - thì ít nhiều do khả năng đánh giá các sự kiện đang xay ra, rồi diễn dịch, quy nạp để ra kết luận hầu có một thái độ lạc quan hay bi quan. Thái độ này sẽ ảnh hưởng đến cách sống của một người ngày hôm nay. Nếu ngày mai có tương lai, họ sẽ ăn tiêu dành dụm, nếu không họ sẽ ăn uống xả láng để vui ngày nào biết ngày đó. Khi xã hội có quán ăn nhiều quá thì xã hội đó không có ngày mai, vì ăn nhậu thì còn tiền đâu để tiết kiệm rồi dầu tư? Hình ảnh ví von nói là "ăn vào cái đuôi của mình".

Tin vào một đấng thần linh thì đó là một tín ngưỡng. Ở đây, theo gốc tiếng Do Thái cổ, niềm tin có nghĩa là đứng vững. Tôn giáo sở dĩ tồn tại vì nó trả lời cho những câu hỏi mà mỗi người có thể nêu ra: Tôi là ai, từ đâu ra và về đâu? Cuộc sống sẽ là gì sau cái chết? Các tôn giáo đã cho những câu trả lời khác nhau, buộc hay khuyên các tín hữu phải tin để mà đứng vững trong cuộc sống này. Tôn giáo cho người ta sự lạc quan về tương lai để sống bây giờ, do vậy, họ sẽ tránh tệ nạn.

Tin vào người

Tin ở đây là "mình tin người - người tin mình". Sự thể này diễn ra nhờ những việc làm hay sự đối xử mà người ta làm cho nhau theo một tinh thần hợp tác và trung thực dựa trên những chuẩn mực chung được một người chia sẻ. Trên phương triển kinh tế, nó là "vốn xã hội" và được tạo lập cùng chuyển động qua cơ chế của tôn giáo, truyền thống và tập quán. Về mặt kinh tế, có ba tác nhân tạo nên sư hưng thinh của một quốc gia là cá nhân (bao gồm gia đình), các đoàn thể liên kết tự nguyện và nhà nước. Sự biến đổi từ một tổ chức này sang tổ chức khác trong ba cái đó gọi là quá trình xã hội hóa. Trong quá trình ấy, sự tin tưởng giữa con người với nhau đóng một vai trò rất quan trọng. Xin kể một sự kiện gần đây ở ta để chứng minh.

Ở các nước khác, do niềm tin, tiền mặt đã biến thành chi phiếu. Ông A ra lệnh mua hay bán chứng khoán cho Công ty Chứng khoán B ("CTCK"), B ghi sổ, đặt mua hay bán, xong làm kết quả mua bán gửi cho A. Người này trả tiền cho B bằng chi phiếu. B sẽ gửi chi phiếu cho Ngân hàng. A trả bằng chi phiếu vì có số tiền ấy trong Ngân hàng. B tin A, không thắc mắc, không sợ. Đó là tác động của sự tin nhau.

Ở ta chi phiếu không phổ biến. Không có chi phiếu nên từ khi lập thị trường chứng khoán đến nay, người đầu tư phải đích thân đến CTCK nộp tiền để mua và giao chứng khoán để bán. Luật buộc như vậy cho chắc ăn, tức là thiếu niềm tin! Công ty kia phải mất người, mất chỗ, để khách đóng tiền. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thấy Công ty chứng khoán cầm nhiều tiền mặt cũng ngại. Nếu có chi phiếu - một tờ giấy trở thành có giá trị nhờ niềm tin - thì mọi việc đã dễ dàng, ít tốn kém, hay nguy hiểm như thế.

Để giải mối lo, NHNN ra lệnh người đầu tư nộp tiền vào Ngân hàng chứ không vào CTCK nứa. Mất công hơn nhiều khi không có chi phiếu! Nhưng làm sao để CTCK biết người đầu tư đã trả tiền cho Ngân hàng rồi? Đặt mua một nơi, trả tiền chỗ khác, vấn đề đặt ra là kết nối. Có ba phương cách dã được đưa ra. Một là Ngân hàng đặt quầy tại CTCK. Vậy tiền thuê làm sao? An toàn thế nào? Hai là dùng phương pháp bán thủ công, Công ty Chứng khoán sẽ kiểm tra tài khoản của mình ở Ngân hàng định kỳ. Tất nhiên, kiểm xong mới làm theo chỉ thị. Mất thì giờ! Nhà đầu tư bỏ tiền vào Ngân hàng lúc 8h30, 10 giờ Công ty mới kiểm, vậy phải sau đó mới ra lệnh. Bây giờ 10 giờ giá cao, lúc 9 giờ giá thấp, nhà đầu tư mua nữa không? Ba là online, cho CTCK kiêm liên tục. Mất điện thì sao? Rõ ràng thiếu niềm tin với nhau nảy sinh nhiều vấn đề! Tất cả gọi là "chậm tiến".

Kinh tế thị trường hoạt động trên niềm tin, cái này ở chúng ta không cao. Vì thế nền kinh tế thị trường của chúng ta thiếu diều kiện tinh thần để phát triển.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chân thiện mỹ: “Bộ luật tối cao của loài người”

    09/01/2008Trần Văn LýCái quá trình: nhận biết (hiểu), chọn lọc ấy có một số sự vật, sự việc trong thiên nhiên, vũ trụ và trong xã hội: Phù hợp với lợi ích (vật chất, tinh thần), phù hợp với ý thích (quan niệm), phù hợp với khát vọng (ước mơ) của con người thì đó là cái đẹp...
  • Tôn giáo trước ngưỡng cửa khoa học

    02/01/2007Đức PhườngThuyết Sáng thế và Vũ trụ học không đơn thuần chỉ là quá trình tiến hóa sinh học đã đặt ra những thách thức trong quan điểm Thiên chúa giáo truyền thống. Những hiểu biết khoa học về quá trình tiến hóa của vũ trụ đã làm suy giảm đức tin tâm linh của con người...
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Chân lý là gì?

    19/07/2006Thật khó định nghĩa được chân lý là gì. Một vài người bạn của tôi nói rằng chân lý là điều mà hầu hết mọi người cùng nghĩ như nhau. Nhưng điều đó đối với tôi thật vô nghĩa, bởi vì đôi khi đa số lại sai lầm. Thậm chí những gì mà mọi người cùng đồng ý có thể không phải là chân lý...
  • Chân lý là cụ thể

    17/02/2006Tương LaiTa hiểu được những ai đã sai và có thể còn sai .Và chất người trong ta cộng sản thêm chút nữa Trút vỏ thần tượng đi càng lồng lộng con người...”. Những câu này trong tập thơ ra đời từ 1969 đã khiến cho tác giả lao đao một dạo. Thế rồi ba mươi sáu năm sau, tình cờ trong một lần chỉ hai anh em trên đường công tác, tác giả kể với tôi một chuyện xúc động về câu thơ ấy...
  • Chính là cần có niềm tin

    23/11/2005Hồng NgọcHỏi: "Làm thế nào để du học sinh đang ở nước ngoài đăng kí kết hôn được với người trong nước? Trả lời: “Thế có người nhà làm ở phường” hay làm "cao cao bên cửa sổ không?"
  • Tôn giáo có ý nghĩa gì?

    15/07/2005F. Engels trong tác phẩm Chống During đã chỉ ra bản chất của Tôn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo – vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”.
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • xem toàn bộ