Lãnh đạo và quản lý mọi người
Trong một tổ chức, chúng ta phải làm việc cùng mọi người và cho mọi người. Để mỗi người có thể đạt được mục đích của mình, mỗi cá nhân cần phải phối hợp với nhau một cách hiệu quả.
Sau đây là những ý kiến có thể giúp bạn làm được điều đó.
• Biết được những người đang làm việc theo đúng cách và cho họ biết là họ đang làm đúng.
• Hãy nắm được những người trong bộ phận của bạn đang làm việc gì một cách có trách nhiệm và chắc chắn.
• Hãy tổ chức các cuộc họp một cách thường xuyên và tập trung vào các dự án hoặc công việc bạn đang phụ trách.
• Hãy cung cấp đầy đủ thông tin và sự hướng dẫn cho công việc. Sẽ rất phí phạm thời gian nếu công việc bị làm sai.
• Hãy đào tạo những người khác làm việc. Bạn không thể làm tất cả mọi công việc, và những người khác thì không làm được nếu họ không được đào tạo.
• Hãy kỳ vọng vào sự thành công của mọi người. Sự thành công đã có một nửa khi bạn tin tưởng rằng những người khác trung thực, cống hiến và đang làm tốt công việc.
• Hãy chỉ cho người khác thấy những lợi ích có được khi làm tốt một công việc. Điều này thực sự sẽ là một động lực rất tốt cho họ.
• Đừng ngại khi phải nói chuyện với những người có lối nói chuyện tẻ nhạt. Nếu không làm như vậy, bạn sẽ làm hại đến họ, đến tổ chức và cả chính bản thân bạn khi tình hình bị xấu đi.
• Đừng nên can thiệp sâu và điều khiển công việc của người khác. Điều đó sẽ làm họ khó chịu và mất thời gian của chính bạn.
• Hãy để ý đến kết quả công việc chứ không phải là từng hành động hay cá tính của mỗi người.
• Hãy khen thưởng mọi người vì những gì họ làm được.
• Bạn hãy quản lý bằng cách vào những nơi mọi người làm việc, biết họ làm gì và lắng nghe những gì họ muốn nói.
• Hãy bỏ qua những nỗi ám ảnh, nhất là những việc nhỏ.
• Cám ơn và gửi lời nhắn cám ơn mọi người.
• Sau khi nhân viên hoàn thành các công việc được giao, hãy cởi mở, thẳng thắn và kịp thời cho họ biết mức độ hoàn thành công việc của họ như thế nào so với mong đợi của bạn, họ sẽ muốn làm để bù đắp thêm phần việc chưa được hoàn thành như mong muốn.
• Hãy học cách lắng nghe với vẻ “ngây thơ”. Đừng nói gì cả, chỉ để cho mọi người nói rằng tại sao họ lại đang làm như họ đang làm, bạn sẽ biết thêm được nhiều điều.
• Chỉ quản lý khi có những trường hợp ngoại lệ. Khi mọi việc đang trôi chảy, hãy để nhân viên tự làm việc. Khi có chuyện gì bất thường, can thiệp và giúp đỡ họ.
• Đừng bao giờ tìm lỗi để phàn nàn. Hãy tập trung vào vấn đề cần giải quyết.
• Đừng bao giờ lờ đi mối quan tâm của người khác. Trong khi đối với bạn đó là chuyện nhỏ, đó lại là chuyện lớn đối với họ và sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến công việc của họ.
• Hãy tạo ra một nguyên tắc và cũng là một thách thức cho bản thân: trả lời trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của mọi người.
• Viết ghi chú lên bảng tin một cách tối thiểu. Mọi người sẽ không dành nhiều thời gian để đọc ở đó.
• Hãy cho nhân viên những cơ hội để bộc lộ quan điểm và đề xuất của mình mà không sợ bị chế nhạo hoặc trả đũa.
• Khi bạn sắp sửa thực hiện những thay đổi có ảnh hưởng đến người khác, hãy để họ cùng tham gia bàn bạc trước khi thay đổi thực sự. Điều đó giúp đảm bảo rằng mọi thay đổi sẽ tốt sau khi được thực hiện.
• Hãy làm những Poster chứa những ý tưởng quan trọng hoặc phương châm hoạt động và dán xung quanh văn phòng.
• Khi môi trường phù hợp và bạn cảm thấy đủ độ chân thành, hãy ôm hôn hoặc bắt tay mọi người.
• Nhân viên là nguồn lực duy nhất trong tổ chức mà có thể tự làm tăng giá trị của công ty khi họ được đào tạo. Tất cả mọi nguồn lực khác thường giảm giá trị.
• Mọi người thường muốn được đóng vai trò quan trọng. Hãy giao cho họ chịu trách nhiệm về toàn bộ một dự án hoặc một phần quan trọng trong đó.
• Hãy trả lương cho nhân viên theo đúng khả năng và mức độ hoàn thành công việc của họ.
• Bạn có thể chia sẻ những công việc không dễ chịu cùng mọi người để giảm cảm giác bực bội và khó chịu.
• Hãy nói: “Anh có thể làm giúp tôi việc này không” thay vì chỉ đơn giản sai họ làm.
• Đừng giữ quá nhiều bí mật về công việc mà hãy chia sẻ khi có thể. Khi đó bạn sẽ dễ dàng chia sẻ công việc khi công việc quá tải.
• Khi bạn đã đưa ra một chính sách cơ bản cho nhân viên, bạn sẽ không còn bị làm phiền bởi những câu hỏi của họ.
• Nên để ý đến cả những chi tiết nhỏ, bởi các việc lớn đương nhiên là đã được chú ý.
• Hãy cởi mở trong suy nghĩ, cởi mở trong những ý tưởng mới. Hãy làm điều đó và bạn sẽ không còn bị giới hạn bởi các rào cản vô hình.
• Tránh đừng nhờ vả mọi người làm những việc cá nhân lặt vặt cho bạn.
• Hãy nói cám ơn với những người mà bạn hợp tác.
• Một nụ cười thân thiện và một cái bắt tay chặt sẽ xoá bỏ mọi rào cản.
• Cười. Điều đó sẽ giúp bạn thoải mái và hoà đồng hơn. Cả công ty cũng thường giật mình và khép nép khi sếp tỏ ra cau có. Cũng như vậy, công ty sẽ vui vẻ hơn khi sếp cười.
• Nên giữ cho mọi vấn đề thật nhẹ nhàng và vui vẻ hơn là làm cho mọi thứ thật nghiêm trọng. Nghiêm trọng hoá mọi thứ thường làm giảm năng suất lao động.
• Để có thể bay cùng những cánh đại bàng, bạn nên “suy nghĩ một cách nhẹ nhàng”.
• Làm việc với từng người và thống nhất kế hoạch làm việc cho từng phần việc của họ. Điều đó sẽ giúp giảm được các câu hỏi lặp đi lặp lại.
• Hãy để cho mọi người biết tại sao họ lại đang làm công việc đó. Sẽ có ý nghĩa hơn khi họ biết được vai trò của họ trong một quy mô rộng hơn.
• Trong môi trường làm việc có thể có một chút nhạc nhẹ, nhưng đừng là nhạc slow hoặc rock.
• Nếu có thể tổ chức những giờ uống cà phê cùng nhau trong vòng 5 đến 10 phút mỗi ngày, mọi người sẽ làm việc tập trung, đúng hướng và tốt hơn.
• Rèn một nguyên tắc vàng trong kinh doanh: Đối xử với mọi người như cách bạn muốn được họ đối xử với bạn. Sự công bằng sẽ có được trong hoạt động kinh doanh của bạn.
• Giữ một nguyên tắc kim cương trong mối quan hệ với mọi người, đó là: “Cư xử với mọi người với cách bạn mong được cư xử”. Khi hành động của chúng ta phù hợp với mong muốn của họ, họ sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc với chúng ta.
• Hãy để mọi người cam kết thời hạn hoàn thành công việc với bạn bằng cách hỏi: “ Khi nào anh có kết quả của việc đó cho tôi?.
• Làm sự cam kết trở nên không căng thẳng bằng cách hỏi: “Có phải anh nói rằng anh sẽ hoàn thành công việc vào thời gian đó không nhỉ?”.
• Đặt ra các bước để hợp tác với người khác:
1. Giới thiệu ý tưởng
2. Duy trì sự khuyến khích bằng cách tiếp tục nói về điều đó
3. kêu gọi sự đầu tư của mọi người bằng cách để họ tham gia vào kế hoạch.
• Nếu bạn không đạt được một sự nhất trí với đối tác sau một cuộc gặp, hãy chấp nhận điều đó, tóm tắt lại quan điểm của bạn và khẳng định lại quan điểm đó với họ
• Hãy để cho mọi người thấy được họ đang hoạt động hăng hái như thế nào, điều đó sẽ giúp họ biến sự hăng hái của họ thành hiệu quả trong công việc.
• Khi dậy tiềm năng của những người đang làm việc cho bạn bằng cách cho họ những cơ hội suy nghĩ và làm việc theo cách của họ thay vì bạn cứ chỉ cho họ phải làm thế nào.
• Luôn luôn để cho mọi người được băn khoăn nghi ngờ. Họ có thể không phải là nguyên nhân gây ra vấn đề mà nguyên nhân đó có thể ngoài tầm kiểm soát của họ.
• Khi những câu hỏi của nhân viên chưa tìm ra được lời giải đáp, hãy đặt ra cho họ một thách thức bằng cách để họ tự tìm ra câu trả lời tốt nhất. Điều đó khiến cho họ phát triển hơn.
• Kiên trì và bền bỉ theo đuổi khi làm một việc gì đó.
• Khi bạn không có nhà và có ai đó làm một việc rất tốt, hãy gọi điện đến nhà họ vào buổi tối và cám ơn họ với tư cách cá nhân thay vì đợi đến khi gặp họ thì mới cám ơn.
• Nếu bạn biết rằng bạn nói gì đó và sẽ làm cho người khác nổi giận, hãy tránh làm điều đó ngay bởi như thế sẽ làm hỏng mối quan hệ và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. Nói một cách khác, “đừng bao giờ chọc vào con chồn hôi”.
• Khi bạn đánh giá cao việc gì nhân viên của mình làm, hãy cho họ biết bằng văn bản, bởi điều đó có thể sẽ được lưu vào hồ sơ cá nhân của họ.
• Hãy làm các cuộc điều tra ý kiến của mọi người để biết họ đang nghĩ như thế nào về công ty. Với cách này, bạn sẽ nắm được mọi vấn đề từ khi nó còn là vấn đề nhỏ.
• Khuyến khích những thời gian „riêng” trong công ty, chẳng hạn như những thời gian yên lặng trong phòng hay trong nhóm làm việc của bạn.
• Khi bạn bảo ai đó làm việc gì, hãy cho họ biết việc đó có ý nghĩa như thế nào đối với họ và đối với tổ chức, đừng nên lúc nào cũng chỉ quan tâm đến ý nghĩa của việc đó đối với tổ chức và đối với bạn.
• Ông chủ là người mạnh mẽ và quyền lực nhất trong công ty. Hãy là một ông chủ năng động bởi mọi người đang quan sát bạn làm gì. Sự quan sát đó sẽ được phản ánh lại trong hành động của họ.
• Hãy là thành viên của “Câu lạc bộ 4F” cùng với mọi người, đó là:
1. Công bằng (Fair)
2. Tin tưởng (Firm)
3. Thân thiện (Friendly)
4. Nhìn xa trông rộng (Foresight)
• Khuyến khích mọi người sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới và cách làm mới. Cho họ sự tin cậy và nhận ra ý tưởng mới.
• Nếu ý tưởng mới đó không có tác dụng, ít nhất hãy biểu dương nỗ lực của mọi người khi thực hiện ý tưởng mới đó để họ sẵn sàng làm việc với những điều mới tiếp theo trong tương lai.
• Mỗi tháng một lần hãy gặp gỡ mỗi nhân viên để nắm được mọi vấn đề phát sinh càng sớm càng tốt trước khi để vấn đề đó trở nên nghiêm trọng.
• Hãy là một mẫu người mà người khác muốn giúp đỡ và làm việc cho bạn.
• Hãy linh hoạt và làm mọi việc có thể để công việc được hoàn tất. Nhớ rằng kết quả công việc được tính bằng con số chứ không phải bằng hành động đã làm.
• Nói chung, hoàn thành công việc một cách hoàn hảo không phải là tối quan trọng, mà là hoàn thành công việc đó. Sự hoàn hảo thường đòi hỏi một cái giá rất cao và cái giá đó không phải là lúc nào cũng đáng chấp nhận.
• Khi gửi đi hoặc tiếp nhận một thông tin, đừng nên vội vã. Hãy có đủ thời gian cần thiết để hiểu, như vậy sẽ ngăn chặn được sự nhầm lẫn và các vấn đề trong tương lai.
• Bất cứ khi nào bạn có một cuộc thảo luận quan trọng với mọi người, trước khi làm, hãy đặt ra một ngày giờ cụ thể và ghi vào lịch.
• Đừng bao giờ chỉ trích nhân viên trước mặt những người khác. Các cuộc nói chuyện mang nội dung như vậy nên mang tính cá nhân.
• Tuyển dụng những người có những kỹ năng và sở trường phù hợp với yêu cầu của vị trí trong công ty. Có được điều này, năng suất lao động cao hơn, đồng thời người lao động cũng có nhiều động lực làm việc hơn.
• Hãy cư xử với nhân viên như với những con người, chứ không phải như những công cụ lao động.
• Giận dữ sẽ làm tăng thêm khoảng cách giữa mọi người, nếu không phải là khoảng cách về vật lý thì chí ít cũng là sự xa cách trong suy nghĩ.
• Hãy giữ một khoảng trí nhớ trong đầu về mỗi người rằng đã khen ngợi họ những gì, và bạn còn muốn khen ngợi họ những gì.
• ít nhất 3 tháng một lần, hãy nhìn lại hình ảnh/hoạt động của từng nhân viên và đặt ra mức mà bạn kỳ vọng họ.
• Hãy có những cuộc “thảo luận phát triển” với từng người trong tổ chức của bạn để chỉ nói chuyện về mỗi cá nhân đó sẽ phát triển như thế nào và tổ chức của bạn sẽ có thể hỗ trợ gì để họ phát triển.
• Đạo đức suy giảm ở nhân viên có thể là biểu hiện của việc sếp chỉ luôn nói về những mặt tiêu cực hoặc những gì làm sai trong công ty. Hãy nói về cả những mặt tích cực và tiêu cực một cách công bằng.
• Hãy để mọi người biết rằng bạn ở gần họ để giúp họ chứ không phải để quấy rối họ.
• Nói cho mọi người biết bạn sẽ làm gì và khi nào, điều đó có thể là chất xúc tác giúp bạn làm được việc đó tốt hơn.
• Hãy có một bộ phận giúp giải quyết các vấn để ngay lập tức thay vì để cho vấn đề ngày càng trở nên xấu đi.
• Thay vì nói với người khác: “Tôi có thể làm gì cho anh?”, hãy hỏi “Anh có thể làm gì cho tôi trong công việc này”.
• Trong các cuộc họp, đừng giấu mong muốn rằng bạn muốn nhìn thấy sự phát triển của một nhân viên.
• Khuyến khích người khác đưa ra kế hoạch hành động của họ cùng với giải thích cho kế hoạch đó.
• Khuyến khích mọi người cạnh tranh lành mạnh với nhau để cùng phát triển. Hãy biến những nỗ lực để phát triển của nhân viên thành thách thức vượt qua chính bản thân họ chứ không phải là vượt qua người khác.
• Kiểm tra lại tỷ lệ những lời nhận xét tốt so với những lời nhận xét không tốt mà bạn giành cho mọi người. Hãy đưa ra nhiều lời nhận xét tốt hn một cách có chủ đích.
• Yêu cầu sự giải trình của mọi người.
• Làm việc giúp những người khác, họ sẽ sẵn sàng giúp bạn khi cần.
• Làm việc vào những thời gian rỗi, bù lại bạn sẽ hoàn thành được công việc của mình trước thời hạn.
• Tổ chức những chương trình đào tạo định hướng cho những người mới. Điều đó giúp cho họ biết được công việc đang diễn ra, mọi thứ đang diễn ra như thế nào và tại sao.
• Nắm được cấp dưới đang cần gì và quan tâm đến điều gì. Các dự án có thể được thiết kế và thực hiện hiệu quả hơn khi bạn nắm được mọi thông tin.
• Nếu một vài cá nhân nào đó cần sự khích lệ để làm một việc gì đó, hãy hỏi họ “Nếu…..thì sao?” để giúp họ nhìn ra một vài lựa chọn để hành động.
• Để cho họ biết là bạn biết họ đang làm việc đó.
• Hãy đặt những câu hỏi mang tính sáng tạo và để cho cách làm một công việc sẽ được đưa ra bởi chính người trực tiếp thực hiện công việc ấy.
• Hãy khích lệ mọi người làm việc tốt để được khen thưởng.
• Hỏi mọi người rằng họ ước đoán thời gian tiến hành một dự án cụ thể là bao lâu. Nếu có thể, nên đồng ý và giao cho họ trách nhiệm phải hoàn thành mục tiêu đó.
• Nắm được kế hoạch làm việc của họ để bạn không làm phiền họ khi họ đang làm việc theo kế hoạch.
• Giống như các thành viên trong gia đình, chia các công việc ra thành các phần việc nhỏ và thú vị hơn và tổ chức làm các công việc đó theo nhóm.
• Trước khi một nhân viên xin nghỉ để đi du lịch, hãy đưa cho họ danh sách các công việc cần hoàn thành trước khi nghỉ.
• Đừng vội vã kết luận về người khác. Hãy học cách lắng nghe cẩn thận trước khi đưa ra kết luận.
• Nên quan tâm nhiều hơn đến việc chia sẻ ý kiến và trách nhiệm đối với người khác hơn là giao hết công việc cho người khác hoặc bạn làm việc đó một mình.
• Hãy khuyến khích mọi người đạt được những thành tựu mới bằng cách đưa ra những ý kiến, sự khuyến khích động viên và những nhận xét mang tính tích cực.
• Đừng bắt mọi người lúc nào cũng bận rộn để làm việc cho bạn. Tìm những người làm việc bận rộn và đạt được kết quả tốt, đó mới chính là người làm được việc, chứ không phải là người chỉ lúc nào cũng tỏ ra bận rộn.
• Hãy tin vào những ưu điểm của mọi người.
• Đừng hành động giống như những “bà bảo mẫu” của mỗi người, luôn luôn chăm sóc họ từng li từng tí và bảo họ phải làm gì. Hãy cho họ những thách thức và giúp họ đào tạo, suy nghĩ và làm việc theo cách của họ.
• Quan tâm đến các kế hoạch động viên khen thưởng mọi người khi họ đạt được thành quả lao động cao.
• Đừng làm những việc mà bạn có thể giao cho khác làm một cách đơn giản.
• Luôn xác định rõ ai sẽ làm công việc gì, khi nào và chi phí cho việc đó là bao nhiêu. Sau đó xác định những người nào cần những thông tin đó và khi nào thì thông báo cho họ.
• Với những người thường xuyên làm việc với bạn, hãy lập ra danh sách những điều bạn cần nói với họ. Sau đó khi bạn gặp hoặc gọi họ vào, bạn có thể trao đổi với họ tất cả những điều cần thiết.
• Nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất có thể làm việc đúng cách. Tin tưởng vào mọi người khi giao việc cho họ.
• Hãy tổ chức, phân việc và giám sát.
• Hãy dừng lại một phút trước khi bắt đầu một công việc hoặc dự án mới.
• Đừng băn khoăn rằng ai sẽ là người được coi là có công sau khi hoàn thành tốt một dự án. Hãy tập trung vào các phần việc trong đó và làm cho tốt.
• Khi bạn được tín nhiệm vì đã hoàn thành tốt một công việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã chia sẻ điều đó với tất cả những người tham gia thực hiện. Điều đó sẽ giúp củng cố quan hệ và động lực để trong tương lai họ sẽ lại sắn sàng làm giúp bạn.
• Hãy chân thành quý mến những người làm việc cùng bạn và làm việc cho bạn.
• Giúp cho mọi người thấy được tầm quan trọng của họ.
• Giữ một danh sách sinh nhật, ngày cưới, các ngày kỷ niệm quan trọng cho công việc và những ngày đặc biệt khác. Báo cho mọi người biết trước ngày đó, đánh dấu những ngày đó vào lịch từ trước để bạn có thời gian chuẩn bị.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường