Đông Á, Tây Âu hai văn minh có thể dung hòa được không?

09:20 SA @ Thứ Tư - 13 Tháng Giêng, 2010

Chúng ta bây giờ như đương đứng vào chỗ giáp giới hai cái văn minh, văn minh Đông Á và văn minh Tây Âu, một cái thì cũ kĩ mà là vốn có của ta, bỏ đi không nỡ, một cái thì mới mẻ nhưng tự ngoài đem lại, thâu lấy cũng khó; nên nhiều người còn phân vân không biết nên bỏ hẳn cũ mà theo mới, hay là có cách nào dung hòa mới cũ cho được thỏa đáng hơn. Ở đời theo thời, lẽ sinh tồn xưa nay như thế, bây giờ cả thế giới xu hướng về đường văn minh mới, thế tất phải hăng hái bước lên cho theo kịp người; nhưng theo mới mà bỏ hẳn cũ thời cái lòng hoài cổ của người ta không khỏi áy náy, lòng người còn áy náy thì chưa gọi là tiến bộ được. Duy có cách dung hòa mới cũ cho vẹn cả hai là có lẽ hay hơn. Ấy phần nhiều người biết nghĩ bây giờ ai cũng nghĩ như vậy. Song sự dung hòa ấy có thể làm được không?- Người mình có thể kén chọn trong hai văn minh cái gì hay thì lấy, cái gì dở thì bỏ, để bắt chước lấy những phương thuật khéo, máy móc tài của Thái Tây, mà vẫn giữ được cái tinh thần cũ, luân lí xưa của nòi giống? Văn minh có thể phân tách ra từng phần mà chọn, hay là một khối hồn nhiên, muốn theo phải theo cả, muốn bỏ phải bỏ hết? Vấn đề ấy hiện nay chưa giải quyết được, và trong nước ta đương bây giờ phái cấp tiến vẫn nóng nẩy bỏ hết cũ để theo mới, mà phái bảo thủ thì còn dùng dằng muốn giữ lấy nền nếp xưa.

Bác sĩ Dickinson nước Mĩ đã từng nghiên cứu về vấn đề ấy. Tiên sinh đi du lịch Á Đông về có làm bài du kí, kết luận đại khái nói rằng hai văn minh Âu, Á mới xét tưởng có thể dung hòa làm một, nhưng kì thực không thể mượn lẫn nhau được; văn minh Âu châu chuộng vật chất, văn minh Á châu chuộng tinh thần, nhưng vật chất của Âu châu không thể điểm thêm tinh thần của Á châu, và tinh thần Á châu cũng không thể pha lẫn vật chất của Âu châu được; đời nay vật chất thịnh hành, Á châu thế tất phải theo Âu châu, mà đã theo thời phải theo đến cùng, còn Âu châu đã đem cái vật chất đến cực điểm tất có ngày sẽ trở về đường tinh thần, nhưng là tự lực trở về, chứ không mong châm chước với cái tinh thần của Á châu được ý kiến mới lạ, và cứ xét cách tiên sinh lí luận thì cũng không phải là không có lẽ. Vậy xin dịch ra đoạn kết luận bài du kí của tiên sinh như sau này, để giúp thêm một “luận điệu mới cho các học giả nước nhà muốn thử giải quyết cái vấn đề Âu-Á.

Đông Á với Tây Âu

“Không biết vì những duyên cớ gì, ví có thể giải được thì hay lắm, mà Đông Á đã chậm kém Tây Âu về cái phần máy móc của đời người, cùng những cách ra công, dụng sức để cho thông tỏ và sai khiến được máy móc ấy. Thái Tây dẫu không phải đã phát minh ra cách trí cũng là đã biết đem các khoa cách trí ứng dụng ra việc đời; vì thế mà giúp cho sự sinh hoạt về phần vật chất được sướng tiện hơn xưa nhiều lắm, không những giúp cho kẻ có của, cái đó đã cố nhiên rồi, mà suy xét cho kĩ, có lẽ người nghèo cũng được nhờ. Thái Tây đã tìm được cách cho một số người có kế sinh hoạt được dễ dàng; nhưng cũng lại làm cho cái vẻ phong thú của đời người hầu mất hết, làm cho cái trí quan niệm sâu xa tiêu mòn đi hết. Ở các nước Thái Tây bây giờ, dễ không có gì danh giá bằng làm một nhà doanh nghiệp, nghĩa là kinh doanh nghề nghiệp để cầu lợi lộc cho mình; không gì danh giá bằng mưu tính sự sinh hoạt thế nào cho hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp khiến được đời mình thêm sung sướng tiện lợi, bớt phiền nhiễu lôi thôi. Thứ nhất là ở những dân những nước tân tạo (như nước Mĩ), chưa có văn hiến, chưa có cổ điển gì, lại càng rõ rệt lắm; nhưng mà chính ở Âu châu là nơi có cổ điển, có văn hiến, dần dần rồi cũng thế. Về phần riêng tôi không phải rằng tôi cho cái thái độ đó là tiện thị, đáng khinh bỉ đâu, và quyết rằng Thái Tây chỉ biết tôn cái “vật chất chủ nghĩa” mà thôi. Tôi vẫn tin rằng tựu trung có một cái tư trào lớn đương tiến lên, tuy chưa phát ra mà cứ bình tĩnh xét có thể gọi là một tư trào thuộc về tinh thần được. Thái Tây thực cũng có công về đường tinh thần, chứ không phải không: Thái Tây cố làm tăng cao trình độ sinh hoạt về đường vật chất để cho người ta được thêm nhàn hạ, thêm giáo dục, thêm tư cách, và thêm có dịp nghiên tinh đàn tứ mà suy xét ngẫm nghĩ về sự đời, đó là phần cốt yếu của sự văn hóa vậy. Thấy rằng Thái Tây chuyên trọng phần vật chất ở đời mà quyết đoán rằng Thái Tây chỉ biết tôn cái “vật chất chủ nghĩa”, thì chưa chắc đã là phải; Thái Tây chuyên trọng phần vật chất mà sự sinh hoạt phải mạnh bạo, não lực nghị lực phải dùng nhiều, thật cổ lai tâm trí người ta chưa từng có hoạt động như thế bao giờ.

“Tuy vậy mà sự sinh hoạt của ta vội vàng hấp tấp quá, sự cạnh tranh thiên hình vạn trạng, hết thảy đều mạnh bạo khó nhọc mà sức thần kinh phải dụng nhiều, thành ra tâm não không được điều hòa mà nên quyết liệt. Như ở Đông phương thời xưa nay sự sinh hoạt không có bao giờ cương cường như vậy. Đông phương vẫn giữ được sự hành động với sự quan niệm hai bên điều hòa nhau. Tôi tưởng có điều hòa như vậy mới gọi là văn minh. Sự điều hòa ấy, Thái Tây phải hồi phục lấy mới được, về trước kia tôi vẫn nghĩ rằng Đông phương có thể giúp cho Tây phương phục hồi được. Tôi vẫn nghĩ rằng hai văn minh của Đông phương và Tây phương đều có khuyết điểm cả, muốn dung hòa lại làm một cho bao gồm được cả nhân loại, thời hai bên phải học lẫn mượn lẫn của nhau mới được. Từ ngày đi du lịch ở Đông phương thì tôi không dám quyết như thế nữa. Tôi xét ra văn minh là một cái “toàn thể”. Mĩ thuật, tôn giáo cùng những thói cách ăn ở đều có liên hệ với sự phát đạt về đường kinh tế, đường nghệ thuật. Tôi không dám chắc rằng một dân một nước có thể châm chước mà chọn lọc được; không dám chắc rằng người Đông phương có thể nói rằng: “Ta bắt chước Thái Tây những cách làm tàu trận, lập xưởng máy, thuật trị bệnh; ta không bắt chước những sự hỗn độn trong xã hội, sự vội vàng hấp tấp, sự thô bỉ nhọc nhằn, ta không bắt chước mà quá trọng sự hoạt động như người Tây”. Cũng không dám chắc rằng người Tây phương có thể nói: “Ta mượn cái tinh thần của Ấn Độ về tôn giáo, về tư tưởng; nhưng ta cứ giữ lấy cái hơn cái khéo của ta trong nghề nghiệp, ta cứ giữ lấy những chế độ dân chủ của ta, những khoa học thuyết lí và ứng dụng của ta”. Tây phương có thể trông gương Đông phương mà tự khích lệ, không thể bắt chước Đông phương được; mà Đông phương thì đã mượn Tây phương các nghệ thuật, thế tất rồi phải mượn hết thảy. Vậy thời tôi thiết tưởng Tây phương rồi cũng có ngày tự chấn chỉnh lại cho được điều hòa, không phải là trực tiếp thâu nhập cái tinh thần của Đông phương đâu, nhưng là tự mình chấn chỉnh, vì đã lạm dụng sức hoạt động quá, thế nào rồi cũng phải tỉnh ngộ. Tôi thiết nghĩ như thế mà tôi lại dám dự đoán rằng Đông phương rồi sẽ theo ta mà cũng làm quá độ như ta, dù muốn hay dù không muốn mặc lòng, đã tấn tới lên trình độ cao hơn thì rồi cũng phải qua bấy nhiêu bước khó khăn như ta đã qua, không có đường nào đi tắt mà mong tránh được.

Nói tóm lại thời tôi tưởng rằng mĩ thuật, tư tưởng, tôn giáo ở Tây Phương rồi có ngày phục hưng, mà là tự sức tinh thần của mình phấn phát mà hưng khởi lên, còn Đông phương thời cái tinh thần cũ sẽ mất hết mà hưng khởi lên, rồi cũng tôn sùng cái “vật chất chủ nghĩa” như Tây phương, kì cho đến ngày có thể tự mình phát minh được một tinh thần mới vậy”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị châu Âu và những gợi ý cho sự phát triển

    10/07/2019Hồ Sĩ QuýVài năm gần đây, hình ảnh về một Châu Âu già nua (Old Europe, Secular Europe) thường ám ảnh các nhà chính trị và các nhà hoạt động xã hội xã hội Châu Âu. Thật ra đây là một định kiến thiếu công bằng và không mấy sáng suốt, nhất là đối với những người ở ngoài khu vực Tây Âu tin vào định kiến này. So với Phương Tây ngoài Châu Âu và so với các khu vực khác mới nổi thì đúng là Châu Âu đã già nua. Nhưng già nua đâu có phải là các giá trị Châu Âu đã lỗi thời. Bài viết này cố gắng đưa ra một cái nhìn như vậy.
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây

    26/01/2016Phạm QuỳnhTừ ngày Đông phương và Tây phương giao tiếp nhau thân mật đến cảm hóa lẫn nhau về đường tinh thần, đường tri thức, những bậc đại trí trong thiên hạ để ý nghiên cứu về vấn đề ấy cũng đã nhiều. Nhưng vì cái phạm vi nó to rộng quá, nên chửa ai xem được khắp và xét đến cùng. Đem Đông phương và Tây phương đối nhau, tựa hồ như hai cái khối hồn nhiên đem ra so sánh...
  • Giao lưu liên văn hóa và tiến bộ chung của các nền văn minh thế giới

    12/11/2009Yao JiehouNgày nay, thế giới đang bộc lộ khuynh hướng đa dạng hoá các nền văn hoá và phát triển được xem như là sự gia tăng trong giao lưu toàn cầu một cách chặt chẽ. Những nghiên cứu liên văn hoá cũng như nghiên cứu về các nền văn minh thế giới đã trở thành một ngành nghiên cứu ngày càng phát triển với tính cách một khoa học liên ngành được giới học thuật quốc tế rất quan tâm.
  • Văn minh luận

    21/10/2009Phạm QuỳnhVăn minh là đối với dã man. Chữ “văn minh” là một chữ mới. Tuy trong kinh Dịch đã có câu, nhưng dùng theo nghĩa mới để dịch chữ Tây civilisation thời mới bắt đầu tự người Nhật Bản. Người Nhật dùng trước (đọc là bunmei), người Tàu theo sau, rồi người ta bắt chước, ngày nay thành một chữ rất thông dụng.
  • Khái luận về văn minh học thuật nước Pháp

    04/07/2009Phạm QuỳnhVăn minh học thuật một nước là tiêu biểu cho tinh thần nước ấy. Tinh thần ấy phát hiện ra nhiều cách, nhưng rút lại có mấy cái đặc tính nó phân biệt nước ấy với các nước khác, khiến cho nước ấy có một cái hình dạng riêng trong vạn quốc, một cái địa vị riêng trong thế giới.
  • Thêm một lần bàn về văn hóa và văn minh

    16/11/2008Đỗ Kiên CườngThời gian qua, trên Tia Sáng và trên một số báo khác, có nhiều bài viết rất thú vị bàn về chủ đề văn hóa (và văn minh) trong quá trình canh tân đất nước1. Bài viết này xin bàn thêm về chủ đề rất phức tạp và quan thiết này, nhằm góp thêm một tiếng nói để rộng đường dư luận.
  • Giá trị Châu Á trong thế kỷ XXI

    21/12/2006Kim Jae YoulSự sống dậy của truyền thống Khổng giáo qua CNTB Khổng giáo bắt đầu hấp dẫn nền kinh tế thế giới. Khi mà thế giới thế kỷ XXI bắt đầu phát hiện lại Đông Á, thì giới trí thức Đông Á lạibắt đầu tự ý thức để đưa ra những giá trị và cả tính Đông Á như một sự hoán đổi cho văn hóa thế giới trong thế kỷ XXI.
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Từ nghiên cứu văn minh đến văn học

    19/04/2006Phạm Khiêm ÍchChúng ta đang sống trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử nhân loại - thời kỳ xã hội loài người biến đổi từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp. Trong bối cảnh chung của nền văn minh thế giới, các nền văn minh khu vực và dân tộc đang phát triển mạnh mẽ, trải qua những biến động dữ dội...
  • Bản sắc văn hoá - tính tương đối của sự đa dạng

    25/08/2005Ngô Tự LậpThế nhưng chúng ta cũng không thể không nói đến niềm hân hoan khi tiếp xúc với những miền đất lạ, những tiếng nói lạ hay những giai điệu xa xôi. Những gì diễn ra trong quan hệ giữa các nền văn hoá vào phút giây gặp gỡ gieo trồng những cảm xúc giống như tình yêu trai gái khi lần đầu ánh mắt giao nhau. Tất cả nói lên điều gì? Bản sắc đóng vai trò như thế nào trong đời sống nhân loại? Và sự đa dạng về bản sắc có cần đạt đến bằng mọi giá hay không?
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • xem toàn bộ