Đối thoại giữa Tôn Giáo và Tín Ngưỡng

11:08 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Tám, 2017
.Tôi đã đi trong đời sống để trải qua những Tín Ngưỡng. Tôi cũng từng đọc và nghiên cứu nhiều quan điểm của các nhà khoa học, chính khách và các nhà tu hành chính quả để hiểu thêm sâu hơn về Tôn Giáo!

Sinh hoạt tôn giáo trên thế giới
.
Tín Ngưỡng: Này Tôn Giáo, người dù có tổ chức lớn mạnh, toàn cầu, hàng ti người theo, thì cũng thuộc hàng hậu duệ của bọn ta thôi. Các người còn ra đời sau Nhà nước, bọn ta khi có cộng đồng là đã ngự trị.
Tôn Giáo: Vâng, xin cung kính! Con người ra sau con Khỉ, nhưng biết theo Đạo lý của Trí Tín, và dạy chúng tôi cư xử luôn tôn trọng quý vị. Tuy nhiên chúng tôi là hậu duệ của Đấng tối cao chứ không hề là từ các vị sinh ra như cách nghĩ gán ghép.

Tín Ngưỡng: Ôi giời... bọn chúng ta đã suy tư về Trời Đất sớm nhất, bằng sự suy tôn cao nhất trong thờ cúng toàn tâm, toàn diện nhất với mọi cung bậc cảm xúc kính sợ, và chi phối hết thảy đời sống cộng đồng từ nhỏ đến lớn.... Mãi sau các người mới có nhà Thờ hay Chùa chiền còn gì?!

Tôn Giáo: Vâng, con người suy tư là tồn tại. Nhưng chúng tôi hướng đến Đức Toàn Năng hằng có đời đời bao trùm cả muôn Trời hay Đất mà quý vị nói, đó là Vũ Trụ kỳ diệu mà chỉ có Đức Tin mới mang được sự tôn trọng tuyệt đối của chúng sinh đến với Ngài, bởi thế đón nhận được sự sáng soi của Ngài vào tâm trí đi trong Trần Gian.

Tín Ngưỡng: Ý thức hệ của chúng ta có cùng chung không nhỉ? Vì cùng có Niềm Tin vào sự linh thiêng, kiểu của bọn ta: có thờ có thiêng có kiêng có lành! Chính các người cũng nói: tin đi sẽ thấy đấy ư?

Tôn Giáo: Tôi không nghĩ các vị dựa trên ý thức hệ, chúng tôi là TRÍ TÍN HỆ để chính mình được Huệ Tuệ về ĐẠO ĐỨC: tim thấy quy tắc thuận hợp trong quy luật của Đấng Toàn Năng. Chúng tôi : đi phải có Tín Lành, hằng thấy Đức Toàn Năng, vì thế hàng ngày đón Tin Mừng.
.
Tín Ngưỡng: Thôi thôi... ta thấy các người trong lịch sử cũng đầy cực đoan và tương tàn giữa nội bộ và giữa các anh em xa gần, thậm chí là những cuộc thập tự chinh xưa hay phong trào nổi dậy ngày nay! Máu lửa và chết chóc phi nhân tính. Bọn chúng ta nhân ái hơn.

Tôn Giáo: Thực ra những điều mà quý vị nhận xét có xảy ra như là sự u tối một thời của những thế lực xã hội muốn nhân danh chúng tôi, diễn đạt ý Đấng Toàn Năng theo cách của quyền lực mưu thống trị, mà xa rời bản chất KIẾN TẠO TÂM TRÍ LƯƠNG THIỆN CHO NHÂN LOẠI.

Tín Ngưỡng: Nhân đây cho ta hỏi : liệu có 'Niết Bàn' hay 'Thiên Đàng' chăng? Nhiều người trong bọn ta từ dân đen ít học đến bằng cao chức trọng có thể thường tin vào ' cây Gạo có ma, cây Đa có Thần, hay gọi hồn người đã chết để mong mách bảo cho người còn sống, nên chăm cúng tế , còn đi đền chùa miếu mạo cho thêm linh thiêng, nhưng thực là còn hồ nghi về những điều được gọi là Niết Bàn hay Thiên Đàng, do kiêng xấu nên chẳng nói ra.

Tôn Giáo: ' Niết Bàn' tại Thân Tâm : là trạng thái thánh thoát cao nhất mà con người rũ bỏ được tham sân si trong dục tâm dục vọng dục tính của mình, để thấy 'Cảnh Giới' về vẻ đẹp hoàn hảo của Thân Tâm như tác phẩm của Tạo Hoá. 'Thiên Đàng tại Tâm Trí' là 'Cảnh Giới' của những người chạm đến được Đấng Toàn Năng và đời đời thuộc về Ngài. Khi con người có Đạo sẽ cảm thụ được tinh thần đó lúc sống mà miễn nhiễm với những tội nghiệp, nghiệt chướng có thể gặp phải trên đường đời.
.
.
Tín Ngưỡng: Thực ra bọn ta thờ Tâm Linh, tin rằng sẽ được mách bảo hậu vận nên gọi hồn, hay muốn được phò trợ ví như bôi tiền vào máu Lợn tế tháng Giêng, cần được khuyên tránh rủi vì thế làm gì thường rút quẻ, đốt vàng mã cho người thân qua đời hòng không bị oán trách... Bọn ta làm thế cho cuộc sống đang diễn ra với mình được trôi chảy với bao nhiêu điều ghê gớm không biết trước!

Tôn Giáo: Còn chúng tôi đội Đạo ( tinh thần của Đấng Toàn Năng: nguồn năng thống ngự trong vạn vật , khai mở hoạt hoá từ trong, tiếp nạp ý hướng vĩ đại ) để răn mình, sửa xấu, minh phát Tâm Trí để thấu lẽ Nhân Quả trong từng bước trên đường hành trình sống, sáng ngộ lên Đức của Ngài dạy : kết dụng cac Quy luật , không gây xung đột để bi cản trở, công bình đối với những giá trị mà an hoà.

Tín Ngưỡng: Có tiên đoán gi hay lời khuyên nào cho chúng ta không? Tuy hồ nghi nhiều điều không dễ bỏ, nhưng thâm tâm chúng ta kính trọng các người, nên hôm nay cởi mở thì chúng ta chân thành muốn được hỏi?

Tôn Giáo: Trong quý vị như đã vừa nhận có nhiều người quyền cao chức trọng! Tuy thế nếu chính danh và đích thực chân chính thường tìm đến chúng tôi ! Những người nghèo khó lỗi lầm thường đến chúng tôi để hoàn lương! Tâm Linh như quý vị tôn thờ thì với chúng tôi hiểu rằng : tìm được ngay trong tâm mình phép nhiệm màu từ Đấng Toàn Năng. Bởi thế nên theo Pháp của Ngài : trừ tà để có chỗ đựng Chính, tránh xung để tìm được Hoà , bỏ mê để đến được sáng, rời ác để đắc Thiện, huệ trí để tuệ năng. Còn đoán ư? Hãy rút nghiệm Nhân Quả lành trong ngay hiện tại thì tương lai hanh thông . Chúng tôi nói thêm : tín ngưỡng không có khoa học là mù loà, khoa học không có tôn giáo là què quặt!

Tín Ngưỡng: Người dạy thế khiến đang hiểu ra : tại sao chúng tôi có trước, lại truyền đời thành kính mà rất nhiều người như sa sâu thêm vào bể khổ, nhiều cộng đồng ngàn năm nhưng chưa văn minh tiến bộ được bao nhiêu! Chúng tôi đi theo người được không?

Tôn Giáo: Là con người thì đã có sẵn tín tâm, một cách tự nhiên là hướng tới An Lành, nhưng cần được dẫn dắt bởi Đạo Lý, nghĩa là lý giải được Nhân Quả trong sự trình diễn vạn sự của Đấng Toàn Năng trao tặng chúng ta khả năng sự suy xét tốt xấu trước hết là từ trong mình đến khi cảm ngộ được Ngài mà bừng lên tính toàn năng của bản thân. Nên các quý vị sẽ cùng chúng tôi hằng ngày hiện hữu.
.
Tín Ngưỡng: Trong xã hội rất nhiều người chức vụ học vị cao nhưng ghi trong lý lịch : Tôn Giáo không, nhưng cộng đồng chúng tôi biết đa phần họ đều rất mê tín, đến mức bọn chúng tôi cũng không tệ đến thế. Lại có những nhà sư hành nghề xem đất, bói toán, chọn ngày ...

Tôn Giáo: Không một nhà tu hành chân chính đúng Đạo lại làm điều nhiễu nhương tâm linh như thế , hoặc kí sinh trên việc loạn tâm của thiên hạ! Tâm linh đích thực là hướng Đạo sinh Đức chứ không hề mưu cầu vinh thân phì gia. Cũng bởi những kẻ nhận mình là 'Tôn Giáo không' kí vừa là nhân vừa là quả của nhiễu nhương nhân thế và loạn tâm ! Đấng Toàn Năng 'lập trình' vạn sự nhưng để vạn vật trong tự tìm kiếm cách khôn mà tiến hoá chứ không bao giờ mách trước.

Tín Ngưỡng: Bọn chúng tôi tuy thế luôn mơ hồ, thậm chí nghi ngờ về luật Nhân Quả . Ví như bao nhiêu người vô tội từng bị giết bởi kẻ vô đạo hay có đạo đấy thôi. Nên số người thực là bọn tôi không mấy ác nghiệt như vậy.
Tôn Giáo: Con người nghi ngờ, còn Thượng Đế cười! Nhân Quả có cấp độ, hình thức : diễn ra trong tâm, nhận lấy từ ngoài, gánh ở trên thân, diễn ra trong đời, truyền xuyên qua kiếp. Quỷ có thể đội lốt người dù thuộc nhóm quý vị hay chúng tôi. Quỷ không có niềm tin nên không hiểu Nhân Quả, đằng nào chỗ của chúng cũng là địa ngục, thời gian và không gian vô biên.

Tín Ngưỡng: Con chúng tôi mai đi thi thì có nên đến sờ đầu Rùa đá để thi đậu cao không ? Chúng tôi có nên nhờ xem quẻ bói nữa không ? Có phải rằm tháng Bảy là cô hồn nên đừng thanh toán tiền cho đối tác không?

Tôn Giáo: Chúng tôi không mang những ý nghĩ đó , cũng không ai tự cho phép mình tuỳ tiện phát xét ai ngoài Đấng Toàn Năng thương yêu vô hạn chúng sinh nhưng cũng không để lọt ai trong lưới Trời với sự sai chấp của họ mà thành công quả. Quý vị nên ngẫm những điều tôi thưa ở trên mà hành động! Phải rộng lòng quảng đại và cách nghĩ khoáng đạt mới hiểu được Ý Trời. Hãy cư xử theo cách muốn người cũng thế với mình, hãy theo cách người có thể ủng hộ giá trị mình có.

Tín Ngưỡng: - Cung kính đa tạ và xin vâng!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Tôn Giáo của Chúng ta

    21/05/2017Nguyễn Tất ThịnhTôn giáo là một tập hợp ‘Vũ trụ Quan Thế giới quan Nhân sinh quan ->….’ Của mỗi người, có thể ban đầu là tự phát, nhưng càng ngày càng mang ý thức sâu rộng mà ‘tri thiên mệnh’. Tôi viết từ ‘Chúng ta’ theo nghĩa đó! Những điều viết dưới đây vốn là những giác ngộ, dần tự hình thành trong chính tôi, như nhiều người đã từng mang những giá trị sống như thế…
  • Bạn theo tôn giáo nào?

    16/04/2017Hồ Anh TháiCó thời nhiều người Việt ra nước ngoài được bạn bè hỏi theo tôn giáo nào thì đều nhanh nhảu mà rằng chẳng theo tôn giáo nào cả. Nhưng hình như có điều không ổn trong chính những câu trả lời kia, nhất là bao giờ nói xong cũng như kèm thêm một vẻ hãnh diện tự đắc, cứ vênh vênh nhơn nhơn ra....
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Tôn Giáo của Chúng Ta

    28/01/2016Nguyễn Tất ThịnhĐời người càng đi đến sự nhận thức cao, mỗi người chúng ta đều hình thành trong mình, hoặc chịu ảnh hưởng một thứ ‘Tôn Giáo’ nào đó. Tôn Giáo là một tập hợp ‘Vũ trụ Quan Thế giới quan Nhân sinh quan ->….’ Của mỗi người, có thể ban đầu là tự phát, nhưng càng ngày càng mang ý thức sâu rộng mà ‘tri thiên mệnh’...
  • Tôn giáo như là một tất yếu của đời sống

    03/07/2015Nhà báo Phan Thế Hải (PTH)Niềm tin và tôn giáo có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiệm vụ của các nhà khoa học là hiểu được tôn giáo và hướng các hoạt động tôn giáo vào việc cải cách xã hội...
  • Tại sao các tôn giáo cần niềm tin của tín đồ?

    22/05/2015Hà Thuỷ NguyênHành trình tâm linh là hành trình tìm kiếm bản thân. Trên con đường này, hành giả phải trực nhận và vượt qua những định kiến cũ. Vượt qua định kiến, về bản chất, là tự xét lại và đập bỏ niềm tin của chính mình. Tuy nhiên, vào thời mạt pháp này, mọi tôn giáo đều dựa vào niềm tin của tín đồ mà sống...
  • Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo

    24/10/2014Đặng Nghiêm VạnLà sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo. Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia, ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo...
  • Tín ngưỡng dân gian và thái độ của cộng đồng

    28/09/2013Hoàng ĐiệpNhững ngày qua, các hình ảnh trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được cập nhật trên mạng khiến nhiều người tiếp tục phản đối. Thậm chí, cộng đồng
    mạng còn lập hẳn một địa chỉ Facebook kêu gọi nghiêm cấm lễ hội chém lợn
    tế thần...
  • Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

    21/09/2013Trần Đăng SinhThờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.
  • Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng tín!

    13/09/2013Mùa lễ hội xuân Quý Tỵ đang vào thời điểm cao trào. Tuy nhiên, rất ít người biết được những điều nên làm, ý nghĩa văn hóa, tâm linh khi
    đi trẩy hội, mà phần lớn là hành xử theo kiểu “hội chứng đám đông”,
    gây mất trật tự, phản cảm...
  • “Zorba Phật” - Con người mới, tôn giáo mới

    23/05/2013Hà Thủy NguyênCác tôn giáo đã thuyết giảng mọi người rằng có quá nhiều khác biệt. Rằng Jesus là con trai duy nhất của Thượng đế, rằng bạn không bao giờ giống như Jesus. Điều đó là phi nhân tính. Điều đó tạo ra dạng hệ thống cấp bậc; điều đó là rất mất dân chủ, không công bằng, không ngay thẳng. Mọi người đều là con của Thượng đế giống hệt Jesus. Đúng có một chút khác biệt: ông ấy biết điều đó và bạn đã không tình cờ biết. Nhưng đó là khác biệt duy nhất. Ngược lại bạn cũng cùng Thượng đế nhiều như Jesus, như Phật và bất kỳ người nào khác. Họ biết; bạn không nhận biết, cho nên chỉ một chút nỗ lực là bạn trở nên nhận biết - đó là tất cả những điều cần đến...
  • Cái thiêng tôn giáo

    28/09/2009Hồ LiênÝ tưởng về sự thiêng liêng đã xuất hiện khá sớm trong bước chuyển từ con người động vật thành con người xã hội. Ý tưởng ấy là sản phẩm của đời sống xã hội, khi nhu cầu gắn kết các thành viên của cộng đồng đòi hỏi một đức tin về nguồn gốc thánh thần và ý nghĩa cao quý của cuộc sống con người.
  • Ảo tưởng tôn giáo và nhiệm vụ của lịch sử

    28/08/2009Karl MarxNgười nào đã đi tìm một tồn tại siêu nhân nào đó trong tính hiện thực ảo tưởng trên thượng giới mà chỉ tìm thấy có sự phản ánh của chính bản thân mình, thì người đó không còn mong muốn chỉ tìm thấy cái bề ngoài của bản thân mình, cái không-phải-là-con-người, ở nơi mà người đó đang tìm mà phải tìm tính hiện thực chân chính của mình.
  • Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

    10/09/2005Stephen EvansLord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua"...
  • xem toàn bộ