Văn minh hại người

12:24 CH @ Thứ Hai - 20 Tháng Mười, 2014

Tại sao chúng ta mắc bệnh? Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu tiến hóa, đa số bệnh tật hành hạ chúng ta không chỉ vì lý do cơ thể chúng ta không thích nghi với thế giới hiện đại. Thế nhưng nếu ai đó giảm thiểu tình trạng không thích nghi đó bằng hoạt động thể thao, áp dụng chế độ dinh dưỡng thích hợp và tránh giữ vệ sinh thái quá - có thể kéo dài đáng kể tuổi thọ.

GS Daniel Lieberman đẩy cánh cửa vào nhà xác, nơi có hàng ngàn hộp các tông xếp ngay ngắn trên những giá kim loại. Nhà khoa học lật tìm một trong số hợp đó - nó được đánh số 57. 886. Ông lấy ra chiếc hộp sọ mầu nâu. “Anh nhìn xem, tất cả được sắp đặt tuyệt vời thế nào, răng không mọc đúng vị trí” - miệng nói, tay GS Lieberman chỉ vào hàm răng.

Hãy vứt bỏ giày dép

Những hiện vật khác trong các bộ sưu tập của bảo tàng Peabody (Đai học Hanvard) cũng có hàm răng đầy đặn tương tự. Những hộp sọ giáo sư sinh học tiến hóa Daniel Lieberman giới thiệu có xuất xứ từ nhiều vùng khác nhau của thế giới và có nhiều trăm năm tuổi. Khi ấy vẫn chưa hề có máy móc chỉnh sửa hàm răng, mặc dù vậy tất cả đều sở hữu hàm răng cực thẳng. Chứng cứ đó cho thấy, dân chúng thời đó buộc phải nhai vất vả thế nào trong một bữa ăn. “Hàm răng đòi hỏi sức kéo cơ học. Chỉ khi ấy xương cốt của hàm răng mới có thể phát triển đầy đủ và bảo đảm đủ chỗ cho tất cả số răng” - GS Lieberman giải thích. Xương hàm răng thế hệ chỉ khoái khẩu với fastfood (các món ăn nhanh) và những sản phẩm chế biến công nghiệp sẽ kém phát triển. Hậu quả sẽ xuất hiện hàm răng cong vẹo nếu không uốn nắn bằng thiết bị chỉnh sửa.

Nhưng tất cả không chỉ kết thúc ở hàm răng: Tình trạng xương cốt mất canxi và thấp khớp, áp huyết cao, trầm cảm tiểu đường, các khuyết tật thị giác, phát phì, viêm mũi dị ứng, các bệnh ung thư, đau cột sống, thoát vị ruột, hội chứng sợ ăn và bệnh Parkinson (liệt rung) - nhiều chứng bệnh hành hạ chúng ta chỉ vì lí do chúng ta không sống đúng với thiên hướng bẩm sinh. GS Stephen Stearms (Đại học Yale ở New Haven, bang Connecticut) là một trong những đồ đệ của học thuyết y học tiến hóa. Các nhà khoa thuộc trường phái này nghiên cứu, bằng cách nào quá khứ đã hình thành cơ thể con người tiền sử và kiên trì tìm kiếm những đơn thuốc đã chứng tỏ tính hiệu quả từ kỷ nguyên đồ đá. “Chúng ta có thể học cách sống hài hòa với những điều kiện do sinh học quy định của cá thể” - GS.BS Detlev Ganten, trưởng nhóm nghiên cứu Charite khẳng định.

Cho dù ngày càng nhiều công trình nghiên cứu cung cấp không ít lý thuyết về tính đúng đắn của y học tiến hóa, những quy định này vẫn hiếm khi tìm được chỗ đứng trong thực tế y học. Hơn thế các bác sĩ thường chỉ tập trung vào triệu chứng có thể chữa trị. “Với bệnh bàn chân phẳng, tai biến não hay loãng xương chúng tôi áp dụng giải pháp chỉnh hình, phẫu thuật và điều trị tân dược, để chân chung sống với những căn bệnh đó. Tuy nhiên qua đó nền văn hóa của chúng ta còn tự xa rời hơn nữa lối sống, mà cơ thể của chúng ta đã được tạo hóa hình thành để thích nghi với nó. Tôi gọi hiện tượng đó là sự què quặt của tiến hóa” - GS Lieberman đánh giá.

Điều kiện sống tại các quốc gia công nghiệp phát triển vốn không thích hợp với tự nhiên của con người. Sự đối lập ngày càng khoét sâu này là một trong những lý do quan trọng dẫn đến tình trạng đầu tư bảo vệ sức khỏe ngày càng phình to. Chỉ riêng năm 2007 nước Đức đã chi cho mục đích này 253 tỷ euro, chiếm trên 10% GDP.

Trong khi hoàn toàn có thể giảm thiểu được tự 70% chi phí trên nếu như nhân loại quan tâm đúng mức đến nhu cầu của phần xác và phần hồn trong quá trình tiến hóa. Thí dụ điển hình là bệnh tiểu đường dạng 2. Trên 90% tổng các trường hợp mắc bệnh nguồn gốc từ những thay đổi của nền văn minh, mà cơ thể con người chưa được chuẩn bị để thích nghi. Trên lối sống thiếu hoạt động mâu thuẫn với tự nhiên còn chất thêm gánh nặng thực đơn quá ngọt (nhiều đường).

Không ai tiếc nuối nạn đói hoặc tỷ lệ tử vong cao thời kỳ đồ đá. Thuốc kháng sinh, sản phẩm sữa và đồ hộp tiệt trùng, hệ thống điều hòa trung tâm và robot đủ loại là điều may mắn lớn. Con người hiện đại sống lâu hơn người tiền sử. “Tuy nhiên chúng ta có thể thụ hưởng sức khoẻ tốt hơn và hạnh phúc hơn nếu như mỗi ngày cố gắng dành thời gian cho cuộc dạo bộ mỏi chân” - GS. BS Detlev Ganten khẳng định.

Trong thời gian dạo bộ, mọi người có thể thoải mái cởi bỏ giầy dép. Cho dù giầy dép bảo vệ bàn chân trước nguy cơ thương tật, nhưng gắn liền với không ít tác dụng phụ tai hai hơn nhiều - như kết quả nghiên cứu thực hiện với 2, 3 ngàn trẻ em ở Ấn Độ. Trong khi chỉ 2,8 bé trai và bé gái đi chân đất bị hội chứng bàn chân phẳng… chỉ số này ở trẻ quanh năm đi giầy dép lên tới 13,2%. Việc thường xuyên đi giầy làm suy yếu cơ gót chân và hậu quả làm phẳng bàn chân.

Đi chân đất còn có thế mạnh nữa: Có thể “đơm” được ký sinh trùng thuộc nhóm sán chỉ. Ấu trùng của chúng chui qua da và thâm nhập vào đường máu sau đó tìm đến phổi. Khi người ho, chúng sẽ bắn lên miệng và bị nuốt vào hệ tiêu hóa cùng với nước miếng. Trong hệ tiêu hóa, những ấu trùng này nở thành loại vi khuẩn có ích chuyên hút máu dư thừa trong ruột non.

Ký sinh trùng, bạn tốt bụng

Nghe khủng khiếp? Thế nhưng sự “xâm lược” có mức độ của ký sinh trùng có thể phát huy tác dụng hữu ích đối với sức khỏe con người. Hàng tỷ người tại những quốc gia nghèo cả đời chung sống với đủ loại giun sán - và trái với dân số những quốc gia công nghiệp phát triển cao song trong môi trường sạch sẽ vô trùng, rất hiếm dân các quốc gia nghèo bị bệnh dị ứng. Nghiên cứu được thực hiện tại Gabông rút ra mốt quan hệ trực tiếp giữa vệ sinh thái quá và nguy cơ dễ mắc bệnh dị ứng. Các bác y học nhiệt đới đã tiến hành tẩy sạch ký sinh trùng cho trẻ em địa phương. Ngay khi bụng trẻ tiệt nọc giun sán, cùng lúc người ta ghi nhận tình trạng dị ứng bụi nhà đột ngột gia tăng. Té ra trong quá trình tiến hóa con người đã thiết lập mối quan hệ gần gũi với đủ loại ký sinh trùng. Chính chúng đã hạn chế khả năng mẫn cảm của hệ đề kháng con người. Việc tiêu diệt giun sán bằng tân dược khiến cho hệ đề kháng không còn đối thủ quen biết quay đầu tấn công mô tế bào của chính cơ thể.

Suốt nhiều ngàn năm con người đã thực hiện nếp sống nhất định. Trong thế kỷ qua bỗng chốc tất cả đều thay đổi. Nhiều bộ phận chưa lắp thích nghi với lối sống thay đổi đột biến là nguyên nhân dẫn đến cơ thể mắc đủ loại bệnh”- BS. BS Koel.Weinstock, chuyên gia về hệ tiêu hóa thuộc Trung tâm Y học Tufts New England ở Boston (Mỹ) nhận xét. Và nhà khoa học đã sử dụng ký sinh trùng điều trị có kết quả bệnh viêm ruột mãn tính. GS. BS Weinstock đã sử dụng trichuris suis, tức loại sán ký sinh trong hệ tiêu hóa của lợn. song cũng tấn công con người. Tuy nhiên chúng không thể làm tổ lâu trong các cơ quan nội tạng, vì thế nhà khác đã chọn để chữa cho bệnh nhân. Ông đã chọn 29 người mắc bệnh ruột mãn tính có tên Lesniowski- Crohn y học vẫn bó tay. Những tham gia thí nghiệm cứ ba tuần lại uống một liều trứng sán lợn. Kết quả: Sau 5 tháng điều trị tình trạng bệnh tình của 21 đối tượng đã được cải thiện đáng kể.

Phái đẹp, nạn nhân

Tại nhiều quốc gia thế giới, xấp xỉ 10 phụ nữ, có một bị ung thư vú. Dịch bệnh ung thư này chắc chắn cũng là nổi loạn mang tính sinh học. Phụ nữ “kỷ nguyên” đồ đá phần lớn thời gian mang bầu hoặc cho con bú. Cơ thể của họ tạo ra lượng estrgen ít hơn nhiều so với phụ nữ hiện đại, vậy trong vòng cả cuộc đời chắc chắn họ chỉ có 160 kỳ rụng trứng. Trong xã hội hiện đại phụ nữ có kinh nguyệt đầu tiên sớm, nhưng ít hơn có thai hơn và thời gian cai con bú sớm hơn. Trong vòng cuộc đời thậm chí có thể có 450 kỳ rụng trứng đều đặn. Vì thế trong cơ thể phụ hiện đại cho đến lúc mãn kinh estrogen gần như lúc nào cũng hiện diện- yếu tố làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.

GS. BS Mel Greaves (viện nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh) thuộc nhóm các nhà khoa học đánh giá thực trạng trên một cách phê phán. Ông là một trong số rất ít nhà ung thư học chuyên nghiên cứu di truyền học tiến hóa các bệnh ung thư. Theo GS. BS Greaves, do ảnh hưởng của cuộc sống phồn thịnh, bình đẳng giới và các biện pháp ngừa thai phụ nữ hiện đại thực thì mô hình tái sản xuất, mà họ chưa được chuẩn bị và phương diện lịch sử nòi giống và di truyền học. Lần đầu tiên điều đó bộc lộ là 300 năm trước, trong các nữ tu sĩ Italia có chế độ dinh dưỡng tốt và thực hiện lối sống hà khắc (không bao giờ có cơ hội tiếp xúc với đối tượng khác giới và sinh nở). “Không thể tìm thấy tu viện nào vắng bóng bệnh ung thư vú” - thầy thuốc Bemardino Ramazzini nổi tiếng thời đó ngạc nhiên ghi lại.

Tương tự vú phụ nữ - tuyến tiền liệt của đàn ông cũng khổ sở vì nền văn minh. Được kích thích bởi hoóc môn nam giới testosteron, suốt thời gian cuộc đời (kể từ thời điểm bắt đầu tuổi dậy thì) tuyến này sản xuất dung dịch đặc biệt phục vụ tinh trùng trong các mối quan hệ tình dục.

Thời nguyên thủy trong điều kiện xã hội quần thể, thực tế người đàn ông giải quyết “chuyện ấy” bất cứ lúc nào có nhu cầu - suốt cuộc đời với bất kì đối tượng khác giới nào. Tuyến tiền liệt liên tục thông thoáng. Ngày nay, vì nhiều lý do khác nhau: ngay đấng mày râu lấy vợ sớm, thời gian giải quyết nhu cầu sinh lý cũng rất hạn chế. Đa số đến 60 tuổi, bộ máy sinh dục của phần lớn đàn ông đã bị “bỏ xó” vì bà vợ không còn khả năng chiều chồng. Tuyền tiền liệt bị ứ đọng, sinh bệnh. Và vì thế không con đực của loài động vật có vú nào có tuyến liền liệt hay bị ung thư đàn ông.

Lối sống tai hại

Theo GS Lieberman, săn bắt tập thể là lối sống mang tính quyết định đối với sự phát triển của con người. Tổ tiên loài người nghĩ ra dạng săn bắt hữu hiệu này, bởi họ từng là những “vận động viên” điền kinh hoàn hảo và có sức bền tuyệt. Khi vẫn chưa biết đến cung tên và dáo mác, họ hạ thủ được những con hươu, nai đã đuối sức sau đường chạy bằng những viên đá và gậy gộc, để tiếp thu lọc lấy thịt chúng. Trong khi thực đơn giàu đạm động vật tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của não bộ. Con người có thói quen chạy nhảy được mã hóa trong gien di truyền và vì thế có nhu cầu hoạt động giống như nhu cầu hít thở không khí. Lúc nào chúng ta cũng cần chạy, suốt cả cuộc đời GS Lieberman, nhà khoa học mỗi tuần chinh phục đường chạy 30- 50 km dọc sông Charles River, khẳng định. Bằng cách đó GS Lieberman đã tiếp cận lối sống tổ tiên chúng ta từ kỷ nguyên đồ đá cũ, thế hệ chắc chắn hoạt động tích cực hơn nhiều. Hình mẫu bộ phim đầu tiên của chuyên gia nhân chủng học, GS Fred Flintsto chắc chắn mỗi ngày chạy 40 km. Đường chạy việt dã hàng ngày phục vụ tốt sức khỏe của nhân ngày phục vụ thể dễ dàng nhận thấy qua những bộ lạc hiện đại vẫn duy trì cuộc sống dựa vào săn bắt và cái lượm. Các thành viên của bộ lạc gần như không ai bị bệnh tim - mạch, thực tế trong họ không ai bị áp huyết cao, còn các vấn đề tâm lý rất hiếm xảy ra. Điều đó không có gì liên quan tuổi tác, khi biết rằng rằng những người thợ săn tên 60 tuổi (chiếm 8% cộng đồng được nghiên cứu) vẫn duy trì phong độ tuyệt vời. Trái lại, tình trạng sức khoẻ của họ sẽ suy giảm nhanh chóng - nếu bắt họ sống theo lối sống của người phương Tây hiện đại.

Thổ dân da đỏ Pima ở Tây - Nam nước Mỹ là thí dụ điển hình. Vì từ bỏ lối sống kinh điển chuyển sang chế dinh dưỡng chế yế là các món “ăn nhanh”, pizza, khoai tây chiên và uống nước ngọt có ga, các thành viên bộ tộc phải phì rất nhanh và hiện có một trong những chỉ số tiểu đường dạng II vào loại cao nhất thế giới - trung bình cứ hai người, có một mắc bệnh.

Nếu bạn đọc cảm thông với dân da đỏ hiện thời, cần dành một phần tình thương đó cho bản thân mình. Bởi tất cả nhân loại không phụ thuộc vào sắc tộc, đều rất dễ mắc các bệnh về chuyển hóa vật chất. Hãy lấy thí dụ người Đức - nếu trước chiến tranh thế giới II chỉ có 0,4 % dân số nước này là nạn nhân của tiểu đường dạng II, bây giờ tỷ lệ đã tăng lên 10%... Các bệnh mang tinh xã hội tràn lan có thể là chứng cứ thuyết phục khẳng định, cơ thể con người vẫn mang đậm “dòng máu” của kỷ nguyên đồ đá cũ đến mức độ nào. Cơ bắp con người kỷ nguyên đố đã vốn được đặt theo chế độ tiết kiệm năng lượng. Vì thế nó chỉ lấy đường glucoza từ máu trong trường hợp phải lao động. Isulin đóng vai trò trợ giúp trong trường hợp này.

Tuy nhiên, trong đều kiện thiếu hoạt động phổ biến, cơ chế này sẽ gây cho cơ thể không ít tổn thất. Cơ bắp thụ động không có khả năng lấy glucoza từ máu và hậu quả nồng độ glucoz sẽ ngày càng cao trong mao mạch. Nhằm mục đích điều chỉnh nồng đường trong máu ngày càng cao, tuyến tụy tiết ra số lượng insulin khổng lồ, thế nhưng cùng với thời gian các tế bào của cơ thể chấm dứt phản ứng với hoóc-môn này. Sẽ xuất hiện tình trạng rối loạn sản xuất đường và bệnh tiểu đường phát triển. Không chỉ dựa trên cơ sở y học tiến hóa, mà cả các nghiên cứu lâm sàng đều rút ra kết luận hiển nhiên: Cái gì là bí quyết tốt nhất cải thiện tình hình. Đó là hoạt động thể chất tích cực. Nồng độ đường trong máu giảm đáng kể - ngay sau chặng đường dạo bộ nhanh.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài học nguyên thủy đáng giá

    17/01/2017Ý LâmĐac-uyn đã viết trong nhật ký của mình: "nguyện vọng của một người và những kết quả mà anh tạ mong muốn đạt được không phải lúc nào cũng giống nhau. Những vấn đề phức tạp còn tồn tại của một dân tộc không thể nhờ vào một vài người "văn minh" để giải quyết được. Từ dã man tiến hóa đến văn minh là một quá trình đau đớn và dài lâu, dục tốc sẽ bất đạt...
  • Vượn biến thành người như thế nào?

    19/05/2015TS. Đỗ Kiên CườngChúng ta đều biết theo thuyết tiến hóa thì tổ tiên loài người là các chú vượn châu Phi. Tuy nhiên rất ít người biết cụ thể quá trình kì lạ đó, dù chỉ trên những nét khái quát. Hy vọng bài viết dưới đây có thể khắc phục một phần thực tế đó...
  • Mối quan hệ giữa các nền văn hóa, văn minh trong kỷ nguyên toàn cầu từ cách tiếp cận triết học

    05/12/2014TS Nguyễn Tấn HùngTrong bài viết này, khi chỉ ra bản chất của những mâu thuẫn giữa các nền văn hoá, văn minh; sự khác nhau giữa tôn giáo và văn minh; nguyên nhân của sự xung đột giữa các tôn giáo, sắc tộc, giữa các cộng đồng dân tộc, tác giả đã đi đến khẳng định rằng, sự phát triển của văn hoá, văn minh không những không làm sâu sắc thêm mâu thuẫn giữa các cộng đồng xã hội, mà trái lại, còn là điều kiện để các dân tộc xích lại gần nhau hơn.
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Qua con đường chọn lọc tự nhiên hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn

    27/10/2009"Chúng ta đã thấy rằng nhờ việc chọn lọc mà con người có thể tạo ra những kết quả rất lớn, và có thể bắt sinh vật thích nghi theo nhu cầu của bản thân mình, qua việc tích luỹ những biến đổi nhỏ nhưng có ích mà bàn tay của Tự nhiên đã trao cho con người. Nhưng Chọn lọc Tự nhiên là một sức mạnh hoạt động không ngừng và vượt hơn hẳn so với khả năng nhỏ bé của con người bởi vì những tác phẩm của Tự nhiên là những tác phẩm của Nghệ thuật."
  • Con người, kết quả của một tiến hóa

    18/08/2009Hoành SơnCon người không chỉ là động vật giữa muôn ngàn động vật khác. Bởi vì những động vật khác chỉ cần sống như con vật mà thôi, chứ con người thì còn phải sống sao cho ra người nữa. Mà để sống cho ra người thì phải có văn hóa. Để có văn hóa, nhờ đó sống cho ra người, người ta lại phải sống thành xã hội, bởi lẽ chỉ có văn hóa và phát triển văn hóa giữa lòng một xã hội. Vậy văn hóa là gì, xã hội là gì, và hai đằng liên quan với nhau ra sao? Để đi sâu vào những vấn đề ấy, không thể không chất vấn chính con người, con người trong bản chất của nó, cả về mặt cá nhân lẫn tập thể.
  • Giả thiết về nguồn gốc loài người đang lung lay

    25/07/2009Tuấn Hà (Theo AP. org)Cho đến nay, người ta vẫn cho rằng tổ tiên của loài người tiến hoá từ loài vượn ở châu Phi, nhưng từ những hoá thạch khai quật ở Myanmar, nhà nhân chủng học Chris Beard lại cho rằng quá trình này xảy ra tại Châu Á.
  • Nguồn gốc của loài người theo cái nhìn của Phật giáo

    05/05/2009Trưởng lão Thích Thông LạcLuật nhân quả đã xác định mọi tiêu chuẩn của mọi loài chúng sanh, nếu chúng sanh sống và tạo những tiêu chuẩn đó thì sẽ sanh làm loài vật đó, chứ không phải tiêu chuẩn đó mà làm loài vật khác được, có nghĩa là loài động vật đó sống thiện ở cấp độ thiện đó sẽ sanh làm loài chúng sanh đó, còn ngược lại sống ác ở cấp độ ác đó thì sẽ sanh làm loại chúng sanh đó. Luật nhân quả rất công bằng và công lý nên tiêu chuẩn thiện ác của nó rõ ràng, không thể sai khác được. Với trí tuệ vô hạn của đức Phật, Ngài đã thấu suốt luật nhân quả. Do đó Ngài dạy cho chúng ta cách thức sống năm tiêu chuẩn thiện để còn tiếp tục làm thân người thiện và chỉ có thân người thiện mới đủ trí tuệ thông minh rèn luyện tu tập chấm dứt khổ đau và luân hồi.
  • Một số vấn đề về nguồn gốc loài người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại

    08/04/2009TS. Hồ Bá ThâmKhi đọc được cuốn sách "Nguồn gốc loài người" của G.N Machusin do nhà xuất bản Mia ấn hành bằng tiếng Việt 1986, tôi thấy rằng, trong nhận thức của chúng ta về chủ đề này đang có chỗ rất lạc hậu và tác phẩm của Machusin thật sự mang lại một tri thức mới (Tất nhiên, xung quanh vấn đề nguồn gốc loài người vẫn đang có những khuynh hướng tìm kiếm, phát hiện, nhận thức còn khác nhau)...
  • Cái nôi loài người nằm ở đâu?

    04/04/2009Đỗ Kiên CườngSau khi tạp chí Thế Giới Mới số 822, ngày 23-2-2009 đăng tải bài viết “Cái nôi loài người” trong chuyên mục Những bí ẩn của lịch sử, nhằm rộng đường dư luận, chungta.com đã phỏng vấn Đại tá Tiến sĩ Đỗ Kiên Cường, Viện Khoa học Công nghệ Quân sự, Bộ Quốc phòng, về một số vấn đề liên quan. Xin giới thiệu bài phỏng vấn...
  • Trong vòng tay Sambala

    13/01/2009Hoàng GiangErnst Muldashev đã tổ chức bốn chuyến khảo sát khoa học Himalaya và Tây Tạng rất hữu ích đối với việc tìm hiểu phẫu thuật tái sinh. Ngoài ra trong những chuyến đi thám hiểm đó còn có những khám phá mang tính lịch sử và triết lý. Sau chuyến đi khảo sát thành công Himalaya Erơnơ Munđasep đã cho ra đời các cuốn sách...
  • Di truyền học và cuộc tranh luận về nguồn gốc loài người

    07/09/2008Đỗ Kiên CườngNgười hiện đại về giải phẫu xuất hiện đầu tiên ở đâu và khi nào? Bằng chứng hóa thạch và kỹ thuật di truyền cho thấy, họ có nguồn gốc Đông Phi khoảng 200 ngàn năm trước; và các cuộc di cư chiếm lĩnh hành tinh chỉ bắt đầu từ 60 ngàn năm trước. Tuy nhiên hiện chưa rõ chuyện gì đã xảy ra khi họ gặp những người có trước, như người Neanderthal hay người đứng thẳng. Người hiện đại thay thế hoàn toàn những người đó hay có sự hòa huyết ít nhiều giữa họ với nhau?
  • Sống văn minh

    15/06/2008Chiêu QuânLàng B từ lâu đã bị chê cười là làng thiếu văn hóa nhất trong cả xã, nhất trong cả huyện và thậm chí là nhất cả tỉnh nữa. Trong làng, từ người lớn đến trẻ con, mà ngay cả người già đụng đâu là xả rác, phóng uế ra đấy, ra đường thì hở một chút là chửi thề văng tục, đụng một chút là thượng cẳng chân hạ cẳng tay...
  • Đợt sóng Thứ ba

    25/02/2008GS. Nguyễn Hồng Phong (Viện sử học Việt Nam )Cuốn sách "Đợt sóng Thứ ba" (The Third Wave) do Viện Sử học Việt Nam tổ chức dịch và giới thiệu với bạn đọc là một cuốn sách có giá trị, rất nổi tiếng của nhà xã hội học và tương lai học Alvin Toffler. Để giúp bạn đọc rộng rãi thêm hứng thú để đọc tác phẩm, chúng tôi giới thiệu, nói đúng hơn là lược thuật tóm tắt những nội dung chính của tác phẩm...
  • Nhân loại qua các chặng đường phát triển

    06/01/2007Phạm Thanh ĐứcCuốn sách trình bày khá phong phú những vấn đề về nguồn gốc con người và nguồn gốc loài người, nguồn gốc trái đất và nguồn gốc sự sống...lý giải những bí ẩn về đến di truyền, những bí mật về tinh thần, trí tuệ và tâm linh, những vẩn đề chưa giải thích được về sức khoẻ, về sự sống và cái chết...
  • Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

    27/10/2006Vũ Gia HiềnĐể tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì?
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân

    12/10/2005Bức thông điệp bi thảm của cổ nhân thể hiện ở độ cao của núi thiêng Cailat (6666 mét) mang ý nghĩa toàn cầu, nó nhắc nhở ta về những quy luật của hành tinh chúng ta. Nhưng tại sao các quy luật đó lại liên can tới những con số 6666 dữ tợn? Bởi Trái đất vốn hiền hòa và hành tinh chúng ta vốn xanh tươi cơ mà!
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • xem toàn bộ