Phẩm cách quan trọng của người trí thức

07:09 SA @ Chủ Nhật - 21 Tháng Sáu, 2009

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chia sẻ với SVVN về tư cách của trí thức, và sứ mệnh của trí thức trong sự nghiệp đưa đất nước ngày một cường thịnh.

Gọi tên tri thức

Thưa GS, trong hình dung của GS, thế nào là một trí thức?

GS Nguyễn Huệ Chi: Theo tôi nghĩ trí thức được hiểu theo hai phương diện: Một là học vấn tổng quát để hiểu về mọi phương diện của cuộc sống, chứ không chỉ bó hẹp trong chuyên môn thuần tuý. Nếu như chỉ là nhà chuyên môn sâu thuần tuý, suốt đời chỉ nhìn vào cái “khe hẹp” ấy thì không được coi là trí thức. Mà anh có học vấn chung để nhìn cuộc đời trên tư thế một người độc lập. Thứ hai, anh phải có một nhân cách làm chỗ tựa cho học vấn ấy phát huy, để giúp ích cho đời. Đó chính là hai phương diện quan trọng để nhận diện một trí thức.

Nhưng chưa phải ai cũng biết được rành rọt những đóng góp và vai trò của anh trí thức trong một xã hội?

GS Nguyễn Huệ Chi: Vốn trong thiên bẩm - người được gọi là trí thức đã có chức năng là phản biện xã hội. Cho nên ở cơ chế của một xã hội dân chủ, giới trí thức có thể làm được nhiều việc. Nguyên lý của xã hội là tạo cho người dân được quyền phát ngôn, được tự do suy nghĩ, góp phần làm cho xã hội năng động… Anh trí thức phải là người đầu đàn để làm những việc đó một cách tốt nhất. Nhưng trong những xã hội độc tài xưa kia, thì người trí thức đứng ở một cự ly nhất định với trung tâm quyền lực. Khoảng cách ấy đủ cho anh có được cái nhìn tương đối tỉnh táo, nhìn vào thế giới quyền lực, dõi mắt theo thế giới ấy, và lê tiếng khi nó “có vấn đề” ảnh hưởng đến xã hội, đến sự dân chủ.

Và với sự hiểu biết sau khi nghiên cứu về lịch sử Việt Nam, GS thấy tiếng nói của giới trí thức trong những xã hội xưa thế nào?

GS Nguyễn Huệ Chi: Ở xã hội phong kiến ngày xưa, giới trí thức Nho học được răn dạy rằng: Khi mình không làm được những thứ theo ý mình với mục đích làm xã hội tốt đẹp hơn, thì mình phải làm một việc để thể hiện khí phách và phẩm tiết của người ta trí thức là rút lui. Mặc dù vẫn được trọng dụng, nhưng đề xuất chém lộng thần không được nghe, thì Chu Văn An cáo quan, treo mũ, từ biệt kinh thành về núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương) ở ẩn.

Xin nhắc lại, đấy là người trí thức trong cơ chế xã hội xưa kia. Đó là một xã hội độc tài, độc tôn, lấy ông vua làm trung tâm. Hễ ông vua tốt thì xã hội thịnh, ông vua xấu thì xã hội suy. Còn trí thức ngày nay, khi xã hội chúng ta đã phát triển theo mô hình mới rồi, không phải là xã hội cũ nữa thì rõ ràng vai trò của giới trí thức hiện nay phải tích cực hơn so với những trí thức trong xã hội cũ.

Không “mũ ni che tai”

Hiểu thế nào về sự “tích cực hơn”, thưa GS?

GS Nguyễn Huệ Chi: Tích cực hơn có nghĩa là anh không được làm những đều nhũng thoái. Anh đóng vai trò phản biện xã hội lên tiếng khi có những vấn đề khẩn bách ảnh hưởng đến sinh mệnh của cả dân tộc, của cả đất nước, hoặc là của cả một bộ phận nào đấy ở trong dân tộc này. Hoặc có nguy cơ làm cho con đường đi của đất nước có thể rơi vào một khó khăn nào đấy. Người trí thức phải biết hy sinh lợi ích của bản thân mình, kiên trì với những chính kiến của mình để đóng góp những điều có ích cho đất nước, cho dân tộc.

Người trí thức chân chính phải vì lợi ích lớn của dân tộc, của đất nước, hay của một bộ phận dân chúng nào đấy. Trong một thời đại được gọi là dân chủ, một bộ phận dân chúng nào đấy mà đang có nguy cơ mất sự sống an ổn thì người trí thức cũng không được thờ ơ.

Là một nhà nghiên cứu, theo GS, trí thức ngày xưa và trí thức ngày nay, có gì khác nhau?

GS Nguyễn Huệ Chi: Trí thức ngày xưa có thể lui về vườn để trở thành một người sống ẩn dật, hái củi, làm thơ. Nhưng người trí thức ngày nay, với trách nhiệm xã hội giao phó, không cho phép như thế. Vấn đề yếu kém của nền giáo dục hiện nay chẳng hạn, đó là một vấn đề, theo tôi, đang ở tình thế ngàn cân treo sợi tóc với dân tộc ta. Nếu người trí thức không lên tiếng thì đã vô tình trùm "mũ ni che tai” và đó là thái độ không phải của một trí thức. Anh phải biết kiên trì theo đuổi chính kiến hy sinh lợi ích cá nhân. Đó là điểm khác biệt giữa trí thức ngày xưa và trí thức ngày nay.

Trí thức là tầng lớp tinh hoa của một dân tộc, vậy đóng góp của họ phải thể hiện như thế nào?

GS Nguyễn Huệ Chi: Đương nhiên, anh giỏi về chuyên môn, cắm cúi trọng chuyên môn thì đó là một đóng góp rất tốt về mặt trí thức trong một ngành nào đấy. Nhưng những người đó không được hiểu theo kiểu những trí thức có trách nhiệm dẫn đạo xã hội hay là bộ phận tinh hoa của xã hội. Nhóm tinh hoa ấy bao giờ cũng tạo ra những định hướng có tầm để xã hội phát triển. Xã hội mà thiếu những định hướng có tầm xa như thế thì sẽ khó có hướng để phát triển. Xã hội chỉ được tạo nên bởi những nhóm quyền lực, hoặc nhóm lợi ích thì luôn luôn bị chi phối bởi những lợi ích và quyền lợi khác nhau . Phải là người đứng ở cự ly phía ngoài để nhìn vào quyền lực, nhìn vào các nhóm lợi ích và tìm ra hướng đi cho xã hội, thì lúc đó xã hội mới phát triển đúng hướng được. Vai trò, sự đóng góp của người trí thức thẻ hiện ở chỗ đó.
Phẩm cách quan trọng của người trí thức

Trong các phẩm cách của người trí thức, theo GS, phẩm cách nào là quan trọng nhất?

GS Nguyễn Huệ Chi: Người trí thức bao giờ cũng có mấy phẩm cách sau: Thứ nhất, phải có sự tự do trong tư tưởng - đó là một phẩm cách hàng đầu. Bởi vì nếu anh để tư tưởng bị khuất phục bởi một thứ giáo điều nào đấy, thì không bao giờ anh có sự sáng tạo được, và cách nghĩ của anh sẽ méo mó, thiên lệch, thậm chí là thấp hèn. Thứ hai, là sự độc lập đối với quyền lực. Quyền lực đương nhiên là chúng ta phải tôn trọng, vì quyền lực là đại diện cho chỗ đứng cao nhất của một bộ phận đang điều khiển đất nước. Nhưng phải luôn luôn có một sự độc lập để tỉnh táo nhận biết đâu là chỗ đúng, chỗ sai, để nhận thấy những khiếm khuyết, chỗ nào không khiếm khuyết của xã hội. Một xã hội không bao giờ có những con người tuyệt đối tốt, tuyệt đối hoàn hảo, mà họ dù ở cương vị nào cũng chỉ là những con người thôi. Mà đã là người thì bao giờ cũng có những mặt được, mặt hạn chế, nhất là trong xã hội hôm nay người ta luôn bị chi phối bởi nhiều nhóm lợi ích, sau mỗi con người là những nhóm lợi ích khác nhau: Do vậy, con người thường không hoàn hảo, do đó càng đòi hỏi người trí thức phải có sự độc lập suy nghĩ để tìm ra cái hay, cái đúng, cái sai, cái xấu… Và việc tìm ra cái hay, cái đúng, cái sai, cái xấu này để phục vụ lợi ích tối thượng của đất nước, chứ không phải là của những nhóm quyền lực khác. Tóm lại, người trí thức phải đứng ở chỗ đứng khách quan nhất.

Như tinh thần trao đổi trên đây của GS, thì chưa hẳn người có hàm học vị đã được gọi là trí thức?

GS Nguyễn Huệ Chi:(Cười lớn) Theo tôi, xã hội ngày nay nhất thiết phải có những chức danh, học vị cho người trí thức. Chẳng biết có phải vì lý do đó mà có nhiều GS, TS, thậm chí có cả những ông đi mua bằng ở nước ngoài về để trở thành Viện sĩ, mà thực chất đó cái bằng Viện sĩ đó chỉ có mấy trăm USD thôi (Cười buồn). Nhưng không phải cứ gắn vào một cái mác là GS hay Viện sĩ thì đã được gọi là trí thức, mà trí thức là phải xét ở phương diện anh có thực hiện được chức năng và phẩm cách của một trí thức hay không. Và trong những bước ngoặt, bước gấp khúc của đất nước thì anh đứng ở chỗ nào, anh bỏ quên lợi ích của cá nhân anh vì đất nước hay chỉ là vì “vinh thân phì gia” của bản thân. Tôi không bao giờ xét trí thức ở mấy chữ phía ngoài. Tôi thấy những người không gắn học vị gì cả nhưng tư cách trí thức hết sức đàng hoàng, như nhà văn Nguyên Ngọc chẳng hạn, anh ấy không có học vị học hàm nào cả, nhưng anh ấy là trí thức 100%, xứng đáng là trí thức ưu tú; hay như nhà văn Phạm Toàn có học vấn cực kỳ cao, nhưng anh ấy không gắn với bất cứ cái danh vị nào cả.
GS thấy thế nào khi mà hiện nay, có những người có chức danh GS, học vị tiến sĩ… nhưng lại mang danh đó để đi quảng bá các sản phẩm như đồ uống, dược phẩm…, và xem đó như một việc mưu sinh? Như thể họ đã thể hiện đúng vai trò của một trí thức chưa?

GS Nguyễn Huệ Chi: Xã hội hiện nay đang theo hướng kinh tế thị trường, phải bán sản phẩm, phải kinh doanh để sống... Do vậy anh trí thức cố nhiên cũng phải bị chi phối bởi quy luật ấy. Cho nến có những người mang danh là GS, TS nhưng đi quảng cáo cho những món hàng nào đó. Tôi nghĩ, chúng ta nên thông cảm cho họ, vì thực chất họ cũng đang đi mưu sinh, việc này cũng chẳng khác là mấy so với mấy cô gái xinh đẹp đứng ra làm PG (promotion girl) vậy thôi. Những người ấy đáng thông cảm hơn là đáng chê bai, nhưng tuy nhiên, đấy không phải là hành vi của người thuộc tầng lớp trí thức, mà đó chỉ là hành vi của người đang mưu sinh mà thôi.

Xin cảm ơn GS

“Có những người rất trẻ nhưng đã có tư cách vững vàng của một trí thức, nhờ được đào tạo, dạy dỗ trong truyền thống của gia đình, có học vấn rất cao. Còn những người đã già, nhưng đầu óc vẫn sáng láng, vẫn giữ được phẩm cách và phát huy được học vấn của mình thì vẫn xứng đáng là một trí thức sáng láng. Trí thức không phụ thuộc vào tuổi tác. Chỉ khi nào người ta đánh mất các phẩm cách của người trí thức thì lúc đấy mới không còn được gọi là trí thức nữa”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kẻ sĩ xưa và nay

    09/04/2019Hà Thúc MinhQuá trình phát triển của xã hội loài người là quá trình khẳng định sự “tách rời"” giữa lao động trí óc và lao động chân tay và cũng là quá trình phủ nhận điều đó. “Thống nhất” giữa lao động trí óc và lao động chân tay cũng là xu hướng tất yếu. Công nghệ thông tin trong thời đại ngày nay sẽ là đôi đũa thần đang biến cái tưởng chừng như khả năng xa vời đó trở thành hiện thực trước sự ngỡ ngàng của nàng “lọ lem” lịch sử về hình ảnh của cái gọi là “kẻ sĩ” một thời.
  • Trí thức và nửa trí thức: Đến cả sự nhợt nhạt cũng giống nhau đáng sợ

    16/05/2016Ngô Tự LậpTrích đăng từ bài “Giáo dục, Trí thức và nửa đường còn lại” của Ngô Tự Lậpbàn về trí thức và nửa trí thức.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Luận bàn về trí thức

    17/06/2014TS. Nguyễn Quang AVài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.
  • Bàn về tính chủ thể của giới trí thức ở các nước thế giới thứ ba

    12/03/2014Nguyễn Trần BạtGiới trí thức nào cũng là sản phẩm của một hệ thống kinh tế, hệ thống chính trị, hệ thống văn hoá và hệ thống giáo dục. Trong tiến trình phát triển của một dân tộc, giới trí thức có vai trò rất quan trọng...
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • "Có một người trí thức như thế!"

    25/05/2009GS Cao Huy ThuầnTại sao ông Sáu Dân để lại nhiều tình cảm đặc biệt nơi người trí thức? Chỉ đứng trên lĩnh vực trí thức mà thôi, câu trả lời là: Tại vì, ở cương vị quyền hành, ông đã biết nhìn và nhận người trí thức như vậy. Và tại vì, ở cuối đời, khi chỉ còn cây bút và hai bàn tay không, ông đã làm nhiệm vụ của một người trí thức - một người trí thức như thế
  • Ông Võ Văn Kiệt tôn trọng chủ kiến của trí thức

    23/05/2009Vũ Quốc TuấnĐiều nổi bật trong Ông Võ Văn Kiệt là Ông thực sự tôn trọng trí thức, không chỉ trong suy nghĩ, trên lời nói mà trong thực tế đã mạnh dạn sử dụng, phát huy tài năng, trí tuệ của trí thức trong các tổ chức tư vấn độc lập cho lãnh đạo để đưa trí thức vào cuộc, gắn bó trực tiếp với lãnh đạo và cuộc sống.
  • Hành xử của trí thức dưới chế độ cũ

    05/05/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhChế độ phong kiến (và trước nữa) mọc lên từ nền văn minh nông nghiệp, trải hàng chục ngàn năm, nay đã hết vai trò lịch sử khi loài người chuyển sang nền văn minh công nghiệp dành cho một chế độ mới. Do quá trình tàn lụi kéo dài hàng thế kỷ, chế độ cũ vẫn để lại những tàn dư, biến tướng, kể cả trá hình, nhất là ở phương Đông. Đó là nơi chế độ phong kiến tồn tại quá lâu, hơn nữa nó bị lật đổ không phải bằng sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, do vậy sự xoá bỏ khó mà triệt để - nhất là xoá bỏ nền kinh tế tiểu nông: nơi sản sinh và nuôi dưỡng ý thức hệ phong kiến.
  • Giữa đất và trời

    25/03/2009GS. Cao Huy ThuầnRất khó định nghĩa như thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc đặt phải câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
  • Bản lĩnh kẻ sĩ

    19/12/2008Mai LanKarl Marx đã coi trí thức là những người có đủ trí thức để quan tâm và có chính kiến riêng đối với các vấn đề xã hội. Và “trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì họ đang hiện hữu”.
  • Nghĩ về người tri thức

    12/09/2008G.S Tương LaiTừ đòi hỏi phát triển của xã hội hiện đại mà hiểu sâu hơn cái logic của tư duy truyền thống khi đặt kẻ “ sĩ” đứng đầu trong thang bậc phận vị xã hội khi các cụ ta từng hiểu rõ “ phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu, vấn đề tri thức và trí thức càng nổi rõ...
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • G.S Phan Đình Diệu: “Đừng vội nói chuyện đãi ngộ trí thức thấp, cao!”

    10/07/2008Thanh Phách thực hiệnTrao đổi về Đề án “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế” trình Hội nghị Trung ương 7, Giáo sư Phan Đình Diệu cho rằng, một khi chưa có quan niệm đúng đắn về trí thức và một cơ chế để tạo môi trường cho người trí thức phát huy hết năng lực thì rất khó bàn đến chuyện đãi ngộ thế nào là xứng đáng với những đóng góp của họ...
  • Trí thức Việt Nam thời toàn cầu hóa: Tư duy, kỳ vọng và trách nhiệm

    01/01/2007Trần Hữu DũngNgười trí thức phải mạnh dạn hướng dẫn và gạn lọc (qua thuyết phục) các trào lưu văn hóa đại chúng. Song, cần nhấn mạnh, sự “hướng dẫn” này phải được vạch ra từ góc nhìn toàn cầu của chính người trí thức. Nó phải xuất phát từ một trình độ lý luận cao, đượm tính nhân bản, tôn trọng dị biệt. Nó không thể là một “phản xạ” có tính giáo điều, hoặc mù quáng bảo lưu những tư duy lỗi thời, không còn thích hợp với thế giới mới...
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • xem toàn bộ