Quyền lực và văn hoá: Một màu bốn lợi ích cho Hà Nội

09:12 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Hai, 2007

Ta thường nghĩ rằng bản sắc văn hoá chỉ là những gì tự nhiên mà có. Điều đó dĩ nhiên chẳng có gì sai. Văn hóa hình thành cùng với một cộng đồng người và dù hay hay dở cũng gắn liền với cộng đồng ấy. Trong cuộc sống, thông qua những hoạt động đa dạng của mình, mỗi thành viên của cộng đồng đều tham gia vào việc xây dựng văn hóa. Tuy nhiên, trong một cộng đồng, cho dù là một cộng đồng dân chủ nhất, các thành viên không bao giờ bình đẳng tuyệt đối. Những thành viên có nhiều quyền lực hơn sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đến văn hóa cộng đồng. Như thế, văn hoá cộng đồng cũng là sự phản ánh của cơ cấu quyền lực.

Khi nói đến quyền lực, tôi muốn nói đến nhiều loại quyền lực khác nhau. Nhưng thứ quyền lực dễ nhận thấy nhất và có ảnh hưởng trực tiếp nhất là quyển lực chính trị. Trên thực tế, bản sắc nhiều khi bắt đầu bằng quyết định của chính quyền hay người lãnh đạo. Chẳng hạn cái sạch của Singapore bắt đầu bằng những quy định ngặt nghèo, và vẻ đẹp của Paris mà chúng ta khâm phục hôm nay cũng một phần quan trọng là nhờ công lao quy hoạch của các kiến trúc sư và những quy định chặt chẽ của chính quyền về các công trình xây dựng trong thành phố. ở Nga, Pi-e Đại Đế từng có quy định yêu cầu thị trườngphải thường xuyên tổ chức vũ hội và buộc dân chúng uống cafe để học theo lối sống các nước TâyÂu. Tương tự như vậy, ở Việt Nam, những nỗ lực hiện đại hoá lối sống của người Việt do triều đình nhà Nguyễn chủ trương còn lưu lại trong câu ca dao:

ChiếuVua vừa mớ ban ra

Cấm quần không đáy người ta hãi hùng...

Như thế, trong một chừng mực nào đó có thể nói rằng văn hóa của một cộng đồng chính là sự phản ánh văn hóa của những người lãnh đạo. Tất nhiên văn hoá còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, và mối quan hệ giữa văn hóa và quyền lực không phải là một mối quan hệ đơn giản, nhưng một thành phố chỉ có thể văn minh nếu những người lãnh đạo văn minh. Ngược lại, những nhà lãnh đạo thành phố thiểu hiểu biết, kém thẩm mỹ hay thiển cận về chiến lược phát triển sớm hay muộn cũng khiến nó trở nên nhếch nhác, xấu xí và bế tắc.

Chúng ta cũng thường nghĩ đến các quy định của chính quyền như những chính sách lớn, tốn kém và khó thực hiện. Thật ra có những quy định rất giản dị, dễ thực hiện, và về mặt tài chính không những không tốn kém mà còn có hiệu quả kinh tế cao. Một ví dụ là việc chọn và sử dụng màu đặc trưng cho cộng đồng, thành phố hay địa phương khá phổ biến ở nhiều nước mà theo tôi chúng ta nên học tập.

Hiện nay nhà cửa, bến xe, trạm điện thoại công cộng... ở Nội được làm theo đủ mọi kiểu dáng, sơn đủ mọi màu. Theo tôi, nếu chúng ta chọn một màu đặc trưng để dùng cho một số công trình và phương tiện như bưu điện và hòm thư, trạm điện thoại công cộng, xe buýt và điểm đỗ xe buýt, như người Anh đã làm ở London. Việc dùngmột màu thống nhất như vậy hoàn toàn không cần phải chi phí gì (và giá sơn không những không tăng mà còn giảm đi) trong khi những lại ích của nó rất đáng kể.

Thứ nhất, nó giúp người sử dụng, đặc biệt là người nước ngoài những người từ địa phương khác đến, dễ dàng nhận ra các công trình và phương tiện cần thiết.

Thứ hai, nó góp phần giảm bớt cảm giác hỗn loạn trong điều kiện nà cửa, phương tiện và quy hoạch đô thị rất lộn xộn hiện nay.

Thứ ba, nó sẽ tạo nên một cảm giác thích thú đặc biệt cho khách du lịch. Tôi tin chắc rằng khó có hình thức nào quảng cáo cho du lịch Nội hiệu quả hơn và rẻ tiền hơn, nhất là trong dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Nội sắp tới.

Thứ tư, khi màu đặc trưng ấy được lặp đi lặp lại nó sẽ tạo nên không chỉ một nét bản sắc, mà cả giá trị thương mại. CácCông ty du lịch có thể dùng màu đặc trưng đó cho các tờ quảng cáo, các sản phẩm của Nội có thể dùng màu đặc trưng đó trên bao bì. Một ngày nào đó nó có thể trở thành niềm tự hào của Nội.

Việc chọn màu đặc trưng nhằm tạo nên nét độc đáo đồng thời tăng giá trị trong kinh doanh du lịch, theo tôi chính là một trong những ví dụ về việc tận dụng ưu thế của kinh tế tri thức. Thu hút du lịch, về bản chất là thu hút dòng tài chính từ những nước phát triển nơi dân chúng có thu nhập cao nhờ trình độ công nghệ tiên tiến, vào Việt Nam. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp và cơ sở hạ tầng còn yếu kém của Việt Nam, việc theo đuổi cuộc chạy đua công nghệ cao theo tôi gần như là vô vọng. Cách tốt nhất đối với chúng ta là dùng tri thức để hoạch định và điều hành nền kinh tế để tận dụng những thành quả của thế giới.

Trên đây tôi lấy Hà Nội làm ví dụ, nhưng một biện pháp tương tự cũng có thể và nén áp dụng cho các thành phố khác, đặc biệt là các thành phố lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng hay thành phố Hồ Chí Minh. Và câu chuyện tuy nhỏ nhưng nó mang bản chất của rất nhiều chuyện đang diễn ra trên đất nước ta hôm nay. Thông điệp của tôi cũ và giản dị: Mặc dù kinh phí rất cần thiết để phát triển, nhưng cái cần thiết nhất không phải là kinh phí mà là cách nghĩ, trước hết là cách nghĩ của những người lãnh đạo.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Thế động của văn hóa

    03/11/2014Trần Kiêm ĐoànKhi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như “Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến”. Đó là cách nói ở “thế tĩnh”. Coi văn hóa là một gia tài quá khứ, mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thép vàng của lòng tự hào dân tộc...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Cá nhân và Lịch sử: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng và người lãnh đạo

    14/05/2014Nguyễn Trần BạtNgười ta thường nói rằng sự nghiệp là của quần chúng. Điều đó không sai, nhưng nếu nói sụ nghiệp chỉ là của quần chúng thì hoàn toàn không đúng. Những bước ngoặt trong lịch sử các dân tộc thường gắn liền với các tên tuổi lớn: ở Nhật Bản là Minh Trị, ở Nga là Pie đại đế, ở Việt Nam là Hồ Chí Minh... Bởi vì thửa ruộng cày được không phải do công lao của cái cày. Nếu chúng ta phân tích theo logic, rằng những người lao động trực tiếp tạo ra sự nghiệp, tạo ra lịch sử, thì chúng ta cũng buộc phải phân tích tiếp: con trâu còn quan trọng hơn cả con người...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Một cách nghĩ về văn hóa

    06/11/2006Vũ Duy ThôngĐã có một thời gian khá dài tồn tại cách nghĩ văn hóa như một thành quả của quá trình lao động sản xuất. Với quan niệm đó, hưởng thụ văn hóa là sự đãi ngộ cho những nỗ lực của con người trong lao động.
  • Lãnh đạo và quản lý mọi người

    30/09/2006Trong một tổ chức, chúng ta phải làm việc cùng mọi người và cho mọi người. Để mỗi người có thể đạt được mục đích của mình, mỗi cá nhân cần phải phối hợp với nhau một cách hiệu quả. ...
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • Quyền lực thứ năm

    27/08/2006Thục AnhNàng đẹp. Cái đẹp mà ngày xưa người ta bảo rằng “chim sa cá lặn”, “nghiêng thành đổ nước”... Còn ngày nay, đơn giản hơn chỉ cần nói “đẹp như hoa hậu”.
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

    23/03/2006Phạm Mạnh HàBối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý...
  • “Tài sản” quyền lực

    05/02/2006Bạn đang giữ một vị trí quản lý trong công ty? Có bao giờ bạn nhận thấy xung quanh mình có những người dù đang giữ những chức vụ có vẻ "không cao" nhưng ai cũng phải "ngước nhìn”. Tiếng nói của họ dường như rất có ảnh hưởng, rất có trọng lượng đối với mọi người, thậm chí cả với cấp trên...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Ba cấp độ của sự lãnh đạo

    19/09/2005Nguyễn Trần Bạt,Bản chất của hoạt động chính trị là lãnh đạo, nói cách khác, cốt lõi của hoạt động chính trị là lãnh đạo. Tuy nhiên, khái niệm lãnh đạo được hiểu khác nhau trong các hệ thống chính trị khác nhau và tuỳ theo sự phát triển của hệ thống chính trị. Chúng ta không được phép đồng nhất chính trị và lãnh đạo, nhưng cần phải hiểu rằng bản chất của lãnh đạo là tạo ra hiệu quả của hoạt động chính trị...
  • Sức cuốn hút của những nhà lãnh đạo

    22/07/2005"Công việc là sự tìm kiếm ý nghĩa cho mỗi ngày cũng như kế sinh nhai hàng ngày, để được công nhận mình cũng như là vì đồng tiền, vì sự ngạc nhiên nhiều hơn là sự uể oải; tóm lại, vì ý nghĩa cuộc sống hơn là vì những ngày Thứ 2 đến Thứ 6 buồn tẻ" - Studs Berkel ...
  • xem toàn bộ