Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài

02:47 CH @ Thứ Năm - 27 Tháng Bảy, 2017

Mấy hôm nay đọc bài:Vì sao ít trí thức Việt kiều về nước làm việc? của tác giả Nguyễn Quốc Vọng đặng trên Tia Sáng, làm tôi có một vài suy nghĩ nên viết một số tâm tình dưới cái nhìn triết học với quý vị để làm sao chúng ta có cái nhìn rạch ròi về vấn đề rất đáng quan tâm này.

Bản chất của cuộc đời nằm trong nhiều cặp phạm trù triết học mà buộc mỗi con người sinh ra và lớn lên ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này cần phải hiểu để thành đạt. Song có những cặp phạm trù mà đã là con người thì cần phải quan tâm, đặc biệt con người đã trưởng thành và có chút thành đạt với đời.

Danh và Lợi: Sinh ra làm người không ai có thể thoát được cặp phạm trù danh - lợi. Dù là Thích Ca hay Chúa Jesus đã vì Đạo để chỉ ra con đường hướng thiện cho nhân loại thì họ cũng phải vướng vào một vế của cặp phạm trù này: chữ Danh, dù họ không màng đến danh lợi khi dấn thân và vong thân. Thế thì khi đã xác định được là người Việt Nam có tấm lòng với đất nước, thì phải xác định sự quay về với vì cái gì của một trong hai vế của cặp phạm trù danh và lợi? Dĩ nhiên, ở đời, không phải ai cũng có thể thực hiện hết cả hai vế cùng một lúc. Có người đi bằng thực tài lấy công danh trước, khi công danh đã chạm trần thì lúc đó lợi sẽ theo nhau về với họ. Có kẻ không bằng sức lực và trí tuệ của mình, mà chỉ bằng mánh lới của cuộc đời dạy cho để kiếm lợi trước, sau khi có lợi thì đi mua danh. Tất cả đều đi đến La Mã, chỉ khác nhau con đường đi, con đường ấy gọi là Đạo. Đạo cũng có chánh đạo và tà đạo là vậy.

Cho nên theo thiển ý của tôi, với quý vị người Việt ở nước ngoài, nếu đã có tấm lòng thì nên xác định rõ mình về vì cái gì của cặp phạm trù danh lợi để có chiến lược rõ ràng, mà không có bất kỳ mắc mớ gì trong tư duy khi muốn trở về đóng góp phần công sức nhỏ của mình với tổ quốc và dân tộc. Cụ thể tôi có thể nói đơn giản như thế này, nếu về vì danh thì nên chấp nhận những gì mà cơ chế đang hiện hành để góp sức với nó tốt hơn. Nếu vì lợi thì cũng nên chấp nhận những gì khó khăn đang dàn trải ra trên bước đường vì lợi. Anh không thể đem so sánh những gì ở xứ người để đem áp dụng vào Việt Nam, vì tại sao cũng với cơ chế ấy, khó khăn ấy nhưng những doanh nhân châu Á, Âu, Mỹ... họ lại vẫn đầu tư và thành công ở Việt nam. Trí thức của họ vẫn về giảng dạy ở các trường ở Việt Nam, nhưng người Việt thì không thể? Họ làm được tức họ cũng đã thể hiện không chỉ vì danh - lợi mà họ còn thực hiện được nhiệm vụ chính trị một cách âm thầm, không ai biết và cũng không ai buộc phải giao cho họ.

Như vậy thì, có nên tiên trách kỷ, hậu trách nhân không? Một câu hỏi mà mỗi công dân Việt ở nước ngoài cần suy nghĩ.

Dấn thân và Vong thân: Có dấn thân mới có vong thân và ngược lại, nếu không có vong thân là biết từ bỏ bản ngã, cái tôi của chính mình hay nói cách khác là từ bỏ mình thì làm sao có dấn thân? Cho nên khi đã có ý nghĩ là sẽ về trả nợ núi sông thì buộc lòng cần suy nghĩ đến cặp phạm trù dấn thân và vong thân. Dĩ nhiên, không ai lại từ bỏ tất cả chính mình để vong thân vì một việc không đi với cặp danh - lợi. Cho nên khi đã nghĩ đến trở về thì phải cần một chút, một phần ba, một nữa, hay nhiều hơn nữa là hai phần ba cho việc dấn thân và vong thân. Ta không thể chỉ nghĩ cho cái riêng mình mà quên cái chung trong cuộc quay về. Vì tất cả những người con Việt hay những doanh nhân, trí thức đang sống và đang làm việc với tổ quốc này họ sống được thì tại sao mình không sống được, một khi mình đã xác định các cặp phạm trù: danh lợi, chung riêng và dấn thân vong thân?

Chung và Riêng: Như đã nói ở phần dấn thân và vong thân, khi đã quyết định làm gì chúng ta không thể tách riêng mình một chỗ được. Theo định nghĩa về tâm thần học thì người bình thường là người biết hòa hợp với cộng đồng về cả tư duy và hành động. Ai đi ra khỏi cộng đồng thì người ấy bất thường. Cộng đồng là cái chung, bản thân ta là cái riêng. Cái chung không có khi không có cái riêng cấu thành, và cái riêng phải theo qui luật của cái chung mà tồn tại và phát triển. Ta không đòi hỏi cái chung phải theo cái riêng, nhưng ta có thể cải tạo cái chung đang lỗi thời, lạc hậu trở thành phù hợp và hiện đại, tại sao không? Liệu ta có thể chỉ nói và trách thì cái chung đang tồn tại những bản ngã lạc hậu có thay đổi được gì, hay tay phải xắn tay áo tham gia vào dòng chảy của chung riêng để cải tạo nó là tốt hơn? Thiết nghĩ điều này đã quá rõ ràng, không cần phải nói nhiều.

Đạo và Đời: Tôi cho rằng không đi tu không có nghĩa là không tu. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn há chẳng phải là tu đó sao? Đi tu là làm việc truyền lửa, còn không đi tu, nhưng vẫn giữ được khí tiết trong sạch thì cũng làm việc dưỡng đạo, có khác gì nhau? Khác nhau là khác ở chỗ người thì đang học đạo, và người đang hành đạo. Nhưng có một vấn đề ở đây cần làm sáng tỏ là, người đi tu là đang đi học và tìm kiếm danh, dù danh đó người đi tu không màng đến. Còn người vẫn sống với đời thì đang tìm kiếm cả hai, nhưng kiếm làm sao giữ được Đạo - con đường đi kiếm tìm danh và lợi - thật thanh cao. Ấy mới thực là hành đạo vậy.

Thế thì, khi đã nghĩ đến trở về, thì nên nghĩ ta đang làm việc của Đạo hay Đời, Danh hay Lợi, Chung hay RiêngDấn thân để được Vong thân hay không cần dấn thân và vong thân. Đó là việc mà mỗi người Việt ở nước ngoài cần suy nghĩ.

Có thể một số bạn bên ngành triết cho rằng có một số cặp phạm trù tôi nghĩ ra không phải là phạm trù, nhưng với tôi, nước lửa, đàn ông đàn bà, ngày đêm, sáng tối, ... những cặp nhị nguyên này là những cặp phạm trù mà tôi luôn tâm niệm và suy nghĩ về nó cho tất cả mọi sự vật hiện tượng tồn tại quanh tôi. Xin mượn nói của cố Tổng thống John Fitzgerald Kenedy để kết tâm tình này: “Đừng bảo tổ quốc phải làm gì cho ta, mà phải tự hỏi rằng ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay?”

Hy vọng ý kiến này có giá trị đến các bạn..

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Trí thức là ngươi nắm bắt tương lai

    12/05/2016Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Thông tuệ và nhiệt tình, GS Tương Lai đã có cuộc trò chuyện với PV SVVN xung quanh vấn đề tri thức.
  • Tri thức và trí thức

    25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Giá của tri thức

    28/01/2016GS, TSKH Vũ Đình Cự“Tri thức, bao gồm cả tri thức về phát triển là hàng hóa công cộng toàn cầu” (J.Stiglitz), nhưng các quốc gia giàu có đang sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để ngăn cản sự truyền bá tri thức cho sự phát triển chung cứu thế giới...
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Trí thức là ai?

    10/04/2015Phạm Xuân NguyênTrí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia...
  • Luận bàn về trí thức

    17/06/2014TS. Nguyễn Quang AVài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Phẩm cách quan trọng của người trí thức

    21/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chia sẻ với SVVN về tư cách của trí thức, và sứ mệnh của trí thức trong sự nghiệp đưa đất nước ngày một cường thịnh.
  • Năng lực sáng tạo: Làm sao để có

    16/06/2009Phan Đình DiệuNăng lực sáng tạo là vấn đề hưng vong của quốc gia, đất nước, nó cũng là vấn đề thành bại của mỗi tổ chức, doanh nghiệp; và cũng là vấn đề sống còn của mỗi cá nhân. Lợi ích chung và lợi ích riêng hòa hợp một cách hữu cơ trong cùng một nhiệm vụ là làm sao để nâng cao được năng lực sáng tạo chung đó?
  • "Có một người trí thức như thế!"

    25/05/2009GS Cao Huy ThuầnTại sao ông Sáu Dân để lại nhiều tình cảm đặc biệt nơi người trí thức? Chỉ đứng trên lĩnh vực trí thức mà thôi, câu trả lời là: Tại vì, ở cương vị quyền hành, ông đã biết nhìn và nhận người trí thức như vậy. Và tại vì, ở cuối đời, khi chỉ còn cây bút và hai bàn tay không, ông đã làm nhiệm vụ của một người trí thức - một người trí thức như thế
  • Ông Võ Văn Kiệt tôn trọng chủ kiến của trí thức

    23/05/2009Vũ Quốc TuấnĐiều nổi bật trong Ông Võ Văn Kiệt là Ông thực sự tôn trọng trí thức, không chỉ trong suy nghĩ, trên lời nói mà trong thực tế đã mạnh dạn sử dụng, phát huy tài năng, trí tuệ của trí thức trong các tổ chức tư vấn độc lập cho lãnh đạo để đưa trí thức vào cuộc, gắn bó trực tiếp với lãnh đạo và cuộc sống.
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • Suy nghĩ về khái niệm trí thức

    14/04/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhCó nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Không chỉ nhiều, mà rất nhiều, cho thấy đến nay định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Nhiều nhà trí thức lớn cũng đưa định nghĩa của mình, trong đó có những định nghĩa mới chỉ nêu tính cách đặc trưng hơn là nêu bản chất.
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • G.S Phan Đình Diệu: “Đừng vội nói chuyện đãi ngộ trí thức thấp, cao!”

    10/07/2008Thanh Phách thực hiệnTrao đổi về Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 7, Giáo sư Phan Đình Diệu cho rằng, một khi chưa có quan niệm đúng đắn về trí thức và một cơ chế để tạo môi trường cho người trí thức phát huy hết năng lực thì rất khó bàn đến chuyện đãi ngộ thế nào là xứng đáng với những đóng góp của họ...
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • Trí thức là ai?

    30/01/2007Tiến sĩ Nguyễn Quang ATrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay (với cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, với sự phổ biến của Internet, với sự bành trướng sức mạnh của thông tin, của biểu tượng, với sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức) thì vai trò và trách nhiệm của trí thức là rất lớn lao. Trên Vietnamnet đang có cuộc tranh luận về trí thức Việt Nam mạnh hay yếu. Bài này mong góp vài ý kiến về chủ đề này....
  • Xuân thu nhã tập bàn về người trí thức

    04/06/2006GS. Nguyễn Đình ChúTôi muốn chúng ta chú ý nhiều đến bài viết bàn về “trí thức” của bộ ba tác giả: Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc. Riêng tôi, xin được nói ngay đấy là một luận văn xuất sắc, hiếm thấy trong việc bàn về trí thức. Bản luận văn đặt ra các câu hỏi: Trí thức là gì? Thế nào là kẻ trí thức? Làm sao tới được trí thức?
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • Bản chất của thông tin và kinh tế tri thức

    20/08/2005Phùng Văn ThiếtVề bản chất, thông tin chính là sự đa dạng được phản ánh. Trong nền kinh tế tri thức, thông tin là tài nguyên quan trọng nhất. Kinh tế tri thức là ngành sản xuất thử tư, chứ không phải là ngành sản xuất duy nhất của xã hội hiện đại. Hiện nay, nó đã và đang trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất và giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của một số nước phát triển. Mặc dù vậy, nếu coi kinh tế tri thức như một chế độ kinh tế mới sẽ là một sai lầm về mặt lý luận và trái với thực tế lịch sử.
  • xem toàn bộ