Nghĩ về “bàn tay vô hình”

08:17 SA @ Thứ Sáu - 21 Tháng Mười, 2005

Rõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt...

Theo Adam Smith, nhà kinh tế học thế kỷ XVIII thì có một "bàn tay vô hình" thúc đẩy sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo quy luật cung cầu và quy luật giá trị, biến những tính toán riêng về lợi ích của từng người thành những lợi ích chung cho xã hội.

Cuộc sống con người tùy mức sống văn minh sẽ có nhưng nhu cầu vật chất khác nhau. Mức sống càng cao, yêu cầu vật chấttừ ăn no mặc ấm đã nâng lên ăn ngon mặc đẹp. Nhu cầu về cuộc sống tinh thần, tâm lý, được tôn trọng, được phục vụ cũng đòi hỏi những sản phẩm tinh thần mới, do đó mà sản phẩm hàng hỏa và dịch vụ phát triển không ngừng. Khi số lượng yêu cầu của một loại sản phẩm (vật chất hay tinh thần) lớn đến một mức độ nào đó thì sẽ tạo ra thị trường của sản phẩm ấy, nghĩa là có người mua, người bán, và bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường sẽ làm nhiệm vụ điều hòa. Số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm sẽ được đưa từ chỗ thừa đến chỗ thiếu, thúc đẩy một sản phẩm mới có ưu thế, có ích lợi hơn ra đời và loại bỏ sản phẩm lạc hậu, kém giá trị ra khỏi thương trường. Hoạt động của bàn tay vô hình thật là vô tư.

Tuy nhiên, vì vô tư nên bàn tay vô hình cũng dễ bị lợi dụng. Người ta đã tạo ra những trạng thái giả tạo, bằng nhưng hiện tượng thiếu hụt hàng hóa tại một thời điểm, một địa phương nào đó, làm cho giá cả gia tăng đề trục lợi hoặc dùng những biện pháp hành chính ngăn cản những dòng hàng hóa vận hành theo quy luật cung cầu, làm cho giá cả biến động, thị trường bị méo dạng, hay đặt ra chính sách đối xử bất bình đẳng đối với mặt hàng, nguồn gốc xuất xử, đối tượng tham gia…Như vậy bàn tay vô hình sẽ bị lừa, sẽ vận hành một cách khập khễnh, từ đó một yêu cầu vô cùng chính đáng đặt ra là Nhà nước phải tham gia vào thị trường với mục tiêu là: gỡ bỏ rào cản, loại bỏ những yếu tố làm biến dạng thị trường, hướng dẫn sản xuất.

Trong 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, chúng ta đã từng bước phục hồi nền kinh tề thị trường. Nhà nước đã từ đổi mới về mục đích cơ cấu và phương pháp vận hành dễ phù hợp với nền kinh tế thị trường ấy. Do đó mà đời sống xã hội đã có một bước tiến khá dài, đại bộ phận nhân dân từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc đang bước vào ngưỡng cửa ăn ngon măck đẹp. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước chung quanh, thì khoảng cách tụt hậu chưa thể rút ngắn, điều này khiến chúng ta phải có những bước cải cách mới để tạo động lực mới, gia tăng tốc độ tăng trưởng cho nền kinh tế của chúng ta.

Theo ý kiến một số nhà đầu tư có mặt tại ViệtNam nhiều năm nay, thì tiền lương lao động thấp không hẳn là một ưu thế của nền kinh tế ViệtNam bởi lương thấp đi đôi với năng suất lao động thấp, điều ấy không còn ý nghĩa gì nữa về mặt kinh tế, trong khi có thể còn làm hại về mặt xã hội. Người lao động thu nhập thấp thì sẽ không đủ sống, như vậy họ sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ được giao theo pháp luật hay hợp đồng tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của họ.

Điều này xưa nay các nhà đầu tư không dám có ý kiến với Nhà nước chúng ta nhưng rõ ràng chế độ tiền lương cán bộ nhà nước quá thấp đã ảnh hưởng đến nhiệm vụ, chức năng, thái độ làm việc của họ, nhất là trong xử lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cũng như ngoài nước. Biểu hiện cụ thể của tình hình này là thủ tục nhiêu khê, rườm rà, một số văn bảnpháp lý không rõ ràng, cách áp dụng và giải thích luật lệ mỗi nơi mỗi khác, làm cho doanh nghiệp phải đương đầuvới các yếu tố:

-Rủi ro cao trong mọi tình huống

-Thời gian quay vòng vốn chậm

-Chi phí vô hình tăng

-Giá thành trên một đơn vị sản phẩm năm sau cao hơn năm trước, đưa đến tình trạng không thể cạnh tranh được với hàng hoá nước ngoài.

Chế độ tiền lương của cán bộ Nhà nước thấp tưởng chừng như không liên can gì với giá thành sản phẩm hàng hoá, nhưng suy cho cùng thì sẽ thấy khi “sản phẩm công” mà Nhà nước cung ứng cho doanh nghiệp có chất lượng kém thì sẽ tạo ra biết bao gánh nặng như đã nêu trên.

Liệu có ai tin rằng cán bộ chúng ta thật sống với đồng lương “hình thức" đó không? Rõ ràng là không, vì người ta thừa biết cuộc sống của cán bộ Nhà nước luôn luôn trên mức trung bình của người dân trong tất cả mã vùng của đất nước. Như vậy tất nhiên họ phải nhờ vào nguồn thu nhập khác ngoài lương để giữ được mức sống đang có. Thế thì nguồn thu nhập đó từ đâu đến, trong khi về hình thức họ không tham gia hoạt động dịch vụ SXKD. Rõ ràng là đã có một "bàn tay vô hình" làm nhiệm vụ điều phối, cung ứng một nguồn thu nhập khác ngoài lương của công chức nên họ mới có thể sống được, sống khỏe, sống không phải lo chén cơm manh áo như đại bộ phận người dân đang phải đối mặt.

Khổ nỗi "bàn tay vô hình" này lại biến cái lợi ích chung thành cái riêng. Đương nhiên, nguồn thu nhập do "bàn tay vô hình" này đưa đến vô cùng phức tạp, đa dạng, có chất lượng, số lượng và đạo lý khác nhau. Chỉ riêng xét ớ góc độ đạo lý thôi thì chúng ta cũng có thấy những mức nhận thức khác nhau:

-Bị xúc phạm, nhưng bất khả kháng.

-Quyền biến nhất thời để sống và làm việc.

-Xem như một sự cân đối bù trừ với những điều mà đáng lý ra một chế độ tiền lương phải thực hiện đầy đủ, nhưng Nhà nước chưa làm được.

-Cũng là một sự trả côngcủa xã hội cho công sức của mình đã bỏ ra.

-Cũng là một thu nhập do công sức của mình tạo ra.

-Là một cơ hội làm ăn mà nếu mình không làm thì người khác cũng làm.

-Xem đây là con đường ngắn nhất để đầu tư cho cuộc đời nên phải nắm thời cơ khai thác triệt để.

-Phải nhanh tay lẹ chân, đánh nhanh đánh bạo kẻo trễ.

Sự xuất hiện của "bàn tay vô hình" thứ hai bên cạnh bàn tay vô hình của nền kinh tế thị trường dễ làmcho sự vận hành của nền kinh tế, cũng như việc điều hành bộmáy Nhà nước của chúng ta không còn khách quan, thậm chí trong nhiều trườnghợp thiếu trong sáng. Khi ấy bàn tay vô hình trở thành bàn tay "ma quái" gây tai họa cho đất nước qua các hành vi tham ô, lãng phí.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng, nền kinh tề chúng ta không có khả năng cung cấp một mức lương đủ sống cho công chức Nhà nước. Điều này không đúng, vì nguồn tiền mà bàn tay "ma quái" đó sử dụng thật sự là nằm trong nền kinh tế của chúng ta đó thôi. Chỉ có điều là ta chưa thật sự quyết tâm thực hiện cải cách thế chế quản lý Nhà nước, tinh giản bộ máy hành chính và loại bớt những người ăn lương vô công rồi nghề, để vừa đỡ nhiễu nhương cho dân, đồng thời tiết kiệm được nguồn tài chính Nhà nước. Có như vậy sẽ thừa khả năng tăng lương cho những cán bộ có năng lực, cần mẫn, làm như vậy sẽ vô hiệu hóa bàn tay vô hình thứ hai. Còn nếu ta vấn tiếp tục duy trì tình trạng dửng dưng với lương "hình thức" như lâu nay thì đó là cơ hội cho bàn tay ma quái vùng vẫy vô tư giữa bao nhiêu cái khó khăn của đời sống kinh tế xã hội đất nước.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thể chế và Thành tích

    25/10/2014Nguyễn Trần BạtBất kỳ nhà nước hay hệ thống chính trị nào cũng phải trả lời câu hỏi làm thế nào để phát triển hay làm thế nào để giảm thiểu rủi ro trong tiến trình phát triển. Trong quá trình đi tìm lời giải cho câu hỏi này, càng ngày người ta càng nhận ra vai trò của thể chế đối với phát triển, nghĩa là, một thể chế tốt sẽ đẩy mạnh tốc độ phát triển và tăng cường chất lượng phát triển; ngược lại, một thể chế bất hợp lý sẽ kìm hãm tốc độ phát triển và làm suy thoái chất lượng phát triển...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Im lặng và hứa suông hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/10/2005Hải YếnHiện nay, khi có việc phải đến chốn công đường, người dân nói chung, các doanh nghiệp nói riêng đang ở vị thế "người đi xin", các công chức, quan chức Nhà nước ở vị thế "kẻ có quyền cho". Những "người chủ" là nhân dân đang bị các "công bộc, đầy tớ" sách nhiễu. Vì vậy, gọi là "cải thiện quan hệ của cơ quan hành chính với dân" là không hoàn toàn đúng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • “Độc quyền chức vụ” cái gốc của tham nhũng

    01/10/2005TS. Phạm Anh TuấnTham nhũng ở Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc nạn. Quốc nạn tham nhũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo năng lực quản lý của bộ máy Nhà nước không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước. Vì thế, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng đang được Quốc hội đưa ra lấy ý kiến nhân dân để sớm ban hành, áp dụng. Tham nhũng, dù xảy ra ở đâu thì cũng là tội phạm đặc biệt, được thực hiện trước hết bởi các quan chức...
  • Cá và Ao...

    30/09/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngMột nguyên tắc cơ bản của luật dân sự mách bảo cho chúng ta rằng: "Cá vào ao ai là cá của người đó". Theo nguyên tắc này, cây mọc trên đất của ai là cây của người đó; nhà xây trên đất của ai là nhà của người đó. Chuyện của cuộc sống là đơn giản và dễ hiểu như vậy. Tuy nhiên, mọi việc lại có vẻ không hoàn toàn đơn giản và không hoàn toàn dễ hiểu được như vậy trong thực tiễn pháp lý của chúng ta...
  • Những lực cản của nền kinh tế

    28/09/2005Phan Thế HảiTheo ông Robert Glofcheski, chuyên gia kinh tế của UNDP: Với nguồn lực và đầu tư hiện nay, Việt Nam đáng phải tăng trưởng mạnh gấp 3 lần mức tăng trưởng hiện nay. Vậy đâu là lực cản của nền kinh tế, đâu là nguyên nhân gây nên sự trì trệ hiện nay?
  • Bức xúc ở chỗ khác!

    17/08/2005Trần Bạch ĐằngChung quanh dự thảo Luật Phòng và chống tham nhũng mà Quốc hội đang yêu cầu nhân dân góp ý kiến, nổi lên một số cách nhìn và giải quyết thực tế khác nhau. Về phòng và chống, hai phạm trù bản thân đã có vấn đề.

  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Tính chất của nghề chuyên môn

    23/08/2005Nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh R.H. Tawney (1880-1962) đưa ra một định nghĩa rất bao quát về một nghề nghiệp khi ông nói: “Nó là một tập thể những con người thực hiện công việc của họ theo những luật lệ đã được thiết lập để củng cố những tiêu chuẩn nào đó vừa nhằm bảo vệ tốt hơn những thành viên của nó vừa để phục vụ công chúng tốt hơn.” ...
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác