Từ nghiên cứu văn minh đến văn học

08:36 CH @ Thứ Tư - 19 Tháng Tư, 2006

Chúng ta đang sống trong một thời kỳ đặc biệt của lịch sử nhân loại - thời kỳ xã hội loài người biến đổi từ nền văn minh công nghiệp sang nền văn minh mới, văn minh hậu công nghiệp. Trong bối cảnh chung của nền văn minh thế giới, các nền văn minh khu vực và dân tộc đang phát triển mạnh mẽ, trải qua những biến động dữ dội, nhiều khi không tránh khỏi xung đột nghiêm trọng. Chưa bao giờ mối quan hệ giữa các nền văn minh lại phức tạp như ngày nay. Cũng chưa bao giờ có nhiều quan niệm khác nhau về văn minh và sự tương tác giữa các nền văn minh như bây giờ.

Sự kiện 11/9/2001 phải chăng là biểu hiện của "cuộc đụng độ của các nền văn minh" như dự đoán của Samuel Huntington? Cuộc chiến tranh Irắc mà nhà cầm quyền Mỹ, Anh phát động ngày 20/3/2003 có phải là cuộc xung đột giữa nền văn minh phương Tây với nền văn minh Hồi giáo như nhiều người giải thích? Có thể gọi đây là một cuộc thánh chiến được không? Trả lời câu hỏi này, ôngKoichiro Matsuura - Tổng giám đốc UNESCO khẳng định: "Để trả lời cho những ai đang coi cuộc chiến hiện nay như là biểu hiện của sự xung đột giữa các nền văn minh và tôn giáo, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để giáo dục ý thức đối thoại giữa các nền văn hóa, nuôi dưỡng những giá trị của lòng khoan dung và sự tôn trọng lẫn nhau”.

Đối thoại giữa các nền văn minh là vấn đề sống còn của nhân loại ở thế kỷ XXI. Không phải ngẫu nhiên mà năm 2001, năm đầu tiên của thế kỷ này đã được LHQ gọi là "Năm đối thoại giữa các nền văn minh" ("The International Year of Dialogue Among Civilizations"). Phát biểu về vấn đề này tại Đại hội đồng LHQ ngày 9/11/2001, ông Kofi Annan Tổng thư ký LHQ nêu rõ: "Đối thoại giữa các nền văn minh là hòn đá tảng của lời giải toàn cầu cho mọi cuộc xung đột và bạo lực, đặc biệt là cho những gì dựa trên chủ nghĩa cuồng tín và tính cố chấp. Vì sự đối thoại này bao trùm tất cả các phần của trái đất nên đối lại những lời hô hào chiến tranh sẽ là những lời kêu gọi thỏa hiệp, đối lại hận thù sẽ là khoan dung, đối lại bạo lực là lòng quyết tâm. Sự đối thoại giữa các nền văn minh là câu trả lời tốt nhất của loài người cho những kẻ thù hung bạo nhất của mình.

Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực chất là quá trình tạo dựng nền văn minh mới. Chúng ta đang tiến vào làn sóng văn minh công nghiệp, vừa từng bước tiến vào làn sóng văn minh hậu công nghiệp để "có thể hội nhập với thế giới hậu công nghiệp vào những thập niên đầu thế kỷ XXI" như cách nói của giáo sư Nguyễn Hồng Phong, người đã giành trí tuệ và tâm huyết của những năm cuối đời cho việc tìm tòi "triết lý phát triển của Việt Nam". Là nước tiến hành "công nghiệp hóa muộn" chúng ta có lợi thế của người đi sau, có nhiều thứ để học hỏi, kể cả những sai lầm cần tránh. Chúng ta không phát triển tuần tự màcó thể tiếp thu những.kinh nghiệm và kế thừa những thành tựu của các nước đi trước để rút ngắn quá trình phát triển đưa nước ta trở thành một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Con đường phát triển theo phương thức rút ngắn này đòi hỏi phát huy cao độ năng lực nội sinh của toàn dân tộc, kết hợp với việc khai thác tất nhất các yếu tố ngoại sinh, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đẩy nhanh quá trình tạo dựng nền văn minh mới.

Đối thoại giữa các nền văn minh và xây dựng nền văn minh mới đã trở thành vấn đề cấp bách về lý luận và thực tiễn. Nó đặt ra hàng loạt vấn đề cho nghiên cứu khoa học, trước hết cho nghiên cứu khoa học về văn minh, phát triển văn minh học (Science of Civilization).

Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước ta, có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn minh dưới những góc độ khác nhau.

Văn minh dưới góc nhìn của các nhà sử học

Ởnước ta cũng như trên thế giới, phần lớn những công trình nghiên cứu về văn minh là do các nhà sử học và triết học lịchsử tiến hành.Sở dĩ như vậy là vì lịch sử nhân loại chính là lịch sử các nền văn minh. Không thể nói đến sự phát triển của nhân loại mà lại không xem xét lịch sử các nền văn minh được. Điều này có thể thấy rõ qua một số công trình tiêu biểu được viết và dịch trong thập niên vừa qua.

Trước hết chúng ta nói đến cuốn “lịchsử văn minh thế giới"do Vũ Dương Ninh chủ biên, Nxb Giáo dục ấn hành năm 1998, tái bản lần thứ tư vào năm 2002. Đây là cuốn giáo trình được giảng dạy chính thức ở các Trường Đại học ở nước ta từ nhiều năm nay.

Cuốn "Almanach những nền văn minh thế giới",Nxb Văn hóa - Thông tin xuất bản tại Nội - 1996, tr.2.064 . Đây là một công trình tri thức tổng hợp đồ sộ về nhiều lĩnh vực của nền văn hóa - văn minh nhân loại, bao gồm tám trung tâm lớn trên khắp các lục địa qua 5000 năm và một số nền văn minh hiện đại.

Cuốn "Văn minh phương Tây"(Civilization in the West) của Brinton, J.B. Christopher và R.L.Wolff (Nguyễn Văn Lượng dịch), xuất bản tại Sài Gòn năm 1971 - 1974, Nxb Văn hóa - Thông tin xuất bản tại Hà Nội năm 1994.

Cuốn "Tìm hiểu các nền văn minh"(Grammaire des civilisations) của FemandBraudel, NxbKhoa học Xã hội - 1992.

Cuốn "Nghiên cứu về lịchsử - Một cách diễn giải"(A Study of history) của Arnold Toynbee, Nxb Thế giới - 2002.

Văn minh được nghiên cứu bởicác nhà nhân họcvà văn hóahọc.

Người mở đường và đặt nền móng vững chắc cho việc nghiên cứu và văn minh ở nước ta chính là giáo sư NguyễnVăn Huyên (1908 - 1975), một nhà nhân học và xã hội học lỗi lạc. Tác phẩm "Văn minh Việt Nam"(La Civilisation Annamite) của ông được hoàn thành vào năm 1939 và xuất bản bằng tiếng Pháp ở Nội năm 1944. Bản tiếng Việt được Nxb Khoa học xã hội công bố năm 1996 trong cuốn "Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Namtập II. Trong công trình nghiên cứu tổng quát này về văn minh, Nguyễn Văn Huyên đã đặt con người Việt Nam trong một quan hệ giữa Nhà (gia đình), Làng và Nước, khắc họa nên những nét đặc điểm của đời sống văn hóa vật chất cũng như văn hóa tinh thần của họ.Điều có ý nghĩa quan trọng đối với ngày nay là ở chỗ tác giả đã nghiên cứu văn minh theo quan điểm nhân học, đưa lại cho ta phương pháp tiếp cận văn minh như một chỉnh thể văn hóa.

Cuốn “Văn hóa Đông Sơn ở Việt Nam"Hà Văn Tấn chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội xuất bản năm 1994. Tác phẩm này tổng kết 70 năm nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (1924 - 1994), khẳng định "Văn minh Đông Sơn là đỉnh cao của thời đại đồng thau của dân cư Việt trên đất nước Việt Nam". Nền văn minh ấy "lan tỏa ra mọi miền lân cận, hấp thụ và hội nhập mọi tinh hoa của các nền văn minh khác, tạo nên một nền văn minh độc đáo nhưng cũng rất thoáng mở". Nền văn minh Việt Nam được mở đầu từ nền văn minh Đông Sơn như vậy.

Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, những công trình nghiên cứu gần đây của nhà khảo cổ học Wilhelm G. Solheim II cho thấy "nền văn minh Hòa Bình là nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới, khoảng 15.000 năm trước dương lịch (xem “Một góc nhìn của trí thức". Tạp chí Tia sáng & Nxb 2003, tập III, tr.174). Nếu đúng như vậy thì nền văn minh Việt Nam đã đầu tư nền văn minh HòaBình.

Cuốn "Văn hóa nguyên thủy"của E.B.Tylor (HuyềnGiang dịch), Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật xuất bản năm 2000. Trong tác phẩm này (xuất bản đầu tiên ở London năm 1871), nhà nhân học E.B. Tylor (1832 - 1917) đã ra định nghĩa kinh điển về văn hóa, cũng là định nghĩa về văn minh, vì ông văn hóa và văn minh là đồng nhất. Điều quan trọng là ông đã xem phát triển của văn hóa như một lĩnh vực nghiên cứu nhân học, khẳng định sự phát triển của văn hóa ở một mức độ lớn trùng hợp với sự chuyển từ cuộc sống hoang dã, qua man dã, đến văn minh. Việc sáng chế ra chữ viết là một bước tiến lớn đã đưa con người từ man dã sang văn minh.

Cuốn "Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX”, ViệnThông tin Khoa học xã hội xuất bản năm 2001, gồm 2 tập. Cuốn sách chuyên đề này giới thiệu những thành tựu nghiên cứu về văn hóa học như một chuyên ngành của nhân học và vai trò của môn học này trong việc thấu hiểu những vấn đề văn hóa, văn minh ở thế kỷ XX.

Văn hóa và văn minh có mối liên hệ chặt chẽ, nhưng không đồng nhất nhau. Quan điểm này đã được thể hiện trong nhiều công trình nghiên cứu cơ bản về văn hóa của các tác giả: Phan Ngọc "Bản sắc văn hóa Việt Nam" Nxb Văn hóa - Thông tin - 1998, Trần Quốc Vượng (chủ biên) "Cơ sở văn hóa Việt Nam"Nxb Giáo dục - 1998, Trần Ngọc Thêm "Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam"Nxb Thành phố Hồ Chí Minh - 1996, 1997, 2001, "Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam"Nxb Chính trị Quốc gia -2000, Đặng Đức Siêu “Hành trình văn hóa Việt Nam"(giản yếu) Nxb Lao động 2002, Phạm Đức Dương "Từ văn hóa đến văn hóahọc", Viện Văn hóa và Nxb Văn hóa Thông tin - 2002...

Văn minh được nghiên cứu bởi các nhà xã hộihọc và chính trị học

Vào nhà cuối thế kỷ XX ở các nước công nghiệp phát triển, người ta chứng kiến những biến đổi dữ dội trong toàn bộ đời sống xã hội, được gọi là cuộc khủng hoảng của nền văn minh công nghiệp và sự ra đời của nền văn minh mới, nền văn minh hậu công nghiệp. Các nhà xã hội học ở nhiều nước đã quan tâm đặc biệt đến quá trình phát triển xã hội này. Người tiêu biểu là AlvinTomer - nhà xã hội học và tương lai học Mỹ.Ông viết bộ sách ba tập "Cú sốc tươnglai" (Future Shock,1970), "Làn sóng thứ Ba"(The Third Wave, 1980) và "Chuyển dịch quyền lực"(Power Shift, 1990). Sau đó ông bà AlvinHeidiTomer tiếp tục đi sâu nghiên cứu và dự báo về những vấn đề sống còn của xã hội loài người. Kết quả là năm 1993, cuốn chiếntranh và chống chiến tranh. Sự sống còn của loài người ởbuổi bình minh của thế kỷ XXIđã ra mắt bạn đọc. Tiếp đó cuốn "Tạo dựng một nền văn minh mới. Chính trị của Làn sóng thứ Ba" được xuất bản năm 1995. Trong công trình này ông bà AlvinHeidiTomer khẳng định rằng: "Nền văn minh của Làn sóng thứ Ba" cần phải được tạo dựng nên bởi nghị lục của toàn thể nhân dân các dân tộc. Làn sóng thứ Ba không đơn giản chỉ bao hàm một nội dung về công nghệ và kinh tế mà còn bao hàm những yêu cầu về đạo lý, văn hóa và tư tưởng, cũngnhư các định chế và cơ cấu chính trị, tức là một sự cải tiến thật sự về công việc của con người. Cả 5 cuốn sách trên đều đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản ở Hà Nội và thành phố HồChíMinh.

Sau chiến tranh lạnh, nền chính trị thế giới bước vào một thời kỳ mới. TheoS.Huntington - giáo sư chính trị học, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Onlin thuộc Đại học Harvard thì "nguồn gốc cơ bản của các xung đột trên thế giới này sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa. Các ranh giới quan trọng nhất chia rẽ loài người và nguồn gốc bao trùm của xung đột sẽ là văn hóa. Nhà nước dân tộc vẫn là nhân vật chủ yếu trên sân khấu thế giới, nhưng các cuộc xung đột cơ bản nhất của chính trị toàn cầu sẽ diễn ra giữa các dân tộc và các nhóm người thuộc những nền văn minh khác nhau. Sự đụng độ của các nền văn minh sẽ trở thành nhân tố chi phí nền chính trị thế giới. Ranh giới giữa các nền văn minh sẽ là chiến tuyến tương lai".

Quan điểm trên đây của S.Huntington thể hiện trong bài viết "Sự đụng độ của các nền vănminhg" năm 1993 và trong cuốn sách "Sự đụngđộ của các nền văn minhvà việc xây dựnglại trật tự thếgiới năm 1996. Tác giả đã đi tới khẳng định rằng ngày nay sự đụng độ của các nền văn minh và xung đột tôn giáo là không thể tránh khỏi. Bài viết và cuốn sách của S.Huntington đã gây tranh cãi trong nhiều năm qua.

Những nghiên cứu trên đây về văn minh đã đưa lại cho chúng ta một khối lượng kiến thức đồ sộ, phong phú, đa dạng. Nhưng khối kiến thức vô cùng phức tạp và hỗn độn đó sẽ có ích hơnnếu chúng được tổ chức lại, liên kết lại, theo ý tưởng của Edgar Morin về tổ chức và liên kết trí thức để giải quyết những vấn đề phức hợp mà cuộc sống đặt ra. Nói cách khác, từ những nghiên cứu khác nhau về văn minh có thể và cần phải đi tới việc hình thành một khoa học thống nhất về văn minh, tức văn minh học.

Vấn đề khoa học về văn minh đã được đặt ra từ rất lâu, từ cuối thế XIX Chính E.B.Tylór trong tác phẩm "Văn hóa nguyên thủy”mà chúng tôi nói trên đây đã là người đầu tiên đặt ra vấn đề này. Cuốn sách mở đầu bằng chương I có tiêu đề "Khoa học về vănhóa" và định nghĩa: "Văn hóa, văn minh,theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội ".Như vậy E.B.Tylor đã đặt "khoa học về văn hóa"hay là "khoa học về văn minh"trên cơ sở "tộc người học", tức là nhân học. Mười năm sau, năm 18871, E.B.Tylor công bố tác phẩm lớn bổ sung cho "Văn hóa nguyên thủy"nhan đề "Nhân học (Nhập môn nghiên cứu con người và văn minh)".Từ đó, ông tập trung vào việc giảng dạy và phổ biến lý thuyết của mình. Năm 1896,lần đầu tiên trường Đại học tổng hợp Oxford đã mở khoa nhân học vàB.Tylor được bổ nhiệm làm giáo sư.

Khoa học về văn hóa, văn minh phải tập trung nghiên cứu "Sự phát triển của văn hóa"(tên đề của chương II, sự phát triển "trùng hợp với sự vận động tiến lên của con người và xã hội từ hoang dã, qua man dã đến văn minh". Nó được đánh dấu bằng trình độ phát triển của các ngành công nghiệp, phát triển kỹ thuật, đặc biệt là chế biến kim loại, chế tác những công cụ, đồ nấu nướng, trồng trọt, kiến trúc, sáng chế ra chữ viết, phổ biến trên thức khoa học, trạng thái tín ngưỡng, tôn giáo và nghi thức, tính phức tạp của tổ chức xã hội và chính trị...Theo cách nhìn của nhà nhân học, thì đấy là những "thang đo” văn hóa, văn minh gắn liền với "sự hoàn thiện chung” của giống người bằng tổ chức cao nhất của một con người và của toàn xã hội nhằm cùng nhau thúc đẩy sự phát triển tính đạo đức, sức mạnh và hạnh phúc của con người".

E.B.Tylor đã đặt ra cho khoa học về văn hóa, văn minh những vấn đề cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận và không phải không có tính thời sự hiện nay.

Bẵng đi một thời gian, phải đến giữa thế kỷ XX, vấn đề khoa học về văn minh mới được đặt lại. Người đặt lại đó là FernandBraudel, nhà sử học Pháp nổi tiếng quốc tế, người sáng lập trường phái sử học mới, tác giả cuốn "Grammaire"đã nói ở trên.

Môn học về "các nền văn minh" là sự sáp nhập có dụng ý của những môn khoa học nhân văn khác nhau. Những môn khoa học đó nhìn nhận, giải thích thế giới hiện nay, làm cho sự rối rắm của nó trở nên dễ hiểu. Nói cách khác, khoa học về các nền văn minh, hay văn minh học phải là môn học liên ngành. Chỉ như thế văn minh học mới có thể bao quát được đối tượng nghiên cứu của mình là nền văn minh, có quan niệm toàn vẹn về nền văn minh. FernandBraudel đã viết: "Người ta chỉ có thể định nghĩa khái niệm về nền văn minh dưới những ánh sáng kết hợp của tất cả các ngành khoa học nhân văn, trong đó bao gồm cả lịch sử. Tính toàn vẹn (holistic) là đặc điểm trung tâm của văn minh học.

Trên cơ sở quan niệm này, Fernand Braudel xây dựng cơ cấu mới của môn học, hướng môn khoa học này vào việc nhìn nhận, giải thích thế giới hiện nay "với tính đa nguyên của các nền văn minh".

  • Phần mởđầu: Lịch sử và thời hiện tại, xác định môn khoa học này “muốn được là môn khoa học về hiện tại", chứ không phải là "lịch sử các nền văn minh" như người ta vẫn giảng dạy.
  • PhầnI: Tìm hiểu các nền văn minh: Định nghĩa về văn minh, nền văn minh và các nền văn minh.
  • PhầnII:Các nền văn minh không phải châu âu: Hồi giáo, châu Phi đen, TrungQuốc, Ấn Độ, Nhật Bản, TriềuTiên, Đông Dương và Inđônêxia...
  • PhầnIII.Các nền văn minh ChâuÂu: ChâuÂu với những quyền tự do, Đạo Cơ Đốc, chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng khoa học, công nghiệp hóa, thống nhất ChâuÂu. ChâuMỹ: Châu Mỹ La tinh, HoaKỳ.

Arnold Toynbee (1888 - 1975) nhà sử học và triết học người Anh đã có cống hiến to lớn vào việc nghiên cứu khoa học về văn minh. Tác phẩm "Nghiên cứuvề lịchsử” là một công trình đồ sộ của ông, gồm 12 tập, được xuất bản từ năm 1934 đến năm 1961. Năm 1972, ông đã cùng JaneCaplan viết thành một tác phẩm tóm lược.

Arnold Toynhee xem lịch sử nhân loại như một khối toàn vẹn mà muốn hiểu nó thì không nên lấy các dân tộc làm đối tượng nghiên cứu. Phải tập trung vào những tổng thể rộng lớn hơn, đó là các nền văn minh.Ông sắp xếp 31 nền văn minh thành hai loại - loại độc lập và loại vệ tinh. Nền văn minh Việt Nam được xếp với Nhật Bản và TriềuTiên vào loại văn minh vệ tinh. Ông nghiên cứu, so sánh các nền văn minh, cố gắng tìm ra quy luật sống chết của chúng bằng cách theo dõi sự hình thành, sự phát triển, sự suy tàn và sự tan rã của các nền văn minh.

Arnold Toynbee và nhà triết học Đức OswaldSpengler, hai nhà triết học của lịch sử, đều tiên đoán sự suy tàn của nền văn minh phương Tây. Tuy nhiên Toynbee không bi quan như Spengler. Ông không cho là nhất thiết một nền văn minh phải chết. ông hy vọng là nó sẽ được cứu vớt bởi sự hình thành một cộng đồng do tâm linh ngự trị.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Cách mạng thông tin – công nghệ và nền văn minh

    12/12/2005PGS, TS. Phạm Thị Ngọc TrầmKết quả của quá trình biến đổi vật chất, năng lượng, thông tin do trí tuệ và lao động được định hướng bởi trí tuệ đó của con người đã tạo nên các cuộc cách mạng thông tin - công nghệ và cùng với chúng là sự thay đổi của nền văn minh nhân loại...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Văn minh là gì?

    18/07/2005Huy Vũ dịchVăn minh là trật tự xã hội nhằm đẩy mạnh sự sáng tạo văn hoá. Bốn yếu tố chính tạo nên nó: dự trữ kinh tế, tổ chức chính trị, truyền thống đạo lý cùng sự theo đuổi tri thức và nghệ thuật. Nó bắt đầu ở chỗ hỗn loạn và bất an chấm dứt. Khi sự sợ hãi được khuất phục, lòng hiếu kỳ và tính xây dựng được tự do, và con người bước qua khỏi xung lực tự nhiên để tiến tới sự hiểu biết và và tô điểm đời sống.
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • Khi con người VN đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/02/2003GS.TS. Hoàng TụyNói chung người Việt Nam chúng ta được đánh giá là thông minh, hiếu học, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu...
  • xem toàn bộ