Lòng Tin, Niềm Tin , Đức Tin

04:47 CH @ Thứ Hai - 01 Tháng Tư, 2019

Nhân có nhiều lý giải về Tín Ngưỡng từ vụ việc 'Chùa Ba Vàng' và tương tự nhiều vô kể... tôi viết bài này...

(*)LÒNG TIN ( LT ): là 'định kiến' từ bình thường đến 'siêu thường' luôn có trong mỗi con người cụ thể, bất kể họ ở trình độ , hoàn cảnh nào , về những điều 'ắt là...' ; phụ thuộc vào Nhân sinh quan của họ. LT có giá trị hun đúc mưu cầu tự thân

Có câu : 'lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân' . Hiểu rộng ra :
. Ba yếu tố của LT là : kinh nghiệm, tâm lý , ý chí ... cơ bản và phổ biến là mang tính cá nhân
. Nhiều khi LT có thể bị suy xuyển, sụp đổ từ bên trong con người, nếu 1 trong 3 chân hỏng

Nên những người có mưu cầu cá nhân mà nếu kinh nghiệm nghèo nàn non nớt ; tâm lý a dua bầy đàn ; ý chí bạc nhược han gỉ thì LT ngả nghiêng, rồi nay bái lạy chùa nơi này mai vái xin đền nơi khác .

Nơi Tà Giới thường lợi dụng LT của những hạng người có nhiều mưu cầu cá nhân vị kỷ ( thường tham sân si ) để kiếm chác lợi lộc bằng cách dựng nên những điều 'siêu thường' áp vào muôn chuyện vốn là bình thường

(*) NIỀM TIN( NT ): là'tri kiến'của mỗi người về những điều ' ắt sẽ là....' , sẵn lòng và nung nấu muốn nghiệm thấy ở ngoài đời , và hình thành con đường dẫn họ đi. Phụ thuộc vàoThế giới quancủa họ.NT có giá trị duy trì mục đích sống

Có câu : 'Niềm tin phản ánh chí hướng' . Nên có thể hiểu :
. Chí hướng dẫn người ta đi đến mục đích sống cao hơn lẽ thường từng vốn đã. Trong khi cuộc sống có rất nhiều rủi ro chưa biết trước. Nên NT là lựa chọn mang hàm lượng hiểu biết hơn có chất lượng học thuyết, về thế giới xung quanh.
. Tuy nhiên điều đó có thể có tính cực đoan bởi học thuyết hoặc do mục tiêu sống. Ví như NT của kẻ 'Thánh chiến' , của người đảng phái, của giáo hội cho là 'Địa tâm' , của người sùng kinh dịch phong thuỷ...

Giới làm chính trị rất chú trọng đến tạo dựng NT cho quần chúng, dùng những biểu tượng lý tưởng tinh thần có tính phi thường để động viên những người bình thường

(*) ĐỨC TIN( ĐT ): là con người mang 'Thiên kiến' từ Thế giới 'ắt luôn là...', dựa vào sự mặc khải về một ngôi 'tối thượng / tuyệt đối / muôn đời là...' chi phối tất thảy mọi sự, hình thành nên Tôn Giáo, phụ thuộc vào Vũ trụ quan của họ. ĐT có giá trị khai phát tư tưởng

Các Tôn Giáo xây dựng ĐT từ Nhất Ngôi Thượng Đế ( truyền bá bằng Kinh Thánh ); hoặc Nhất Đẳng Thế Tôn ( truyền bá bằng Phật pháp ) ... chung quy hướng cho chúng sinh qua quy luật ( duyên ứng phận / quảng đến khai / thiện thì lành / tha sẽ thoát / nhân có quả )

Giới truyền giảng ĐT thường diễn đạt qua Thần học hoặc bằng truyền thuyết mô tả về những chuyện Thánh thường để khai minh cho những người bình thường

Nhiều điều khoa học chưa thể giải thích, và chính nó cũng chỉ là một trong những phương thức tìm hiểu Thế giới , tiếp cận Chân lý. Bởi vậy ĐT đích thực tôn trọng khoa học, nhưng cao hơn khoa học, kéo hút khoa học đi tiếp xa hơn cao hơn những gì nó đã từng, một cách huyền khải, đam mê và thần kính. Nên dễ hiểu rằng đa phần các nhà khoa học lừng lẫy đều có ĐT

ĐT tạo cho con người tuân theo những giá trị phổ quát, có tính quy luật tất yếu, bởi vậy là cơ hội, là khả năng thống nhất tinh thần thượng tầng của mọi giới xã hội, xuyên thời không, tìm thấy ý nghĩa nhân sinh cao cả, hoà nhập mình với Thế giới còn lại.

Nếu dùng hình tam giác mô tả về số lượng người thì :

. Đáy tam giác là tuyệt đại đa số chúng sinh đều có LT, giữa tam giác là những người có NT, số ít trên đỉnh là giới có ĐT
. Nhìn từ đỉnh xuống : ai có ĐT hẳn có NT và LT. Nhìn đáy lên thì không hẳn ai có LT cũng có NT, ai có NT chưa chắc đi đến ĐT
. LT gam tối đến xám. NT gam xám đến các màu, trên đầu mỗi người, ngắn dài, cao thấp, cong thẳng khác nhau. ĐT trắng như ánh sáng, phát toả vô hạn
. TÂM LINH : là có thật trong đời sống tinh thần của con người, nhưng thể hiện cũng ứng với trình độ của LT, NT và ĐT . Thấp là mê muội, cao là triết học, đỉnh là Đạo
. TÍN NGƯỠNG : là các hình thức thể hiện Tâm Linh trong dân chúng. Cao đi đến Tôn Giáo, nhưng nếu thoát ly khoa học sẽ mù loà, vô Đạo sẽ bệnh hoạn...

.

Chú giải: Tôi đã viết nhiều bài có đề cập đến ĐẠO , xin được nhắc lại là : những giá trị tối cao ( như là Quy luật phổ biến, Chân lý phổ quát ) trong đó Thiên Địa Nhân hoà hợp , trật tự, vĩnh hằng )

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đức tin và lối đến Thiên đường

    23/12/2016Nguyễn Quang ThiềuĐiều quan trọng nhất để con người tìm thấy vẻ đẹp kỳ diệu của đời sống là đức tin. Và đức tin không chỉ dành cho con người mà là sự tồn tại của chính các vị Thánh.
  • Giữ lấy đức tin bền vững

    24/02/2021Vương ThảoCó những tác phẩm sẽ đi qua nhiều thời đại và có thể mãi mãi. Bởi tình yêu, khát vọng và đức tin sẽ cho con người ý nghĩa để sống và để dâng hiến. "Tình ca" của Hoàng Việt đã được đặt trong tình yêu với tự do, hòa bình của cả một dân tộc và của mọi con người.
  • Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan

    28/03/2019Lưu PhongVừa là một chiến sĩ cách mạng với nhiều hoạt động thực tế, Phan Bội Châu còn là một nhà tư tưởng dân chủ lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc để đời. Trong bài báo nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới một số trích đoạn di thảo (chữ Hán viết tay) của Phan Bội Châu viết về những cái hại của thói mê tín dị đoan....
  • Nhà tù tín ngưỡng

    25/03/2019Phạm Tường VânTrong khi Đức Phật đưa cho chúng ta một phương tiện tối hậu để thoát khỏi nỗi sợ hãi và trở nên tuyệt đối tự do: đó là Trí tuệ. Thì bằng việc dốc hầu bao mua sự bảo kê từ thế giới vô hình, chúng ta đang chung tay xây những "nhà tù" như thế từ bắc chí nam, nuôi béo những nhóm lợi ích tâm linh và để mặc chúng tiếp tục làm hại con em chúng ta...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Hiện thực ba điều của tín ngưỡng

    20/02/2018Nguyễn Tất ThịnhSau Tết Âm Lịch, chúng ta bắt đầu một thời gian phản tỉnh để hành trình bằng Tín Ngưỡng, trong đó : niềm tin, lòng tin, đức tin... ai cũng có ít nhiều và khác nhau, thuộc về phạm trù tự do cá nhân cần được tôn trọng!
  • Lev Tolstoi nói về đức tin

    23/11/2017Tôi tất yếu bị dẫn đến chỗ phải thừa nhận một loại kiến thức khác, một loại phi thuần lý, mà tất cả nhân loại đều có: đức tin, là cái cung cấp cho chúng ta khả tính (possibility) của sự sống...
  • Đối thoại giữa Tôn Giáo và Tín Ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi đã đi trong đời sống để trải qua những Tín Ngưỡng. Tôi cũng từng đọc và nghiên cứu nhiều quan điểm của các nhà khoa học, chính khách và các nhà tu hành chính quả để hiểu thêm sâu hơn về Tôn Giáo!
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

    15/04/2017Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?
  • Tín ngưỡng hướng về con người

    10/05/2016Nguyễn Hào HảiCon người trong đời sống có cần đến những niềm tin, đức tin để sống không? Pascal, nhà triết học Pháp đã cho rằng: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật"...
  • Tín ngưỡng dân gian và thái độ của cộng đồng

    28/09/2013Hoàng ĐiệpNhững ngày qua, các hình ảnh trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được cập nhật trên mạng khiến nhiều người tiếp tục phản đối. Thậm chí, cộng đồng
    mạng còn lập hẳn một địa chỉ Facebook kêu gọi nghiêm cấm lễ hội chém lợn
    tế thần...
  • Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng tín!

    13/09/2013Mùa lễ hội xuân Quý Tỵ đang vào thời điểm cao trào. Tuy nhiên, rất ít người biết được những điều nên làm, ý nghĩa văn hóa, tâm linh khi
    đi trẩy hội, mà phần lớn là hành xử theo kiểu “hội chứng đám đông”,
    gây mất trật tự, phản cảm...
  • Đức tin

    23/06/2011Nguyễn An NinhBài báo Đức tin dưới đây do ông viết trong Khám Lớn Sài Gòn, ký tên Nguyễn An Ninh, gửi ra đăng báo Thần Chung số ra ngày 23.3.1929 trong lúc ông bị tù lần thứ hai (1928 – 1931). Bài báo này viết vào thời kỳ Nguyễn An Ninh đi sâu vận động quần chúng, tập hợp lớp trẻ và những người yêu nước ...
  • Đạo đức tin lành và tinh thần chủ nghĩa Tư bản của Max Weber

    23/07/2009Trần Hữu Quang - Bùi Văn Nam SơnQuyển sách mà độc giả đang cầm trên tay bao gồm công trình chính là "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" mà Max Weber viết vào năm 1904-1905 (in trong "Archiv für Sozialwissenschaft und Sozialpolitik", tập XX, 1904, quyển 1, tr. 1-54, và tập XXI, 1905, quyển 1, tr. 1-110), và có sửa chữa, bổ sung vào năm 1920.
  • Tâm Linh…???... Chính là đức tin vậy

    04/02/2009Nguyễn Tất ThịnhNgười khác có thể tin Bạn sẽ có điều không hay, nhưng chính Bạn thì lại có khuynh hướng tin vào những điều, những cách thức có thể nào đó để mình hay hơn hoặc đỡ tồi đi. Bởi vậy Bạn biết sợ, lo xa mà muốn biết trước, cho dù manh nha…Đó là điều kì diệu ! Cho nên bản chất của Đức Tin là ở trong chính Bạn...
  • Tin ở đức tin

    23/12/2008Nguyễn Việt HàĐức tin hình như càng ngày càng hiếm trong xã hội bây giờ. Những anh hùng thời đại nồng nặc mùi giấy bạc của ngày hôm nay chỉ còn đẫm đầy sự tự tin. Bọn họ tự tin đến mức tồng ngồng hoành tráng hát “Ra đi ra đi không quần không áo… Thằng Tây nó tiến thì mình giật lùi, thằng Tây nó lúi thì mình giật tiền”. Sự tự tin quá mức dẫn đến sự đểu cáng, đến sự ngông cuồng tự mãn sẵn sàng bất chấp dẫm đạp lên người khác.
  • Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

    29/09/2008Minh Bùi tổng hợpQuyển "Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" của Max Weber, đã được dịch ra trên 20 thứ tiếng, và cho đến nay có lẽ là quyển được đọc và thảo luận nhiều nhất trong ngành xã hội học. Tác phẩm này trở thành một tài liệu giáo khoa không thể thiếu trong các phân khoa học xã hội ở các đại học trên thế giới. Trong công trình này, Weber đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại Âu châu nơi ethos và nền đạo đức khổ hạnh duy lý Tin Lành...
  • xem toàn bộ