Trí thức và chất lượng cuộc sống...

08:27 SA @ Thứ Hai - 12 Tháng Mười Hai, 2005

Có người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...

...nhìn kỹ chúng ta thấy trí thức ở nước ta có cái gì đó chưa hẳn đã tiếp cận với "giới học" của mình (giới học được coi là một trong 3 cấp độ để đi đến tri thức nhân loại mà người xưa đã dạy cần biết đến giới học, định học và tuệ học).

Vì lẽ đó khi trí thức được đào tạo, tích tụ tri thức, nếu anh ta chưa biết chuyển hóa tri thức để "ngày mai tốt hơn ngày hôm nay" (chúng tôi muốn xem xét đến chất lượng cuộc sống cả trong đời thường và trong hoạt động khoa học, xã hội, chính trị) thì có thể là rất đáng tiếc. Bởi vì anh ta hoặc chị ta, ông ấy hoặc bà ấy chỉ hiện nguyên hình là "cái bồ" đựng chữ (chữ và sách). Ngày nay, nếu còn trong tình trạng đó thì bất cứ một cá nhân nào chỉ còn tồn tại như một “thứ hàng phế liệu".

Cuộc sống hoạt động khoa học của trí thức được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động khoa học được xem như chất lượng cuộc sống thật của trí thức. Mọi khả năng tự duy trì những hoạt động chuyên môn khoa học của trí thức đương thời có được không nên nghĩ đó là khả năng "bẩm sinh". Cần được xem đó là lẽ sống của chính họ. Cần phải xem chất lượng cuộc sống của trí thức được xây dựng từ lẽ sống đó.

Các tầng lớp trí thức xưa nay đều thấu hiểu lời cổ nhân dạy: "Sỹ biệt tam nhật, quát mục tương đãi" (tạm dịch là kẻ sĩ xa nhau ba ngày cần phải nhìn họ bằng con mắt tổng quát để cần có sự đối xử tương đồng). Câu cổ ngữ này có ý nghĩa giá trị về văn hóa giao tiếp cả hai phía. Một bên kẻ sĩ có trách nhiệm phải tự mình đào luyện, thường xuyên (học hỏi, làm việc...) để sau một khoảng thời gian dù không lâu (ba ngày) cũng tăng trưởng về trí thức. Bên kia, người quản lý sử dụng trí thức, người bạn hay là đồng nghiệp cũng phải tự mình luôn nâng cao trình độ để đáp ứng nhu cầu quản lý tổ chức nghiên cứu chung.

Đặc biệt, trí thức đã thấu hiểu chân lý: "Hiếu học cận hồ trí, lực hành cận hồ nhân, trí sĩ cận hồ dũng" (tạm dịch là thích học là gần có trí, cố sức mà làm là gần có nhân, biết thẹn là đã gần có dũng).

Hơn nữa, vấn đề cơ bản là chất lượng cuộc sống trí thức có mối quan hệ với giới hạn định chuẩn "thế di tắc sự di, sự di tắc bị biến" (tạm dịch là đời khác thì việc khác, việc khác thì cách phòng bị phải biến đổi).

Việc đầu tiên cần quan tâm của trí thức có lẽ là một lúc cần giải quyết hai lớp vấn đề nóng bỏng: một mặt, cuộc sống đổi mới rất cần có nhiều trí thức "đích thực", có chất lượng cuộc sống cao trong mọi ngành khoa học; mặt khác, trong cuộc sống đời thường, trí thức cần có dịp thẩm định lại nguồn chi phí cho hoạt động cuộc sống của mình (trong hoạt động khoa học và cuộc sống hàng ngày) đạt hiệu quả đến đâu? Việc đòi hỏi quá cao, thách đố với lớp trí thức đương thời là chưa hoàn toàn phù hợp và ngược lại? Xã hội cần tạo điều kiện cho họ những gì?

Người ta hết sức ngạc nhiên khi thấy rằng đất nước chúng ta vào cuối năm 2004 có đến hơn 6.000 giáo sư, phó giáo sư, gần 14.000 tiến sĩ và hàng mấy chục vạn cử nhân, nhưng lại để những người nông dân chân lấm tay bùn sáng tạo ra máy cắt lúa từ máy cắt cỏ, rồi thì máy gieo hạt, máy đào ao nuôi cá, nghĩ ra việc đào ao trên cát trắng để nuôi tôm, tự chế tạo máy bay tổng thành để phun tưới cho đồng ruộng.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tâm đời thường

    20/10/2005Phan Chí ThànhCái Tâm con người gắn với đời sống con người. Đời sống dù là của một vĩ nhân hay của một người thường thì cũng cần phải có cái đế sống, tức là phải ăn, mặc, duy trì nòi giống. Vòng đi trở lại, chả thiếu gì những kẻ cao siêu rút cuộc cũng phải thừa nhận cái đời thường thế mà hoá ra to lắm. Có người còn cho là hơn cả sự to: Sống cho trọn một cái đời thường là khó nhất...
  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Tản mạn triết học

    30/03/2016Triết học hay là những triết lí trong cuộc sống. Người ta thường nói ai trong chúng ta cũng đều phải đối diện với những vấn đềtrong cuộc sống va người thành công là người có triết lí sống thích hợp. Thế nhưng thế nào là triết lí sống thích hợp?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Ích kỷ, khôn vặt, vụng nói chuyện, học để kiếm gạo, ...

    26/10/2015Vương Trí NhànCái tật ích kỷ vốn là một thứ hay lây: Trông thấy những vườn hoa cây cảnh ở sân nhà trường hay ở nơi đền chùa, hoặc cạnh đường đi lối lại, đã không biết giữ gìn để làm một cái cảnh vườn chung thì chớ, nhiều người lại còn đang tay bẻ tàn bẻ hại, để đem về nhà mà chơi thích chí lấy một mình...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Tư tưởng, phong trào Khai Sáng là gì?

    09/10/2010Bùi Quang MinhPhong trào Khai sáng là phong trào bắt đầu thời thế kỷ 18 ở châu Âu, coi việc tuyên truyền, phổ biến các tư tưởng tiến bộ, nâng cao các chuẩn mực đạo đức và tri thức khoa học (chứ không phải tôn giáo, điều giáo điều có sẵn) là những phương tiện quan trọng để biến đổi cuộc sống xã hội, con người, làm cho nhân loại tiến bộ.
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • xem toàn bộ