Tản mạn về văn minh và văn hoá

09:59 SA @ Thứ Năm - 24 Tháng Hai, 2011

Ngày xưa các cụ thường bảo người Tây chỉ hơn ta vì họ giỏi cái văn minh cơ khí, chứ còn phương Đông nghìn năm thâm trầm và huyền bí, nền văn trị, dùng văn để giáo hoá con người, tức là văn hoá của ta chẳng dày gấp mấy lần xứ họ.

Và cứ thế, lo ta có đặc thù, sắc thái riêng, mọi chính sách quốc gia cũng vì thế mà phải cắt xén gọt giũa cho phù hợp với người ta. Tựa như lá, cành, thân, rễ, từ ngàn đời nay thói quen sống, tư tưởng, cách người Việt Nam chúng ta nhìn và đối xử ở đời, tất cả những nguồn hành vi ứng xử âý đã tạo nên văn hoá như một cái cây dẻo dai và rắn chắc gắn với số phận dân tộc chúng ta. Chúng ta nghèo và lạc hậu, cũng một phần vì cái nền văn hoá cổ kính của chính dân tộc chúng ta.

Ngày nay, chỉ còn mười năm nữa nước ta đến hạn phải thực hiện giấc mơ lớn “công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, tức là đuổi theo cái văn minh cơ khí từ phương Tây. Từ tàu cao tốc đến điện hạt nhân, nhiều đời dành dụm hoặc nhờ vào tiền vay không chóng thì chầy nước ta sẽ có đủ những thứ tối tân ấy. Xưa cái ô tô về quê là cả làng ra xem, nay hàng triệu chiếc đang chen lấn trên đường, chủ xe giữa phố đông đôi khi tủi thân mãi bị xua đuổi mà chẳng kiếm được một chỗ khả dĩ để đậu xe. Xe hơi là sản phẩm văn minh cơ khí, nhập vào nước ta không quá khó, song liệu khuôn mặt lấp ló sau chiếc vô lăng tối tân ấy có đủ văn hoá để hành xử trong hỗn độn giao thông ngày nay, đó mới là điều đáng bàn.

Công nghiệp hoá không chỉ là tàu cao tốc với điện hạt nhân, ứng xử của con người Việt Nam cũng cần phải phù hợp với văn minh công nghiệp. Liệu văn hoá người dân nước ta, tự hào nghìn năm, trong vòng mười năm nữa, đã sẵn sàng cho những điều kiện sống mới mà người ta mong là hiện đại. Liệu tới khi ấy dân tộc chúng ta đã quen xếp hàng, quen xả rác đúng nơi quy định, biết dừng trước đèn đỏ và nhường nhịn khi tham gia giao thông? Liệu cho tới khi ấy học sinh có bớt hung hãn khi tới trường, tội phạm có giảm, trong nô nức lấn đường chào đón ngày Giáng sinh của Đức Chúa từ phương Tây có còn ai chạnh lòng lo khói hương ngày Tết.

Dùng văn hoá để giáo hoá, nếu theo cách hiểu ấy hành vi ứng xử có giáo dục không chỉ thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm của riêng ngành văn hoá. Thêm nữa, giữ lấy ứng xử có văn hoá không thể chỉ bằng những lễ hội và sự kiện, bằng những bằng khen và danh hiệu khu phố văn hoá, làng văn hoá, gia đình văn hoá. Lễ hội, tín ngưỡng là việc của dân gian, hình như Nhà nước nếu muốn góp phần vào giáo hoá dân chúng cần phải lo làm những công việc đúng chức năng hơn.

Khó có thể ngồi chờ cái cây văn hoá ngàn đời với âm dương ngũ hành, tục lệ và vô tận những thói quen tự diễn biến, tự đổi thay cho hợp với văn minh cơ khí ước mong sẽ đạt được vào mười năm tới. Từ truyền thống văn trị, trọng tình, Nhà nước phải tác động và những hành vi ứng xử của con người qua những chuẩn mực đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện và ép buộc thực hiện. Những chuẩn mực ấy không có gì tốt hơn là luật pháp.

Hai mươi năm yêu lấy thị trường, chợ đã đông vui với nửa triệu công ty và doanh nghiệp, tư nhân đã góp tới 48% GDP trên đất nước này. Hai mươi năm từng bước hợp thức hoá sở hữu tư nhân, nay những ông chủ mới đã dần hiện rõ mặt. Chỉ có điều văn minh công nghiệp không chỉ có được bởi kinh tế thị trường và sở hữu tư nhân. Chủ thay khuôn mặt mới song luật chơi cua rmuôn đời chưa thật mới. Nếu pháp luật chỉ là thành luỹ bảo vệ người giàu và có thế lực, chúng ta sẽ mau chóng có tàu cao tốc và điện hạt nhân, song một nền công lý đảm bảo công bằng về cơ hội cho bất kỳ ai vẫn chưa thể đến với dân tộc chúng ta.

Vì lẽ ấy, trên hành trang vươn tới văn minh công nghiệp hoá, tự hào với ngàn năm văn trị, song xin đừng quên những thành tố khác đảm bảo cho quốc gia bền vững. Đó chính là xã hội công dân với hàng triệu công dân tích cực tham gia xây dựng và giám sát chính quyền. Đó cũng chính là một chế độ thượng tôn pháp luật, như cách đây hàng thế kỷ những người ái quốc Việt Nam đã từng mong “bảy xin hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền ”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thế hệ trẻ văn minh hay bơ vơ

    26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
  • Văn minh đô thị vẫn là câu chuyện dài

    18/08/2018Thượng TùngMặc dù không mới nhưng văn minh đô thị cũng chưa bao giờ được xem là câu chuyện cũ. Bởi xây dựng văn minh đô thị là một tiến trình dài, đòi hỏi sự kế thừa và phát huy liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ở đâu có đô thị, ở đó có văn minh...
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Gương soi công bằng, dân chủ và văn minh!

    16/02/2015Nguyễn Bỉnh QuânKhi chính quyền và người dân chưa ý thức được tầm quan trọng, thiết yếu của không gian công cộng,văn hóa công cộng, chưa chăm chút đầu tư cho không gian công cộng, chưa giáo dưỡng xây dựng lối sống nơi công cộng thì cái xã hội mà ta mong mỏi, công bằng-dân chủ-văn minh, chưa thể hiện hình...
  • Văn minh hại người

    20/10/2014Tâm Hòa (Theo N and M số42/09)Tại sao chúng ta mắc bệnh? Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu tiến hóa, đa số bệnh tật hành hạ chúng ta không chỉ vì lý do cơ thể chúng ta không thích nghi với thế giới hiện đại. Thế nhưng nếu ai đó giảm thiểu tình trạng không thích nghi đó bằng hoạt động thể thao, áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp và tránh giữ vệ sinh thái quá - có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ.
  • Nghĩ về thứ văn hóa mà không thể hướng tới văn minh

    22/04/2014Nguyễn Tất ThịnhRất nhiều người cùng chung thứ văn hóa ‘làng xã’ đó mà tranh chấp, chửi đánh nhau bể đầu, rất khó dung nạp nhau, khó hòa hợp vào các chuẩn mực chung, mà lại có khuynh hướng bài xích, tẩy chay những người khác họ. Trong khi có nhiều người ở một thứ văn hóa khác thế, nhưng sống trong xã hội văn minh, lại biết tôn trọng, dung nạp, hòa hợp...
  • Đông Á, Tây Âu hai văn minh có thể dung hòa được không?

    13/01/2010Phạm QuỳnhSong sự dung hòa ấy có thể làm được không?- Người mình có thể kén chọn trong hai văn minh cái gì hay thì lấy, cái gì dở thì bỏ, để bắt chước lấy những phương thuật khéo, máy móc tài của Thái Tây, mà vẫn giữ được cái tinh thần cũ, luân lí xưa của nòi giống?
  • Văn minh luận

    21/10/2009Phạm QuỳnhVăn minh là đối với dã man. Chữ “văn minh” là một chữ mới. Tuy trong kinh Dịch đã có câu, nhưng dùng theo nghĩa mới để dịch chữ Tây civilisation thời mới bắt đầu tự người Nhật Bản. Người Nhật dùng trước (đọc là bunmei), người Tàu theo sau, rồi người ta bắt chước, ngày nay thành một chữ rất thông dụng.
  • Thương mại là khởi nguồn văn minh

    10/04/2009Thượng Tùng (thực hiện)Vương Quân Hoàng bảo vệ luận án tiến sĩ ở Bỉ, là đồng tác giả hai cuốn
    sách "Nguyên lý tài chính - toán của thị trường chứng khoán " - NXB
    Chính trị quốc gia - 2000 và " Các phương pháp toán học trong tài
    chính " - NXB Đại học quốc gia - 2007. Anh đã công bố hàng chục công
    trình nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế, giữ cương vị ủy viên
    Ban chấp hành Hội ứng dụng Toán học Việt Nam (từ 2005), thành viên các
    hiệp hội học thuật Western Finance, European Finance...
  • Sự sống, môi trường, đẳng cấp loài và sự văn minh

    02/01/2009Nguyễn Tất ThịnhAi cũng biết Môi trường là Điều kiện Đủ, đặc biệt quan trọng để tạo ra sự Sống ( ý tôi muốn nói rằng chỉ sau Điều kiện Cần là ý muốn của Thượng Đế - điều được đề cập trong các Thánh Kinh ). Sự Sống tác động trở lại, với phương thức sống và cách tổ chức của mỗi Loài cải thiện thêm hay hủy hoại đi, hay làm suy kiệt Môi trường đó.
  • Thêm một lần bàn về văn hóa và văn minh

    16/11/2008Đỗ Kiên CườngThời gian qua, trên Tia Sáng và trên một số báo khác, có nhiều bài viết rất thú vị bàn về chủ đề văn hóa (và văn minh) trong quá trình canh tân đất nước1. Bài viết này xin bàn thêm về chủ đề rất phức tạp và quan thiết này, nhằm góp thêm một tiếng nói để rộng đường dư luận.
  • Sống văn minh

    15/06/2008Chiêu QuânLàng B từ lâu đã bị chê cười là làng thiếu văn hóa nhất trong cả xã, nhất trong cả huyện và thậm chí là nhất cả tỉnh nữa. Trong làng, từ người lớn đến trẻ con, mà ngay cả người già đụng đâu là xả rác, phóng uế ra đấy, ra đường thì hở một chút là chửi thề văng tục, đụng một chút là thượng cẳng chân hạ cẳng tay...
  • Hòa nhập dòng chảy văn minh & tiến bộ của nhân loại

    12/01/2007Dự án Tủ sách tinh hoa tri thức thế giới được thành lập nhằm tổ chức chọn lựa dịch và xuất bản những cuốn sách nền tảng của nền học thuật thế giới. Đồng thời, để hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa cho việc du nhập tri thức tinh hoa thông qua con đường dịch thuật ngày 9/01/2007 này. Quỹ dịch thuật mang tên Phan Chu Trinh, nhà trí thức cách tân của Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX được thành lập...
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Từ nghiên cứu văn minh đến văn học

    19/04/2006Phạm Khiêm ÍchChúng ta đang sống trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử nhân loại - thời kỳ xã hội loài người biến đổi từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp. Trong bối cảnh chung của nền văn minh thế giới, các nền văn minh khu vực và dân tộc đang phát triển mạnh mẽ, trải qua những biến động dữ dội...
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • xem toàn bộ