Hiện thực ba điều của tín ngưỡng

10:46 CH @ Thứ Ba - 20 Tháng Hai, 2018
Sau Tết Âm Lịch, chúng ta bắt đầu một thời gian phản tỉnh để hành trình bằng Tín Ngưỡng, trong đó : niềm tin, lòng tin, đức tin... ai cũng có ít nhiều và khác nhau, thuộc về phạm trù tự do cá nhân cần được tôn trọng!
.
Riêng tôi chỉ luôn đinh ninh ba điều thuộc Tín Ngưỡng của mình :
  • Niềm tin vào Trí Học
  • Lòng tin vào Việc Tốt đang làm
  • Đức tin vào luật Nhân Quả
Thật tuyệt vời tôi đã từng tìm thấy NGHIỆM TỐT ở chính mình về ba điều trên, cũng thấy quá nhiều NGHIỆM KHÁC từ quá trình ứng xử khác nhau của rất nhiều người với ba điều trên trong cuộc sống, quan hệ và sự nghiệp của họ.
.
.
TÔI THƯỜNG QUAN SÁT TRONG XÃ HỘI VÀ TỰ HỎI:
- Người ta đốt cầu cúng tốn kém, xếp hàng tận ngoài cửa Chùa mệt nhoài để vái vọng vài ông Sư không rõ nguồn gốc tu tích ở đâu như thế nào , phát ra loa những lời ghi âm sẵn để mong giải hạn sao xấu , cả năm về không biết có ứng nghiệm?
.
- Để học dùng được ngoại ngữ, thành thạo các kĩ năng nghề nghiệp, nên thuyền trưởng giỏi, những nhà quản trị tài ba , những anh hùng lao động, liệu người ta có thể nhờ sờ đầu Rùa ở Quốc Tử Giám, hay nghe lời thày bói không?
- Thế giới có bệnh viện nào dù bình dân nhất mà chiêu mộ đội ngũ thày cúng và lang y, NASA có dùng thày kinh dịch để thực hiện kế hoạch chinh phục vũ trụ, những công trình văn hoá để đời có phải là do phong thuỷ không?
- Đến xem những thợ vẽ chữ bán, hỏi mua chữ Tâm, Chí, Thành, Phúc... họ mượn Hán tự, múa bút cách điệu đến mức đọc không ra, luận rối đầu, thì thử hỏi nó còn gần gũi, thuộc mình một cách tự nhiên tất yếu mà ứng vận hay được không?
- Có khá người theo những cách khác nhau , không nỗ lực lao tâm khổ tứ , dễ dàng sở hữu món tiền rất lớn, những tài sản rất to, kế vị rất cao, vai trò rất trọng.... liệu họ biết sử dụng và nhân lên như thế nào cho an phúc gia được đây?
- Khi những quy tắc giản dị , thiện lành xung quanh mà có người không tiếp nhận , không muốn hiểu, nghi ngờ bởi đầu chứa chấp điều sai hư... không thực hành trọn vẹn được điều đúng hiển nhiên thì Quý nhân nào phù trợ cho họ đây?
. Nếu ai cũng chỉ lo trong cánh cửa nhà mình, phó kệ xung quanh bừa bãi, bẩn thỉu, tệ nạn, thói xấu.... sản sinh bởi cư xử hẹp hòi, suy nghĩ tủn mủn, tập tính hủ lậu, kìm hãm người hay, chịu chiều đứa dở, nhịn nhục điều trái, khúm núm lợi quyền , đi theo tà quái... thì Nước Non sẽ hội nhập và sánh vai với gì đây?
...
.
Cho nên tôi càng tự củng cố mình tin vào ba điều Tín Ngưỡng trên, và muốn chia sẻ với các Bạn cùng ý nghĩ (không có ý tranh luận với ai, tôn trọng điều họ tin)!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có tín ngưỡng nhưng không được dị đoan

    28/03/2019Lưu PhongVừa là một chiến sĩ cách mạng với nhiều hoạt động thực tế, Phan Bội Châu còn là một nhà tư tưởng dân chủ lớn với nhiều tác phẩm xuất sắc để đời. Trong bài báo nhỏ này, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới một số trích đoạn di thảo (chữ Hán viết tay) của Phan Bội Châu viết về những cái hại của thói mê tín dị đoan....
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Nông nổi, hời hợt, tín ngưỡng xen hoài nghi

    01/12/2018Vương Trí NhànNhững phong trào ở nước ta, bất cứ phong trào gì, đều có một tính chung là nông nổi, hời hợt bề ngoài. Cái mà chúng ta thiếu nhất là sự sâu sắc. Bởi ta không chịu phân tích và suy xét kỹ nên bất cứ vấn đề gì chúng ta cũng không biết được rõ ràng và chu đáo, biết một cách thấu suốt...
  • Đối thoại giữa Tôn Giáo và Tín Ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi đã đi trong đời sống để trải qua những Tín Ngưỡng. Tôi cũng từng đọc và nghiên cứu nhiều quan điểm của các nhà khoa học, chính khách và các nhà tu hành chính quả để hiểu thêm sâu hơn về Tôn Giáo!
  • Tín ngưỡng

    07/08/2017Nguyễn Trần BạtLà một vấn đề vô cùng phức tạp, thực ra tín ngưỡng không phải là hiện tượng mê tín thuần tuý theo cách hiểu thông thường. Lịch sử cho thấy rằng các loại tín ngưỡng khác nhau có sức sống dai dẳng và ảnh hưởng lâu dài mà khó có hệ tư tưởng nào sánh được...
  • Ngẫm về Tín ngưỡng người Việt

    23/02/2016Nguyễn Tất ThịnhKhu tôi ở có cả nhà giàu và nhà bình thường. Tôi là người có tín ngưỡng nhưng quan niệm Phật tại tâm, nên cũng ít đi chùa chiền miếu mạo...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: quá viển vông, tầm thường hóa, quá tin sách, tín ngưỡng nông

    03/09/2015Vương Trí NhànMặc dù sự có mặt của vô số ma quỷ và thần linh, người Việt vẫn có một đời sống tôn giáo không lấy gì làm sâu sắc cho lắm. Người ta chỉ có những niềm tin mơ hồ về linh hồn, về sự sống ở thế giới bên kia, về các thần. Một số lớn thần được định tính không rõ ràng và thường thường là phi nhân cách...
  • Tín ngưỡng dân gian và thái độ của cộng đồng

    28/09/2013Hoàng ĐiệpNhững ngày qua, các hình ảnh trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được cập nhật trên mạng khiến nhiều người tiếp tục phản đối. Thậm chí, cộng đồng
    mạng còn lập hẳn một địa chỉ Facebook kêu gọi nghiêm cấm lễ hội chém lợn
    tế thần...
  • Đừng biến tín ngưỡng thành cuồng tín!

    13/09/2013Mùa lễ hội xuân Quý Tỵ đang vào thời điểm cao trào. Tuy nhiên, rất ít người biết được những điều nên làm, ý nghĩa văn hóa, tâm linh khi
    đi trẩy hội, mà phần lớn là hành xử theo kiểu “hội chứng đám đông”,
    gây mất trật tự, phản cảm...
  • xem toàn bộ