Những tư tưởng của V.I.Lênin về sự tác động lẫn nhau giữa các khoa học và sự thể hiện những tư tưởng đó trong thực tiễn

11:36 SA @ Thứ Hai - 09 Tháng Tư, 2007

Từ những năm 50 thế kỷ XX cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt của thế giới. Những cuộc cách mạng đó không thể diễn ra được nếu không có khoa học. Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ không thể xuất hiện được nếu không có khoa học tự nhiên và chắc chắn sẽ không tiến triển thuận lợi không mang lại những kết quả hoàn toàn tích cựcnếu thiếu khoa học xã hội. Ngược lại, những cuộc cách mạng xã hội theo hướng XHCN, tức là những cuộc cách mạng lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và các chế độ bóc lột khác để xây dựng CHXH và chủ nghĩa cộng sản, sẽ không thể diễn ra được nếu thiếu khoa học xã hội Mác - Lênin và sẽ không thể đưa đến chủ nghĩa cộng sản nếu thiếu khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật.

Chính vì khoa học có vị trí quan trọng như vậy cho nên, tiếp theo C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin quan tâm nhiều đến sự phát triển của khoa học, theo sát sự phát triển đó, tự mình đề ra nhiều tư tưởng mới. V.I.Lênin đã nêu lên những nhận xét, đánh giá xác đáng về vai trò ngày càng tăng của khoa học trong đời trong xã hội. Đồng thời, qua các tác phẩm lý luận và qua sự chỉ đạo thực tiễn của V.I.Lênin chúng ta thấy, Người cũng nêu lên những nguyên tắc có tính phương pháp luận về sự phát triển của khoa học, về sự lựa chọn phương hướng nghiên cứu, về việc giải quyết các vấn đề kế hoạch hoá, đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ các nhà khoa học và quản lý hoạt động khoa học. Bao trùm lên tất cả là tư tưởng của V.I.Lênin về mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa các khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội, giữa triết học và các khoa học cụ thể.

Trước Lênin, Mác và Ph.Ăngghen đã rất chú ý đến mối quan hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các khoa học. Ngay từ trong Bản thảo kinh tế- triết học năm 1844,C.Mác đã cho rằng, tình trạng tách rời giữa các khoa học, sự phân chia một cách quá cứng nhắc giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội là có nguyên nhân lịch sử và nguyên nhân nhận thức của nó. Nhưng, theo Mác, đó không phải là hiện tượng vĩnh viễn. Với sự phát triển của lịch sử và của văn hoá nhân loại, tình trạng đó sẽ được khắc phục và "về sau khoa học tự nhiên bao hàm trong nó khoa học về con người cũng như khoa học về con người bao hàm trong nó khoa học tự nhiên: đó sẽ là mộtkhoa học" C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhìn thấy tính tất yếu của sự thống nhất, sự tổng hợp các khoa học ngay từ khi sự phân ngành các khoa học đang diễn ra rất mạnh và đang là xu hướng chiếm ưu thế. Xuất phát từ những nguyên lý của phép biện chứng duy vật và từ sự phân tích, sự khái quát những thành tựu của khoa học, Ph.Ăngghen đã luận chứng một cách thuyết phục về sự thống nhất của thế giới và của tri thức nhân loại, tức là của các khoa học. Thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó, cho nên các khoa học phải phản ánh được tính thống nhất đó và vì thế sự tác động và sự thống nhất của tri thức khoa học là điều tất yếu. Nói cách khác, mốiquan hệ, sự tác động lẫn nhau và sự thống nhất các ngành khoa học chẳng qua chỉ là sự phản ánh của những mối liên hệ và tác động lẫn nhau trong thực tế của các hiện tượng của bản thân hiện thực. Mặt khác, để xâm nhập ngày càng sâu hơn vào hiện thực khách quan đó, để xây dựng được một bức tranh đầy đủ và khoa học về thế giới thì sự hỗ trợ lẫn nhau vạ tác động lẫn nhau giữa các khoa học là hoàn toàn hợp quy luật, là logic bên trong của sự phát triển của khoa học.

Những tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen đã được V.I.Lênin phát triển trong điều kiện mới khi khoa học tự nhiên ở trong trạng thái "đảo lộn cách mạng", khi khoa học xã hội mácxít đã có cơ sở kinh tế - xã hội thích hợp cho sự phát triển của nó trên 1/6 quả đất, khi từ chỗ là công cụ mà các nhà tư bản dùng để bóc lột và nô dịch quần chúng lao động, khoa họe trở thành vũ khí cải tạo xã hội và cải tạo tự nhiên và khi mà, như Lênin nói: "tất cả những cái kỳ diệu của kỹ thuật, tất cả những thành quả của văn hoá sẽ trở thành tài sản của toàn dân", vì lợi ích của chính nhũng người lao động. Lênin không quan niệm rằng, sự tác động giữa các khoa học chỉ di theo một chiều, mà ông nhận thấy trong tiến trình phát triển của các khoa học, hai nhóm khoa học chủ yếu ấy ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Trong lịch sử, ảnh hưởng tích cực của khoa học tự nhiên đối với sự phát triển của khoa học xã hội là điều không thể chối cãi được. Lênin viết: "Trào lưu mạnh mẽ đi từ khoa học tự nhiên sang khoa học xã hội không những chỉ tồn tại ở thời đại Petty, mà cả ở thời đại Mác. Đến thế kỷ XX, trào lưu đó vẫn còn mạnh không kém thế, nếu không phải là mạnh hơn".

Nhận định đó của Lênin vẫn cồn rất đúng với những năm cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ80 này. Chưa bao giờ những thành tựu, phương tiện và phương pháp của khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật lại tác động mạnh đến khoa học xã hội và được khoa học xã hội sử dụng nhiều như hiện nay. Những thành tựu của vật lý học, sinh học, vũ trụhọc… đang giúp các khoa học xã hội làm chính xác thêm những tri thức đã có. Kỹ thuật thông tin và tính toán điện tử, các lý thuyết mô hình và vận trù, xác suất và thống kê… được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành khoa học xã hồi. Ngay cả triết học cũng ngày càng liên hệ chặt hơn với các khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Sự phát triển của vật lý học, của cơ học lượng tử, của hoá học, của sinh học phân tử, của điều khiển học… đã và đang đặt ra trước triết học những vấn đề cần được làm sâu sắc thêm như vấn đề nhân quả, quyết định luận, vấn đề sự sống, vấn đề phản ánh, cơ chế và quá trình hình thành ý thức... NhưLênin viết: Vật lý học hiện đại chẳng hạn đã đề ra một loạt vấn đề mới mà chủ nghĩa duy vật biện chứng phải "giải quyết". Triết học sẽ trở nên nghèo nàn, lạc hậu và giáo điều nếu không thấy những cái mới do khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật đưa lại, nếu không gắn bó với thực tiễn sinh động của cuộc sống. ChínhLênin đã căn dặn: "Triết học không có quyền gì được tồn tại độc lập, và tài liệu của nó đều nằm ở trong các ngành khác nhau của khoa học thực chứng".

Song, là một nhà biện chứng vĩ đại Lênin nhìn nhận vấn đề rất toàn diện. Trong hàng loạt tác phẩm như: CácMác, Phriđơríc, Ăngghen, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,Về tác dụng của chủ nghĩaduy vật chiếnđấu… Lênin đề cập đến trào lưu ngược lại từ khoa học xã hội sang khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật, trước hếtlà ảnh hưởng của thế giới quan và phương pháp luận của triết học và của các khoa học xã hội khác đối với khoa học này. Khi khoa học có những tiến bộ cực kỳ nhanh chóng và những đảo lộn cách mạng sâu sắc trong mọi lĩnh vực thì nó "không thể không cần đến những kết luận triết học" bởi vì lịch sử đã chứng tỏ rằng, khi xảy ra những đảo lộn ấy trong khoa học thì đồng thời cũng xảy ra sự lợi dụng chúng, bóp méo và xuyên tạc chúng nhằm chống lại khoa học và thế giới quan khoa học. Trong tình hình đó, "nếu không có một cơ sở triết học vững vàng thì tuyệt nhiên không có khoa học tự nhiên nào hay chủ nghĩa duy vật nào có thể tiến hành đấu tranh chống được sự lấn bước của những tư tưởng tư sản và sự phục hồi của thế giới quan tư sản. Muốn tiến hành được cuộc đấu tranh ấy và đưa nó đến thành công hoàn toàn, nhà khoa học tự nhiên phải là một nhà duy vật hiện đại, một đồ đệ tự giác của chủ nghĩa duy vật mà Mác là người đại diện, nghĩa là nhà khoa học tự nhiên ấy phải là một nhà duy vật biện chứng".

Khoa học thời đại chúng ta đang đi theo những chỉ dẫn của Lênin, chứng cớ là sinh học hiện đại, thiên văn học… đang ở trong một tình thế cách mạng tương tự vật lý học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX song nó không rơi vào khủng hoảng, không "sa chân, lạc bước" vào chủ nghĩa duy tâm là vì số đông các nhà khoa học, kể cả một số ở các nước tư bản, đã có bài học của vật lý học, đặc biệt là được sự hướng dẫn của phép biện chứng duy vật.

Trào lưu ngược lại từ khoa học xã hội sang khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật còn thể hiện ở một khía cạnh khác. Trong khi tác động với khoa học xã hội thì khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật cũng được làm giàu thêm về phương pháp và về nội dung. Chẳng hạn, nhiều đề tài và phương pháp, nhiều tư tưởng và nguyên tắc, nhiều khái niệm và phạm trù của triết học, xã hội học, tâm lý học, ngôn ngữ học... đã xâm nhập vào điều khiển học. Cùng với sự phát triển của khoa học và do sự đòi hỏi của thực tiễn, nhiều khoa học liên ngành tự nhiên - xã hội, kỹ thuật - xã hội, hoặc tự nhiên - kỹ thuật - xã hội đã hình thành, thí dụ, khoa học lao động, điều khiển học kinh tế, tâm lý học kỹ thuật, mỹ thuật công nghiệp, ngôn ngữ học ứng dụng...Tất cả những sự kiện đó chứng tỏ rằng, các khoa học ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

Chúng ta sẽ mắc phải một thiếu sót nghiêm trọng nếu chỉ đề cập đến những tư tưởng của Lênin về vấn đề này ở mặt lý luận mà bỏ qua việc Lênin đã thực hiện những tư tưởng ấy trong thực tiễn. Ngay sau ngày cách mạng thành công, ở cương vị người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Lênin đã đề ra và yêu cầu thực hiện một loạt biện pháp, chính sách quan trọng nhằm sử dụng sức mạnh tổng hợp của tất cả các khoa học, của các chuyên gia khoa học thuộc tất cả các ngành vào công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Những tư tưởng của Lênin chính là cơ sở cho chính sách khoa học, kỹ thuật của Đảng và Nhà nước Viết. Tháng 4/1918, Lênin đã viết bản Sơ thảokế hoạch công tác khoa học- kỹ thuật.Mục đích chiến lược của khoa học do Lênin nêu lên trong Sơ thảokế hoạch công táckhoa học- kỹ thuậtnày có ý nghĩa lâu dài đối với công cuộc xây dựng CHXH và chủ nghĩa cộng sản. Về thực chất bản Sơ thảo kế hoạchcông táckhoa học- kỹ thuậtlà cương lĩnh phức hợp đầu tiên để phát triển những nghiên cứu liên ngành, thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các lĩnh vực khoa học và sự tác động lẫn nhau giữa khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật mà theo Lênin đó là một kế hoạch khoa học “thực sự" thu hút tất cả các chuyên gia khoa học. Để đề ra kế hoạch này lúc đầu hơn 180 và sau đó hơn 200 chuyên gia, dưới sự chỉ đạo của Lênin, đã phải nghiên cứu xu hướng phát triển của khoa học, kỹ thuật, sản xuất, triển vọng các vùng kinh tế của Nga trong chỉnh thể. Đánh giá tầm quan trọng của kế hoạch GOENRO, Lênin cho rằng, "đó là cương lĩnh thứ hai của Đảng". Cương lĩnh này có nhiệm vụ "khôi phục toàn bộ nền kinh tế quốc dân và nâng nền kinh tế đó tới mức kỹ thuật hiện đại", là kế hoạch dài hạn đầu tiên của Nhà nước nhằm xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CHXH trên cơ sở điện khí hoá đất nước.

Nhận rõ tính chất bức thiết của các khoa học xã hội mácxít đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tháng 5/1918, V.I.Lênin tán thành chủ trương thành lập "Viện Hàn lâmXHCN các Khoa học xãhội" mà về sau được hợp nhất vào Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô. Người đã viết bản Dự thảo Nghị quyết của Hộiđồng Bộ trưởng Dân uỷvề việc thành lập Viện này, trong đó đề ra nhiều nhiệm vụ cụ thể và "coi việc tiến hành một loạt công trình nghiên cứu xã hội là một trong những nhiệm vụ hàng đầu”. viện Hàn lâm XHCN các Khoa học xã hội cũng có nhiệm vụ thực hiện tư tưởng về sự tổng hợp các khoa học khi nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của công cuộc xây dựng xã hội XHCN.

Tất cả những tư tưởng, dự kiến và chỉ dẫn vượt trước thời đại đó của V.I.Lênin về việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của tất cả các khoa học vào việc giải quyết các vấn đề phức hợp của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thu được những kết quả ở Liên Xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa. Sự tác động lẫn nhau, sự thống nhất các khoa học từ chỗ là vấn đề có tính chất lý thuyết, ngày nay đang trở thành vấn đề thực tiễn, được kiểm chứng trong thực tiễn. Bên cạnh sự tác động lẫn nhau và sự thống nhất được quy định về mặt bản thể cũng như về các mặt khái niệm, phạm trù, Phương pháp, mục đích, chức năng, các khoa học hiện đại còn thống nhất ở chỗ đáp ứng những yêu cầu mới của nền sản xuất xã hội hiện đại. Khoa học đang trỏ thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Chữ "khoa học" của mệnh đề này không còn hạn chế ở khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật nữa, nó đã mở rộng sang cả các khoa học xã hội. Trong điều kiện cách mạng khoa học -kỹ thuật hiện nay, khoa học xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn với sản xuất và chính cách mạng khoa học - kỹ thuật tạo nên những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự thống nhất khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội. Kỹ thuật sản xuất hiện đại, nhất là sự tự động hoá và hệ thống con người - máy móc hiện đại đang làm thay đổi vai trò của nhân tố con người, làm thay đổi nội dung và tính chất của lao động, làm cho liều lượng lao động cơ bắp giảm đi và do đó lao động trí lực tăng lên một cách đáng kể ngay trong cùng một kiểu sản xuất. Điều đó có nghĩa rằng, sự tham gia của con người vào quá trình sản xuất hiện đại đòi hỏi con người phải có những biến đổi tương ứng. Vì vậy, để cho hệ thống người - máy hoạt động hài hoà, ăn khớp nhau và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời giúp con người phát triển được toàn diện thì khoa học nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật phải có sự phối hợp chặt chẽ. Nói cách khác, cần áp dụng và khai thác tất cả những thành tựu của các khoa học rất khác nhau vào việc giải quyết vấn đề này.

Xã hội hiện đại, nền sản xuất và khoa học kỹ thuật của nó sẽ trở thành một mớ hỗn độn nếu thiếu sự quản lý một cách khoa học, nếu không dựa trên cơ sở khoa học. Yêu cầu quản lý xã hội về mọi mặt và "tổ chức lao động theo một trình độ cao hơn" đã được Lênin nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Người căn dặn phải "học hỏi nghệ thuật quản lý", phải "học được một cách thực tiễncách quảnlý kinh tế quốc dân trong cả nước". V.I.Lênin đã khẳng định tính tất yếu của việc nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề quản lý và để làm được như vậy thì phải có tri thức về "những cơ sở của khoa học quản lý", nghĩa là phải có tri thức rộng, mang tính chất tổng hợp. Ngày nay, chính vấn đề quản lý đang là điểm thu hút sự đóng góp của nhiều ngành khoa học, là một trong những giao điểm diễn ra sự tác động lẫn nhau giữa các khoa học. Những giao điểm như thế hiện có rất nhiều, chẳng hạn, vấn đề kế hoạch hoá, vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, vấn đề lương thực, thực phẩm, vấn đề năng lượng, nguyên liệu, vấn đề đánh giá những thành tựu mới trong kỹ thuật và công nghệ...

Những tư tưởng trên đây của V.I.Lênin về khoa học, về quan hệ giữa các khoa học, về việc sử dụng sức mạnh của tất cả các khoa học trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là rất quý đối với chúng ta. Để tiến hành xây dựng CHXH nói chung và cách mạng khoa học - kỹ thuật nói riêng ngoài việc phải nắm được những quy luật của thiên nhiên trong điều kiện nhiệt đới ra, chúng ta còn phải nắm được các quy luật của xã hội ta, cùng những đặc điểm thể hiện của chúng. Sự hiểu biết về các quy luật ấy là do các khoa học cơ bản cung cấp. Hơn nữa, bản thân cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật không chỉ là sự biểu hiện, sự vận dụng các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật mà nó còn là hiện tượng xã hội - lịch sử rất phức tạp. Vì vậy, không thể giải quyết tất cả các vấn đề do nó đặt ra nếu thiếu khoa học xã hội, nếu thiếu sự kết hợp giữa khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật. Tiến hành xây dựng CHXH trên quy mô cả nước trong khi cơ sở vật chất - kỹ thuật rất thấp, tiềm năng tài nguyên thiên nhiên chưa được điều tra ở mức độ cần thiết, khoa học phát triển chưa đồng bộ, lực lượng cán bộ quá phân tán, trình độ chưa cao và việc sử dụng, bố trí chưa hợp lý thì chúng ta càng cần huy động khả năng hiện có theo một kế hoạch thống nhất và một chương trình tổng hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, càng cần "phải chú ý đến tính chấtliên hợp và tác dụng tổng hợp củakhoa học, kỹ thuật và mối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội" (chúng tôi nhấn mạnh - N.T.C).

Việc sử dụng sức mạnh tổng hợp của khoa học, kỹ thuật vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội không thể tách rời sự đóng góp và sự hợp tác nhiều mặt của các nhà khoa học và kỹ thuật. Lênin đã nêu cho chúng ta một tấm gương về vấn đề này. Trong khi nhà nước xã hội chủ nghĩa chưa có bao nhiêu trí thức và các nhà khoa học của mình, Lênin chủ trương mạnh dạn sử dụng rộng rãi các chuyên gia khoa học và kỹ thuật tư sản là những người mà theo Lênin bị tiêm nhiễm thế giới quan và các thói quen tư sản, mang nặng tư tưởng chống lạichủ nghĩa cộng sản "mà chúng ta có nhiệm vụ phải cải tạo" để phục vụ chủ nghĩa cộng sản, bởi vì "muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản, cần phải nắm lấy kỹ thuật và khoa học...thế mà những thứ đó, người ta không thể lấy ở chỗ nào khác ngoài giai cấp tư sản". Thêm vào đó, trong công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, theo V.I.Lênin, không phải chúng ta cần một người hay một số ít người, mà là cần rất nhiều người có chuyên môn khác nhau. Đánh giá vai trò của các nhà khoa học, các chuyên gia, Lênin khẳng định: "Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được".

Điều kiện nước ta hiện nay không phải là điều kiện nước Nga sau Cách mạng tháng Mười. Chúng ta không những có các nhà khoa học, các chuyên gia được đào tạo dưới chế độ cũ, mà còn có một đội ngũ các nhà khoa học và chuyên gia do chúng ta đào tạo. Nếu biết phối hợp hoạt động, sử dụng được những mặt mạnh của mỗi loại, đồng thời biết tạo cho họ "những điều kiện vật chất và tinh thần thuận lợi, trước hết là phương tiện làm việc, phương tiện nghiên cứu như Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của Đảng đã chỉ rõ và như Liên Xô trước đây đã thực hiện theo chỉ thị của V.I.Lênin thì chắc chắn sẽ có lợi rất nhiều cho sự nghiệp của chúng ta. Trước đây, hiện nay và sau này cách mạng luôn luôn là sự nghiệp của quần chúng. Cách mạng khoa học - kỹ thuật cũng là sự nghiệp của quần chúng nhưng nếu không coi trọng, nhất là hiện nay, sức mạnh tổng hợp của tất cả các ngành khoa học, không coi trọng vị trí và vai trò nòng cốt của đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật, không tạo điều kiện cho họ làm việc thì sẽ là một thiếu sót lớn, sẽ làm chậm bước tiến của chúng ta rất nhiều. Về ván đề này, đồng chí Lê Duẩn đã viết: "Nói công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ, nói xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa .xã hội, nói cách mạng kỹ thuật là then chốt mà ngoài những tiền đồ chính trị cơ bản - nếu không có một đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật đông đảo và tài giỏi thì không thể nào thực hiện được".

Kỷ niệm 110 năm ngày sinh của V.I.Lênin, đề cập đến một vài khía cạnh trong tư tưởng của Người về mối quan hệ, về sự tác động lẫn nhau giũa các khoa học và về sự chỉ đạo thực hiện cụ thể nhằm sử dụng sức mạnh tổng hợp của các khoa học và các nhà khoa học vào công cuộc xây dựng CHXH, chúng ta càng thấy việc khai thác những tư tưởng ấy, hơn thế nữa, việc vận dụng chúng một cách đúng đắn vào hiện tình của đất nước ta để mang lại kết quả tốt nhất là việc làm có ý nghĩa thiết thực.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Quan hệ nhân quả trong khoa học

    16/01/2018Trần Văn ToànKhi nói đến quan hệ nhân quả có lẽ ít ai tưởng tượng được rằng đó là một vấn đề rất phức tạp. Phức tạp là vì nhiều lý do...
  • Lạm bàn về vấn đề “Hoàng hôn của khoa học”

    22/11/2016Lê Văn GiạngCó "buổi hoàng hôn của khoa học" không? Đó là câu hỏi rất lớn, đồng thời rất khó có câu trả lời thuyết phục được mọi người. Nếu câu trả lời là "có” thì sẽ là một thách thức rất nghiêm trọng mà nhân loại phải đối mặt...
  • Có thể hợp nhất khoa học về con người với các khoa học tự nhiên?

    04/10/2016Hồ Sĩ Quý & Nguyễn Anh TuấnMối quan hệ giữa khoa học tự nhiên và khoa học về con người được hiểu theo những cách khác nhau ở những thời kỳ khác nhau trong lịch sử nhận thức khoa học. Suốt từ thời này sang thời khác, những cuộc tranh luận gay cấn về vấn đề này liên tục diễn ra. Đến nay, tôi cho rằng, đối tượng của cuộc tranh luận đã có thể được hiểu theo cách mới...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người

    28/01/2015Hà Vĩnh TânBằng việc sử dụng máy tính để mô phỏng các phương án phong phú và đa dạng của Hệ tự hành dạng tế bào, đây được xem như một phương pháp nghiên cứu khoa học mới, có hiệu quả và triển vọng nhất để mô tả và giải thích phần lớn các hiện tượng phức tạp của tự nhiên. Sự phát triển lôgic theo hướng nói trên đã dẫn Stephen Wolfram đến việc xuất bản một công trình khoa học lớn - cuốn sách tựa đề "A New Kind of Science"...
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Một tập hợp khoa học đang hình thành

    06/11/2006Pierre LévyCác khoa học nhận thức đang ở trong pha bành trướng. Vượt quá ranh giới của khoa trí tuệ nhân tạo, tâm lý học, ngôn ngữ học và thần kinh học, chúng nhắm tới chinh phục các vùng đất mới, chủ yếu là sinh học và các khoa học xã hội...
  • Trình độ tu dưỡng khoa học của người Trung Quốc

    15/11/2006Dương Phương AnhTheo giải thích của Tổ trưởng Tổ điều tra tu dưỡng khoa học công chúng Trung Quốc thì trên quốc tế đã khái quát tu dưỡng khoa học làm ba bộ phận tổ thành: đạt được trình độ hiểu biết cơ bản lề trí thức khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản về quá trình và phương pháp nghiên cứu khoa học, đạt được trình độ hiểu biết cơ bản rằng khoa học kỹ thuật đã có ảnh hưởng đối với cá nhân và con người như thế nào.
  • Về luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”

    10/10/2006Lê Huy ThựcTừ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, trong giới triết học và lý luận chính trị - xã hội ở Liên Xô đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, khoa học đang biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cũng dã có khá nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học nói riêng, lý luận chính trị nói chung, hoặc là tán thành, tiếp thu, hoặc là có ý kiến không tán thành các ý kiến trên...
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • Sự phân tích của V.I.Lênin về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và nhận thức luận hiện đại trong vật lý học các hạt cơ bản

    23/06/2006GS. TS. Nguyễn Duy Quý...triển vọng nhận thức thế giới vi mô bao giờ cũng được xác định bởi mức độ nghiên cứu các chi tiết ẩn giấu sâu xa nhất của thế giới vật chất. Sự hiểu biết về cấu trúc của vật chất trong một phạm vi không - thời gian ngày càng nhỏ hẹp hơn đã và đang đòi hỏi chúng ta phải trả lời câu hỏi: Các hạt cơ bản nhất của vũ trụ là gì và các thuộc tính của chúng là gì?
  • Khuôn mẫu mới của khoa học đang xuất hiện

    29/04/2006Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện một cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng đó sẽ như thế nào? Phải chăng trước hết nó cũng sẽ là một cuộc cách mạng về vật lý học với sự phá vỡ khuôn mẫu hiện đang tồn tại, hay nó sẽ là một cuộc cách mạng trong sinh học với sự khám phá ra nguồn gốc của sự sống và còn hơn thế, nguồn gốc của ý thức, một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận các vấn đề về tự nhiên và xã hội và do đó, sự hình thành một cái nhìn mới về thế giới, cách tiếp cận đang thống trị đã tỏ ra có những giới hạn?
  • Khoa học với văn hóa

    18/04/2006Phan KhôiÝ nghĩa của văn hóa, xưa nay các nhà học vấn vì cuộc biến thiên của thời đại và nghệ thuật, dụng công giải thích rất nhiều, không thể dùng một vài lời mà thuật lại cho hết. Những lời giải thích trọng yếu về gần nay phần nhiều cho là: "phàm chủ nghĩa nào có thể trừ được sự chướng ngại cho loài người và tăng tiến được nền hạnh phúc của loài người, tức là văn hóa"...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Buổi hoàng hôn của khoa học

    23/12/2005Phạm Việt HưngVấn đề giới hạn của nhận thức ngày càng trở thành quan trọng vì nó không chỉ là vấn đề của triết học, mà của chính khoa học, ảnh hưởng đến các định hướng nghiên cứu khoa học. Vào thời điểm bản lể chuyển từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, nó đã trở thành một trong các đề tài nghiên cứu khoa học được chú ý nhất.
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Tử vi: Khoa học hay mê tín

    11/11/2005Hoàng Tùng (Tổng hợp từ các báo Trung Quốc)Tử vi là một dạng thức khoa học hay chỉ là một hình thức bói toán mang yếu tố mê tín và lừa đảo? Câu trả lời đó còn đang gây tranh cãi. Tuy nhiên, có thể nói, với tính chất khoa học thần bí của mình, Tử vi là một đối tượng nghiên cứu khá thú vị...
  • Cách tiếp cận hệ thống trong vấn đề phân loại các khoa học và nghiên cứu khoa học

    10/11/2005Đỗ Thu Thủy dịchVấn đề phân loại tri thức khoa học như là một trong số những vấn đề quan trọng nhất trong phương pháp luận khoa học chiếm một vị trí đáng kể trong các công trình của A. Polikarov. Tác giả bài viết này rất lấy làm hân hạnh đã được cộng tác cùng A. Polikarov nghiên cứu vấn đề lớn này. Hy vọng bằng những nỗ lực chung sẽ đưa ra được những căn cứ mới để phân định, phù hợp với tinh thần của khoa học nửa sau thế kỷ XX...
  • Mun-Đa-Sép, chiếc cầu nối giữa khoa học và huyền học

    12/10/2005Trần Trung PhượngTừ trước tới nay, trong quan niệm của nhiều người, khoa học và huyền học (Mystique hoặc Mysticisme) là hai lĩnh vực hoàn toàn riêng biệt thậm chí đối lập lẫn nhau. Một bên thuộc lĩnh vực lý trí đòi hỏi phải có sự phân tích chứng minh và dựa trên một nền tảng thực nghiệm vững chắc và một bên lại đề cao thứ cảm thức có tính chất trực giác, bí nhiệm về một loại đối tượng không hoặc khó có thể xác định bằng bất cứ một phạm trù khoa học nào. Thậm chí, từ một quan điểm thuần lý và cực đoan, có ý kiến cho rằng huyền học là một biến tướng của chủ nghĩa duy tâm ngu dân, một loại tàn dư của mê tín dị đoan từ thời xa xưa...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • Về một cuốn sách mới hứa hẹn một cuộc cách mạng trong khoa học

    14/07/2005Một nhà khoa học trẻ người Anh đã khuấy động giới khoa học với cách lý giải rất mới của mình về tất cả những sự kiện, hiện tượng từ đơn giản đến phức tạp nhất...
  • Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học

    05/07/2005Nguyễn Quang A dịchTiểu luận này là báo cáo được xuất bản đầy đủ đầu tiên về một công trình khởi đầu được hình dung ra gần mười lăm năm trước. Khi đó tôi là một nghiên cứu sinh về vật lí lí thuyết sắp hoàn thành luận văn của mình. Một sự dính líu may mắn với một cua thử nghiệm dạy khoa học vật lí cho người không nghiên cứu khoa học đã lần đầu tiên đưa tôi đến với lịch sử khoa học. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, rằng việc tiếp xúc với lí thuyết và thực hành khoa học lỗi thời đã làm xói mòn triệt để một số quan niệm cơ bản của tôi về bản chất của khoa học và các lí do cho thành công đặc biệt của nó.
  • xem toàn bộ