Tản mạn chuyện thị trường
Vấn đề thị trường
Thịtrường là lĩnh vực lưu thông hàng hóa, là nơi mua bán tiêu thụ hàng hóa. Từ khi đất nước chuyển từ chiến trường sang thị trường, vấn đề thị trường không chỉ hàng ngày, hàng giờtác động vào đời sống kinh tế, mà còn tác động mạnh mẽ vào mọi mặt đời sống xã hội, đến các ngõ ngách sâu thẳm của tâm hồn con người. Câu chuyện thị trường hàng ngày vừa rất thiết thực tới đời sống, vừa bức xúc, vừa mới lạ, vừa đại chúng ai cũng phải quan tâm,vừa nhỏ nhặt chuyện rau cỏ tương cà mắm muối, lại vừa rất chiến lược quan hệ tới sự hưng thịnh, suy vong của một quốc gia. Vấn đề sản xuất, mua bán hàng hóa còn là nền tảng, cốt lõi vật chất, chi phối cuộc sống tình yêu hạnh phúc con người. Vì bên trong và đằng sau mối quan hệ hàng hóa thị trường ấy, chính là con người.
Cái được củacơ chế thị trường
Từ khi đất nước đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường đến nay, ai cũng cảm nhận được cuộc sống thay đổi nhanh chóng đến ngỡ ngàng, kỳ diệu, có người nói thay đổi một trời một vực. Nhớ lại thời kỳ bao cấp, cả nước chạy lương thực lo đói, xếp hàng mua thịt đi từ gà gáy, đợi đến trưa có hôm vẫn về không. Ai ai cũng gom góp tích trữ từ cân gạo mốc, đến bánh xà phòng, bao diêm... bây giờ thị trường hàng hóa bạt ngàn, mua bán thuận tiện, khách hàng ai cũng là thượng đế, dù là thượng đế giàu bay thượng đế nghèo. Vẫn con người này, vẫn đất trời này, trước đây làm không đủ ăn, bây giờ nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ ba thế giới, mỗinăm xuất từ ba đến bốn triệu tấn gạo. Con người thời bao cấp với tâm lý gà công nghiệp thụ động, chuyển sang cơ chế thị trường, con người nhanh nhậy tinh khôn, làm gì cũng phải có đầu óc tính toán hiệu quả. Những thành tựu đạt được của đất nước là do công cuộc đổi mới đem lại, trong đó đổi mới cơ chế kinh tế là căn bản mà thị trường là điều ai cũng dễ cảm nhận được.
Đã qua rồi thời kỳ chủ quan ấu trĩ, cấm chợ ngăn sông, muốn xóa bỏ các thành phần kinh tế tư nhân, hoặc mặc cảm khinh ghét buôn bán, coi con buôn là dối trá. Cơ chế thị trường không phải là cách thức riêng có của CNTB, mà là một bước tiến của văn minh nhân loại, vì nó giải phóng sức sản xuất của con người. Ngày nay cần phải giành nhiều công sức để tìmhiểu cho thấu cơ chế thị trường ở nước ta, thị trường ở khu vực và toàn cầu thì làm ăn mới có hiệu quả. Hiểu thị trường gắn liền với đổi mớitư duy kinh tế, hiểu quy luật giá trị vốn là quy luật của sản xuất hàng hóa.
Mặt trái củacơ chế thị trường
Cùng với cái được đáng mừng, thì mặt trái của cơ chế thị trường lại là những điều bức xúc, nhức nhối. Hàng giả, chuyện gian lận thương mại, lừa đảo, chụp giật, trấn lột, nạn không tặc, hải tặc, lâmtặc, cả tin tặc với cái tên "tình yêu” hấp dẫn. Nhìn ra thị trường có lúc ngỡ ngàng hoa cả mắt, không chỉ vì màu sắc, kiểu đáng, mẫu mã của hàng hóa mới mẻ hấp dẫn thượng đế, mà còn vì buôn bán cả những thứ "hàng hóa đặc biệt". Buôn phụ nữ sang Đài Loan, Trung Quốc làm tì thiếp, làm ôsin. Buôn trẻ em, bán bằng cấp giả. Rồi người ta "thương mạihóa" cả những lĩnh vực thanh cao như văn hóa và giáo dục "buôn thần bán thánh" công khai ngay tại những nơidi tích lịch sử văn hóa linh thiêng. Có một thầy giáo Đại học đã có lúc thân mật nói thẳng ra với học viên lớp tại chức là: Các anh là những người cần mua kiến thức, chúng tôi có kiến thức, chúng ta làm hợp đồng với nhau theo quy luật cung cầu. Cứ theo quy luật có cung có cầu kiểu này thì người ta sẽ bán tất cả: danh dự, lương tâm, tình nghĩa... ở các nước phát triển có bán cả dụng cụ trò chơi cho nhu cầu tình dục bản năng tự nhiên của con người. Chuyện xưa Lã Bất Vi buôn vua bán chúa, chuyện này có Chính phủ "bán" cả cựu Tổng thống để đổi lấy được viện trợ đôla. Đúng là vì lợi nhuận, người ta bất chấp mọi pháp luật, không sợ cả tội treo cổ.
Song vấn đề đáng lo ngại nhất vẫn là con người trong cơ chế thị trường. Chuyện có một lớp người chỉ khao khát tiền của và quyền lực, họ lạnh nhạt thờ ơ với truyền thống lịch sử và lợi ích của đất nước, họ có thể làm giàu, nhưng đời sống văn hóa tâm hồn thì nghèo nàn, trống rỗng và đang suy thoái về tư tưởng, đạo đức lối sống. Rồi chuyện bằng thật nhưng học giả, chất lượng công trình Dự án kém do chất lượng những người chủ đầu tư.
Còn nhà thơ Tố Hữu thì dùng hình ảnh "sao lắm kẻ gian tà giấu mặt", những kẻ "mặt nạ người che lòng dạ thú”. Hàng giả, hàng xấu có thể dễ nhận biết, có thể vứt bỏ, mua hàng khác. Còn người giả, người xấu thì khó mà nhận biết và không thể vứt bỏ được. Những mặt trái của cơ chế thị trường, cộng với những thông tin tuyên truyền độc ác nham hiểm của các thế lực thù địch, đang tạo thành những làn gió độc gây ô nhiễm môi trường sống, ngấm ngầm làm băng hoại những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống, đồng thời nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng vị kỷ. Đó chính là những cản trở của sự phát triển, những nguy cơ bất hạnh cho mọi người, cho cả đất nước. Chúng ta đã chỉ ra, đã phê phán nghiêm khắc các mặt trái trên đây, hơn nữa đã chủ động hạn chế mặt trái đó bằng sức mạnh của cả nước và bản chất của chế độ. Tin rằng ý chí của cả dân tộc sẽ đủ sức đẩy lùi những mặt trái đó, để đưa đất nước phát triển nhanh hơn.
Những điều đang đặt ra, mới mẻ
Cái gốc của thị trường vẫn là sản xuất, cái đích của thị trường vẫn là mua bán để thu lợi nhuận và dịch vụ tốt cho con người. Nhưng thị trường lạiđang chi phối rất dữ tới sản xuất và con người. Nông dân được mùa nhưng không vui vì giá quá trẻ, không tiêu thụ nông sản được. Bây giờ làm ra cái gì mà thị trường đang cần để thu được giá trị cao, chứ không phải chỉ làm ra nhiều theo khả năng của mình.Cả nước đang đi mời chào thượng đế, tìm thượng đế, giữ thượng đế - thực chất là đi tiếp thị để chiếm lĩnh thị trường, dự báo mở rộng thị trường, để sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Ngay cả các sản phẩm văn hóa cũng phải tính tới có người xem, người mua hay không.
Trong cuộc sống cạnh tranh hàng hóa khắc nghiệt ở thị trường, có người nói đã cạnh tranh thì làm gì có chuyện bình đẳng. Thực tế đang đòi hỏi một môi trường pháp lý, một sân chơi bình đẳng, một trọng tài nhà nước nghiêm khắc, vô tư. Không thể để cảnh lắmluật nhiều lệ khác nhau, vừa đá bóng vừa thổi còi, cảnh những ách tắc rào cản, những cửa ải làm nản lòng người sản xuất và đầu tư. Có như vậy mới thu hút được mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển, mới khắc phục dần được những mặt trái của cơ chế thị trường.
Thực chất cuộc cạnh tranh hàng hóa đang đòi hỏi phát huy mọi lợi thế, để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của các thượng đế. Trong cuộc chạy đua này, chúng ta là những người nghèo, lại "đi chợ muộn". Những chuyện như thị trường chứng khoán, Công ty mẹ, Công ty con, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ... người ta đã làm hàng trăm năm nay, còn mình chưa có hoặc còn mới sơ khai. Thị trường đang đòi hỏi chúng ta nhanh chân lên, đi tắt đón đầu, cởi mở, để sớm hòa nhập với mọi bạn bè.
Nhanh chân nhưng không được hấp tấp vội vàng vì thời tiết thị trường luôn thay đổi. Cơn bão tài chính kinh tế ở châu Á năm 1997-1998 đã làmnhiều quốc gia điêu đứng. Có người nói chỉ qua một đêm ngủ dậy, do đồng tiền mất giá đã làmmất đi một nửa tài sản của nhiều năm xây dựng. Những cơn sốt về xi măng, về mía đường, về nhàđất đã làm nhiều Công ty chao đảo, nhưng có người lại vớ bở. Chuyện làm ăn may rủi, phá sản, có Công ty thua lỗ kéo dài - chết rồi nhưng không chôn được. Rồi các cuộc chiến tranh thương .mại giữa các nước, các cuộc phong tỏa cấm vận kinh tế gây thiệt hại hàng trăm tỷ đô la. Ngay việc thay đổi tỷ giá đôla hàng ngày cũng đã gây thiệt hại cho người xuất nhập khẩu bạc tỷ.
Cách đây mấy năm, tôi có đọc một tài liệu của Trung Quốc nói rằng chúng ta đang sống trong thời đại "chiến tranh biên giới mềm", hàng hóa đi tới đâu văn hóa đi tới. đậu, thì biên giới quốc gia được mở rộng tới đó. Nhìn lại thị trường nước ta, đã có lúc hàng hoá và xe máy Trung Quốc tràn vào với giá rất rẻ. Trên -các kênh truyền hình từ Trung ương tới địa phương, có thời gian chỉ thấy phim Trung Quốc và Hàn Quốc. Nghe nói hàng hóa của Trung Quốc còn tràn vào các nước phát triển, kể cả Mỹ. Kinh tế thi trường quả là mới mẻ. Nó như một cơ thể sống, vừa hấp thụ vừa đào thải liên tục, vừa phải thường xuyên hít thở không khí bốn phương. Cho nên phải bồi dưỡng rèn luyện để cơ thể kinh tế ấy luôn khỏe mạnh, có sức cạnh tranh, đề kháng, để phát triển và cường tráng.
Đất nước đang rất cần có những doanh nghiệp mạnh, những doanh nhân giỏi, để hàng hóa trong nước sản xuất vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Hiện nay những sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh cao như: Cao su Cao vàng, sữa Việt Nam, bánh kẹo Hải Hà, bóng đèn phích nước Rạng Đông, May 10, giày Bitis, hóa mỹ phẩm Đasô... tiến tới xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh, sản phẩm làm ra có sức cạnh tranh cao, là niềm tụ hào cho cả đất nước, chất lượng sản phẩm ngày hôm nay tết hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt hơn hôm nay và tỷ lệ chất xám trong sản phẩm ngày càng cao. Ví như hãng Honđa, Sony (của Nhật Bản), Sam sung (của Hàn Quốc), tập đoàn Microsoft (của Mỹ), rượu vang (của Pháp), hoa tươi (Hà Lan)...
Đất nước đang chắt chiu xây dựng từng bước một cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng hiện đại. Đây là cái chúng ta đang thiếu nhất so với các nước phát triển. Trước hết là nền tảng khoa học công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng giao thông mạch máu của kinh tế thị trường, màng lưới điện lực, thông tin, thủy lợi, dịch vụ...tuy còn nghèo nhưng hiện nay mỗi năm chúng ta đã bỏ ra một phần ba tổng thu nhập, khoảng 10 tỷ đôla cho việc này. Vì thiếu cơ sở hạ tầng thì không thể phát triển được. Mong rằng các đề án, công trình từ lớn đến nhỏ đều có quy hoạch, chất lượng và hiệu quả.
Còn văn minh thương mại là chuyển địch nhanh cơ cấu kinh tế để phát huy thế mạnh ở từng vùng, từng nhà, từng người, là bảo đảm chữ tín, là xóa đói giảm nghèo, là làmgiàu chính đáng, là mỗi bước phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ công bằng xã hội. Sức sản xuất của dân tộc, nền kinh tế thị trường Việt
Tản mạn chuyện thị trường thì còn dài, vô tận và muôn vàn cái mới. Vấn đề rút ra là cần có đôi mắt nhìn thị trường cho đúng. Không choáng ngợp trước màu sắc mới mẻ hấp dẫn, không lo sợ trước những mặt trái bức xúc hay những biến đổi khôn lường kể cả những nguy cơ thách thức hay rủi ro, cũng không để thời cơ trôi qua nhỡ chuyến tàu, không để thị trường tự phát, quy luật giá trị dắt mũi. Bởi vì điều quyết định cho nền kinh tế thị trường văn minh hiện đại vẫn là con người Việt
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương Hiệu