Thế giới đòi hỏi ta mở rộng tầm mắt
Thế giới to lớn thật, dường như càng ngày càng to lớn hơn Cảm giác này mỗi ngày một khiến tôi ngạc nhiên. Mỗi khi lại gần bàn cầm bút lấy giấy ra, trong lòng tràn ngập nỗi lo, chân tay run rẩy như sợ ma quỉ. Văn học rút cuộc làm gì, rút cuộc thế nào là văn học? Đã hơn mười năm cầm bút, nhưng chưa bao giờ tôi lại tự hỏi mình như hôm nay, và chưa giải đáp được. Giữa lúc nửa đêm, ngồi một mình, lặng lẽ suy nghĩ, kiểm điểm lại bản thân, sự xấu hổ với tác phẩm của mình trước đây đang cắn rứt trái tim, thuốc lá cứ rít hết điếu này đến điếu khác, khói thuốc thở ra đằng mũi, con người thật giống như cái lò luyện đan, nung nấu khó chịu. Tôi thừa nhận mình nhỏ nhoi vô cùng, tôi phải lột xác, phá bỏ cái vỏ cứng vẫn "cảm giác tốt" bao năm nay mình cấu tạo cho mình. Thế giới đòi hỏi tôi phải mở to mắt, nhận thức lại, nhận thức lại mình trong nhận thức. Bao năm nay đọc tác phẩm của các bậc đại gia, quả thực tôi đã chịu khó nghiên cứu học tập kỹ nghệ của họ. Hiển nhiên, kỹ nghệ là nguyên nhân cơ bản để một nhà văn sở dĩ được công nhận là nhà văn, đáng tiếc là chỉ nghiên cứu học tập về kỹ nghệ, thì cuối cùng vẫn không hiểu biết được cái cốt lõi của tác phẩm lớn, bị cái bất tri trói buộc, mù tịt chẳng hiểu gì cả. Múa rìu trước mắt thợ, tôi mới ngốc nghếch làm sao, một tên ăn mày không hơn không kém, một thằng nhóc ăn xin đáng buồn đáng thương?
Trên văn đàn hiện nay đã có nhiều người tài ba thao lược. Tiếng "hoan hô văn học chín muồi" đã vang vang không ngớt bên tai. Tiêu chuẩn của "chín muồi" là gì? Mỗi người đang ra sức tìm giải đáp linh hồn của văn học, cái gốc của văn học. Trong đội ngũ trùng trùng của văn đàn, tôi luôn mong chen một chân vào, cũng luôn hy vọng ngẩng đầu nhìn lên phía trước, cái mà tôi nhìn thấy là lưng và vai của người ở phía trước. Tôi hiểu ra chỗ yếu đuối của mình là lồng ngực hẹp quá, không hít thở được không khí của thế giới rộng lớn, cặp mắt cũng nhỏ bé quá, hoàn toàn là trong ánh trăng. Các bậc đại gia xưa nay, chí khí hoài bão của họ rộng lớn, trong lồng ngực lớn của họ ăm ắp, tràn đầy một tình yêu rộng lớn, quan tâm tất cả bầu trời, sông núi, thiên đường, địa ngục, cho đến cái cây ngọn cỏ, chim bay thú chạy và con người quỉ quái dưới tình yêu thấm đẫm tràn trề đó. Tình yêu rộng lớn ấy khiến họ hòa đất trời và con người làm một, sống chết, vinh nhục, thích giận, buồn vui, ly sầu biệt hận...
Không có cái gì là không rõ ràng sáng tỏ, vấn vít trái tim, khiến họ đứng trên thế giới này, đã xây dựng được cho họ ý thức riêng biệt và hình thức riêng biệt. Họ có hệ thống của mình, cả một hệ thống về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, triết học và mỹ học. Mỗi người trong họ là một thế giới. Tôi nghèo nàn quá, nghèo nàn đến mức tự đại, vô trí đến mức không biết sợ. "Trước thư lập thuyết", sách đã nổi tiếng, mà thuyết thì chưa vững. Tôi phải thành thực bắt đầu từ đầu, dốc sức phấn đấu (câu nói "bắt đầu từ đầu” , này tôi đã nói không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào cũng xót xa ân hận). Nghệ thuật rộng lớn bao giờ mới gần gũi với tôi? Bao giờ tôi mới lột được cái vỏ cứng của thột thằng bé nhỏ nhoi? Hỡi thượng đế của tôi ?
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường