Xuân thu nhã tập bàn về người trí thức

07:57 SA @ Chủ Nhật - 04 Tháng Sáu, 2006

Với Xuân thu nhã tập mà có người coi là "văn chương hũ nút", "văn chương tắc tị", tôi vẫn muốn chúng ta chú ý nhiều đến bài viết bàn về “trí thức” của bộ ba tác giả: Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ , Nguyễn Lương Ngọc. Riêng tôi, xin được nói ngay đấy là một luận văn xuất sắc, hiếm thấy trong việc bàn về trí thức.

Bản luận văn đặt ra các câu hỏi: Trí thức là gì? Thế nào là kẻ trí thức? Làm sao tới được trí thức? Và tự trả lời như sau:

"Trí thức là viên ngọc, chứa đựng trong hòn đá. Phải phá hết những chất dày đặc bên ngoài để sáng suốt thu được cả bốn phương sán lạn trong mình". "Trí thức phải là sáng tạo, dù chi là tái tạo Sáng tạo không ngừng. Cho nên không có một địa vị trí thức, một giai cấp trí thức, chỉ việc đạt từ một lần trong đời rồi bình an toạ hướng. Trí thức không phải là một danh phận. Kẻ vô học có thể tớibậc trí thức tuyệt đối, mà một ông thầy thuốc, một ông thầy kiện, một ông thầy học thường khi cũng chỉ là một ôngthầy, nếu không thoát ra ngoài cái "học" để tới được bậc trí, nếu tự mãn ở độ đường cùng: danh phận. Bậc trí thúc suốt đời là tinh thần....Trí thức không có tính cách trưởng giả mà phải từng phút từng giây cảm thông vớinguồn đời vôtận, trôi với dòng sông không cùng... Trí thức phải giữ thái độ tiên phong: sáng tạo và tiên phong là nguyên tắc linh hoạt của trí thức...Biết vụn vặt,giỏi khéo một bề, chưa là trí thức. Trí thức cốt tinh thần và tinh thông triết lý (bao quát, tổng hợp). Bằng cấp nọ, học khoa kia, chưa là trí thức.Trí thức ở sâu hơn thế, cao hơn thế, rộng hơn thế. Thấy rộng, nghe nhiều, chưa là trí thức. Trí thức là minh cảm thông vớisự vật, không phải chi dừng ở ngoài sự vật mà "thấy" mà "nghe". Trí “khôn ngoan" không phải là trí thức. Trí thức không vụ lợi. Trí thức không phải là “tai mắt xã hội", không phải là “thượng lưu quý phái". Trí thức là tâm óc nhân quần, là cao nhân, là tinh chủng. Trí thức trái với ngu muội (dù học rộng tài cao), trái với theo đuôi người (dù người có hay có đẹp thật), trái với chiều thời, trái với đê hạ. Trí thức tức sáng suốt, tức tự do (cái tự do toàn vẹn của tinh thần), tức biệt lập (cái biệt lập của áng danh sơn) tức thanh cao (cái thanh cao không dời đổi của kẻ sỹ...) …Trí thức "là mình, biết mình và trọng mình". Bậc trí thức là kẻ sĩ, người tìm diệu, người đến Đạo, luôn luôn gắng tìm và gắng đến. Tạo ra cái "đẹp" - dù chi trong lòng mình - để ý thức sự “thật" muôn đời. Bằng một tâm hồn “trong".

“Tìm đường nhịp nhàng
Đến cõi siêu việt
Đạo lý và thiênchức"

"Có tri thức mà có sáng tạo...Mà có sáng tạo mớicó sống và mới có đạo lý: Cái phép tắc sống..? “tri thức chân chính phái nảy sinh ra sáng tạo" (nếu không chỉ là "mọt sách", là “hủ nho", là "trưởng giả"). "Sáng tạo chân chính tất sống theo đạo lý’ (nếu không chỉ là hỗn loạn, là xuẩn động, là vô nghĩa).

"Đạo lý của kẻ sĩ: không hề “trưởng giả" nhưng "vương giả”. Không lo “thành đạt" nhưng bao giờ cũng "thông đạt". Không làm ‘thương nhân" nhưng làm "tao nhân".

"Trí thức là kết từ cá nhân, vào địa hạt xã hội là văn minh. Về phương diện thực hành là Học thuật. Một dân tộc không tự ý thức tất không có Trí thức, không có Học thuật, không có Văn minh. Tất cả các cuộc xây dựng là một câu chuyện tinh thần. Tất cá cuộc sống (cuộc sống lộng lẫy) chỉ là một vấn đề trí thức".

Từ những gì được ba tác giả giới thuyết như trên, tôi có mấy nhận xét sau:

1.Quả thật đây là một quan niệm rất tinh khiết mang ý nghĩa cao đẹp về trí thức. Trước hết, nó vượt lên trên những quan niệm thông thường. Không chỉ với xưa mà cả vớinay nữa một khi vẫn coi tri thức là một "danh phận", một "giai cấp", "địa vị", vẫn coi tri thức là “tai mắt của xã hội", là "thượng lưu”, "trưởng giả", “quý phái", "khôn ngoan", "học rộng, tài cao","bằng cấp nọ, học vị kia". Còn theo đây, trí thức phải là sáng tạo, là tiên phong là linh hoạt, là tinh thần triết lý sâu - cao - rộng, là cảm thông với sự vật là tâm óc của nhân quần, là tinh chủng, là không theo đuôi người, là không chiều thời, không đê hạ, là tự do trợn vẹn của tinh thần, là biệt lập, thanh cao, biết mình và trọng mình, là gắng tìm, gắng đến, là đầy nhựa thơ, hút nhụy nhạc của đất trời để trổ bao điệu thắm tươi những lòng sáng tạo dâng lên bàn thờ Đạo lý, là lẽ sống trong Đời, là kết từ cá nhân để vào địa hạt xã hội là văn minh, vào thực hành là học thuật, là để dân tộc có học thuật có văn minh... Tất cả... là một câu chuyện tinh thần và tất cả cuộc sống (cuộc sống lộng lẫy) chỉ là một vấn đề tri thức.

2.Một quan niệm như thế lẽ nào lại bảo đó là “hũ nút", “tắc tị", "bí ẩn". Không! Nó là cao sâu, cao diệu. Bởi nó hướng về chính "nguyên khí của quốc gia". Các tác giả luận văn tri thức vô tình hay hữu ý, đã kế thừa. triển khai quan niệm cao diệu và tinh khiết đó của Thân Nhân Trung.

Theo dõi tình hình tư tưởng nhân loại ở hạ bán thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXIhẳn là chúng ta đang thấy có hiện tượng phục hưng phương Đông, và hiện tượng nhiều người phương Tây tìm đến phương Đông cổ trong khi cảm thấy phương Tây đang lâm vào cơn hấp hối. Chẳng nói đâu xa, cứ nhìn vào các cửa hàng sách tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ thấy bao nhiêu kinh điển Nho gia, Phật giáo, Lão Trang... đã được dịchthuật, in ấn, thu hút khá đông đảo độc giả, sẽ thấy dấu hiệu của một cuộc phục hưng, trỗi dậy lại của triết học phương Đông cổ truyền sau hàng thế kỷ bị đè bẹp.Và từ đó, chúng ta sẽ nghĩ gì khi cách đây hơn 60 năm, Xuân thu nhã tập trong đó có luận văn trí thức của bộ ba tác giả, như trên đã nói?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Sự thông thái xem như mục đích của giáo dục khai phóng

    14/11/2018Ta gọi một người là thông thái hoặc bởi anh ta chứng tỏ biết xét đoán đúng đắn trong những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, hoặc bởi anh ta có sự thấu thị sâu sắc về những nguyên lý cơ bản và nguồn cội của sự việc. Trong suốt truyền thống lịch sử phương Tây, thuật ngữ “thông thái” đã có cả hai ý nghĩa trí tuệ và đạo đức đối với chúng ta...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Thất phu hữu trách

    16/07/2015Vương Trí NhànĐiều quan trọng là người lãnh đạo cần tháo gỡ cho mọi công dân cái khó... tự giải tỏa được cái "ngại nói vì rất lo lắng" của người góp ý thì chắc chắn trí tuệ dân tộc được hanh thông...
  • Vì con người hãy giúp con người

    20/09/2013Nguyễn Chu PhácLịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sức mạnh không ở mãi trong tay một người, văn minh không nằm mãi ở một vùng. Tự nhiên sẽ tiếp tục vận động, xã hội cũng vận động. Người nắm trong tay sức mạnh vật chất, đồng tiền và quyền lực hãy tỉnh táo cố tự ghìm mình. Kẻ ác sẽ phải trả giá cả về vật chất và tinh thần nặng hơn gấp nhiều lần điều ác mà họ gây ra...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Rèn khí phách sáng tạo

    04/01/2006PGS. TS. Phạm Duy NghĩaNgười làm quan ở nước ta, xưa thì được tuyển mộ qua đường khoa cử (giỏi thơ ca và thuộc sách thánh hiền thì được đỗ đạt, làm quan), nay về cơ bản phải kinh qua ba kênh đào tạo chính: đào tạo về chuyên môn, đào tạo về chính trị và đào tạo về quản lý nhà nước...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • Trí thức và chất lượng cuộc sống...

    12/12/2005Đặng Lam SơnCó người nói rằng: "Trí thức ở nước ta những năm gần đây chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của mình". Điều đó là đúng, nhưng...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Khôn ngoan là gì?

    18/07/2005Huy Vũ (dịch)Khôn ngoan là gì? Tôi cảm thấy mình như một giọt li ti của bụi nước lơ lửng một cách kiêu hãnh trong một khoảnh khắc trên đầu ngọn sóng và hứa hẹn sẽ đo lòng đại dương.
  • xem toàn bộ