Khoa học cứng và khoa học mềm
Laurent Mucchielli là người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu xã hội học luật và hình sự, thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia - CNRS, Pháp đã trả lời phỏng vấn của tạp chí La Recherche tháng 5-2005) do Nicolas Chevassus-au-Louis tiến hành.
La Recherche: Người ta thường xem "các khoa học về tự nhiên" là đối lập với "các khoa học về con người và xã hội" vì chúng dựa trên những nhận thức luận khác nhau một cách căn bản. Ông nghĩ thế nào ?
Laurent Mucchlielli: Tôi nghĩ rằng người ta đã nhầm khi xem các khoa học này về căn bản là đối lập với nhau: Và tôi nghĩ rằng những ai ủng hộ sự đối lập này, dù là do muốn hạ thấp các khoa học nhân văn (như một số đại diện của các khoa học được gọi là "cứng" luôn luôn làm như vậy), hoặc là do muốn xem nó như là một khu săn bắn dành riêng (như một số nhà triết học đã làm), đều có một điểm chung: không phải là người thực hành khoa học nhân văn.
Khi mà nghề nghiệp của người ta không phải là như vậy, mà là thực hành khoa học nhân văn, thì người ta chẳng hề nghi ngờ gì là mình đang tiến hành một hoạt động khoa học. Và người ta cũng không nghi ngờ gì rằng hoạt động khoa học này một mặt là rất đặc thù và mặt khác là rất tế nhị.
LR: Tính đặc thù đó của các khoa học nhân văn là từ đâu mà ra?
LM: Lý do rất đơn giản, phổ biến và không phụ thuộc thời gian. Nó gắn liền với tính đặc thù cơ bản của con người trước phần còn lại của thế giới sinh vật: đó là việc con người tác động một cách cơ bản theo ý nghĩa mà nó gán cho các sự vật, mà nó là một vật thể của các biểu diễn. Ý nghĩa đó và các biểu diễn đó được xây dựng trong những nhóm xã hội mà nó nằm trong đó, trong các nhóm đó nó được xã hội hóa. Và, trong các xã hội hiện đại, các nhóm đó có nhiều, con người do vậy là "cái nhiều” như các nhà xã hội học đặc biệt là Bernard Lahire đã nói. Vả lại, cùng với các lý do đó (tính chất phức tạp của các xã hội hiện đại, tính có nhiều của các nhóm và các biểu diễn của chúng, các quan hệ ít nhiều có tính xung đột của chúng...), rõ ràng là nhà nghiên cứu về khoa học nhân văn có ảnh hưởng đến đối tượng của mình và bị ảnh hưởng bởi đối tượng của mình nhiều hơn nhiều bất cứ một nhà nghiên cứu nào khác. Khi tính đặc thù không thể quy giản được ấy đã đặt ra thì chúng ta sẽ có thể bàn cãi về tính đặc thù của các khoa học nhân văn theo các tiêu chí chung cho các khoa học khác: đặc tính tập thể của lao động nghiên cứu (ở quy mô quốc gia và quốc tế) sự rõ ràng về phương pháp luận, đặc tính có thể bác bỏ được của các ý kiến nêu ra, việc kiểm tra giá trị của các kết quả bởi những người ngang hàng về chuyên môn (pairs). Về tất cả các điểm này, không có sự khác nhau về bản chất giữa khoa học nhân văn và khoa học tự nhiên, và có cả một tư thế trí tuệ chùng là đặc thù của phương pháp tiến hành khoa học (démarche scientifique).
LR: Ông nói "các khoa học nhân văn" chứ không phải "các khoa học xã hội”? Phải chăng, theo ông, đây là một sự phân biệt quan trọng?
LM: Trên thực tế, điều này tùy thuộc vào bối cảnh. Khi tôi đội cái mũ nhà sử học về khoa học, tôi nhất thiết phải nói về "các khoa học nhân văn" vì tôi kể vào đây cả tâm lý học và ngôn ngữ học. Quả vậy từ các nguồn gốc của các khoa học nhân văn (vào thế kỷ XIX trên quan điểm thể chế) cho tới khoảng cuối những năm 60, rõ ràng là, ở Pháp các ảnh hưởng liên ngành rất nhiều và đôi khi rất mạnh. Hãy chỉ lấy một thí dụ, đó là cuộc đối thoại giữa xã hội học, sử học và tâm lý học có tính chất cơ bản trong những năm 1890-1940. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, cuộc đối thoại còn tiếp diễn một thời gian, cũng là do sự tồn tại của các lý thuyết có tính tổng quát và phát triển theo chiểu ngang, thí dụ như cấu trúc luận, hoặc còn là do các ảnh hưởng chính trị, thí dụ như chủ nghĩa Marx. Nhưng quá trình thể chế hóa các khoa học nhân văn và sự chuyên môn hóa đi kèm theo đã phát triển rất mạnh trong những năm 60 và rời xa những cách làm theo ngành. Ngoài ra, tâm lý học đã tách ra thành hai cực chính (một cực lâm sàng và một cực thực nghiệm) không còn giữ quan hệ với các khoa học xã hội nữa. Bắt đầu từ giai đoạn này, tôi nghĩ rằng ta có thể nói rằng cộng đồng trí tuệ của "các khoa học nhân văn" đã dần dần không còn tồn tại. Trái lại có cả một tập hợp ngành của "các khoa học xã hội" hình thành về chủ yếu do nhân học (hay dân tộc học), sử học và xã hội học, gần đây lại được kết nối do các khoa học chính trị. Như vậy, khi tôi giở cái mũ nhà nghiên cứu về các hiện tượng đương đại ra, thì tôi lại nói về "các khoa học xã hội".
LR: Ông nói về lịch sử cúa các khoa học nhân văn hay xã hội. Nhưng nhiều nhà vô lý chưa bao giờ đọc Einstein, và nhiều nhà sinh học chưa bao giờ giở các trang “nguồn gốc các loài”, trong khi đó thì mọi khóa học về xã hội học đều bắt đầu từ việc học Emile Durkheim hay Max Weber. Ông giải thích thế nào về mối quan hệ rất khác đó đối với lịch sử môn của ông?
LM: Có lẽ ta nên bắt đầu bằng cách nói rằng các nhà vật lý và các nhà sinh học đã bị thiếu một sự đào tạo ở trình độ đại học về lịch sử khoa học. Nhiều cuộc tranh cãi mà chúng ta vừa mới gợi lên là có thề tránh được nếu người ta biết môn lịch sử đó. Thí dụ, tôi vừa mới đây có tham gia những ngày "Khoa học và công dân " của CNRS, và tôi còn nhớ ý kiến chất vấn của một nhà di truyền học muốn chứng mình thật rõ ràng cho cử tọa rằng khoa học nhân văn không phải là khoa học.
Tôi đã nói với ông ta về thuyết ưu sinh mà tôi có tham gia nghiên cứu đôi chút. ông ta đứng bật lên bẻ lại rằng các nhà ưu sinh không phải là nhà khoa học. Thật là một sự không hiểu biết về lịch sử! Tôi nghĩ rằng người ta đã để mất rất nhiều, xét vê sự hình thành trí tuệ, về sự hình thành tinh thần khoa học, do đã không giảng dạy lịch sử khoa học, hoặc giảng dạy nó một cách phiến diện như là chuyện vui về các khám phá nối tiếp nhau của các "đại thiên tài” trong quá khứ.
Còn về các khoa học nhân văn, đúng là nó duy trì một cuộc đối thoại không ngừng với lịch sử của nó. Điều này có nhiều lý do: sự có mặt thường xuyên của một số câu hỏi (dù là vào năm 1900 hay năm 2000, luôn luôn là những con người mà chúng ta nói tới); những nhu cầu sư phạm của "đại học quần chúng" (giảng dạy lịch sử tư tưởng xã hội học thường là phần mở đầu của môn học); sự có mặt thường xuyên của một số "câu hỏi lớn" (các quan hệ cá nhân/ xã hội, ý thức / vô thức, v.v...) mà các tác giả kinh điển đã đặt ra và, trước sự vỡ tung của nghiên cứu thành các chuyên môn hẹp, cũng biểu thị các yếu tố cấu thành của bản sắc tập thể của chúng ta.
LR: Người ta thường chê các khoa học nhân văn là thâm nhập quá nhiều vào các hệ tư tưởng. Ông nghĩ thế nào về điều này?
LM: Mối quan hệ cùng tồn tại với các hệ tư tưởng chính tri (chủ nghĩa cộng hòa, chủ nghĩa chống giáo quyền, chủ nghĩa xã hội...) là một đặc trưng của sự ra đời của các khoa học nhân văn gắn liền với, như đã nói, chính bản chất của đối tượng của nó. Và sự ra đời này chỉ là gân đây thôi. Những ghế giáo sư đầu tiên về các khoa học nhân văn đã xuất hiện vào thế kỷ XIX và sự tự trị hóa hoàn toàn các khóa học đại học cũng là một việc gần đây. Thí dụ, đối với tâm lý học và xã hội học, sự tự trị này so với triết học chỉ mới bắt đầu vào những năm 50, có thể là những năm 60. Cùng với việc này, còn có hai việc khác nữa cũng rất hiển nhiên. Thứ nhất là các khoa học khác không hoàn toàn thoát khỏi sự thâm nhập của các hệ tư tưởng, thí dụ như thuyết ưu sinh mà các nghiên cứu lịch sử đã chỉ ra tầm quan trọng của nó trong cáckhoa học y-sinhcủa hầu như tất cả các nước phương Tây ở nửa đầu thế kỷ XIX. Thứ hai là các khoa học nhân văn cũng huy động ngày càng nhiều các phương pháp luận và các cách kiểm trả giá trị của các nghiên cứu. Những cuộc tranh cãi thật sự là ở đó: Làm thế nào mà hình thành tốt việc nghiên cứu và làm thế nào mà bảo đảm một sự kiểm tra tốt giá trị của các nghiên cứu? Về ý nghĩa này thì các khoa học nhân văn còn lâu mới có thể là những bản mẫu. Ta hãy nhớ lại câu chuyện xấu mà "vụ Tessier" (1) đã gợi ra và những câu chuyện khác không qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhưng các khoa học nhân văn đã không ngừng tiến triển từ mấy thập kỷ. Những người thực hành các khoa học này biết rõ tình hình đó. Cuối cùng, tôi có nhận xét là cùng những vấn đề như vậy cũng xuất hiện trong các khoa học gọi là "cứng" như đã được chứng minh bởi "chuyện anh em Bogdanov" (2).
LR: Việc kiểm tra giá trị của các kết quả mà ông mong muốn có thể thực hiện được tới quy mô như thế nào? Ta có thể nói đến cộng đồng quốc tế các nhà xã hội học hay các nhà sử học giống như ta đã nói đến cộng đồng quốc tế các nhà vật lý hay các nhà sinh học với các hội học thuật, các đại hội, các tạp chí của họ?
LM: Rõ ràng là không, hoàn toàn không với cùng mức độ như vậy. Lý do đầu tiên luôn luôn vẫn thế: đối tượng có bản chất khác.
Chúng tôi không cạnh tranh về thể chế và tài chính với các nhà nghiên cứu Mỹ hay Nhật để tìm ra một cơ chế vật lý hay sinh hoá phổ biến nào đó. Chúng tôi làm việc với các hiện tượng không phổ biến và tiến hóa mãi mãi. Không một ai không thấy văn hóa chính trị của Pháp không phải là văn hóa chính trị của Mỹ, cũng giống như văn hóa chính trị của Marseille không phải là văn hóa chính trị của
Vả lại trong các hiện tượng văn hóa này mà chúng là đối tượng của chúng tôi, vấn đề ngôn ngữ có ý nghĩa ở chỗ nó gắn bó chặt chẽ với các bản sắc văn hóa đó mà chúng tôi là một bộ phận và chúng tôi làm việc với nó. Tại sao chúng ta ai cũng - phải nói tiếng Anh của nước Mỹ ngay từ khi tham gia một hoạt động khoa học? Vì cái gì mà việc đó là sự đạt tới một tính khoa học cao hơn? Cái cần thiết khi người ta là người Pháp, là có thể đọc tiếng Anh và trình bày suy nghĩ của mình bằng tiếng Anh, và nếu có thể thì bằng tiếng Tây Ban Nha.
Nhưng điều ngược lại cũng đúng vì tiếng Pháp cũng là một ngôn ngữ quốc tế, nghĩa là được nói một cách chủ yếu ở nhiều nước. Như vậy ý kiến của tôi không phải là một loại chủ nghĩa cô lập. Thuyết ngôn ngữ so sánh là một phương pháp cần thiết trong các khoa học nhân văn. Về phần tôi, tôi tham gia một mạng lưới châu Âu quan trọng và tôi rất hoan nghênh các cuộc trao đổi thường xuyên đó. Vả lại, với sự vươn lên của châu Âu trong đầu tư cho nghiên cứu, tình hình này sẽ phát triển.
LR : Người ta cũng chê các khoa học nhân văn là không sử dụng sơ đồ kinh điển quan sát/giả thuyết/ thí nghiệm/ lý thuyết được xem là có tính khoa học. Ông nghĩ thế nào về điều này?
LM: Đó là mô hình nhận thức luận người ta dạy ở trường học. Còn các công trình về xã hội học của khoa học, dựa trên các quan sát, đã chỉ ra rằng mọi việc chẳng phải lúc nào cũng diễn ra như vậy trong cuộc sống hàng ngày ở các phòng thí nghiệm... Vả lại, trong các khoa học nhân văn, chúng ta dành một phần thời gian đáng kể để tiến hành các quan sát xây dựng các giả thuyết và thiết lập các lý thuyết.
Đây không phải là sự khác nhau. Cái mà chúng ta chẳng hề biết, đó là thí nghiệm có thể tái lập được dựa trên mô hình thí nghiệm của phòng thí nghiệm. Nhưng lại một lần nữa, điều đáng ngạc nhiên là người ta không hề biết về tính chất phức tạp của đối tượng. Con người chông phải là một nguyên tử, cũng không phải là một tế bào có cùng một sự ứng xử vào mọi lúc và ở mọi nơi. Đó là một sinh vật siêu phức tạp có tính chất đặc biệt là không có "bản chất". Bản chất con người, không để một số nhà di truyền học và sinh học thần kinh phải phật ý, chính là không có bản chất theo nghĩa một số phận được xác định từ trước bởi các thành phần sinh hóa của nó. Đã đành chúng ta là những cơ thể sống, chúng ta sinh ra và chết, có các hoocmôn, v.v... Nhưng cùng một cơ thể sống như vậy, nó có thể trở thành một tên tra tấn hay một ông thầy tu. Quả là phải sững sờ, khi đọc một số, thấy rằng điều đó không phải cũng rõ ràng như là việc chúng ta cũng có một cơ thể có các quy tắc sinh lý của nó.
Chúng ta chắc chắn đang và sẽ bi buộc phải, một cách dai dẳng, chiến đấu với những người gọi là "nhà khoa học" dám chắc rằng họ đã tìm thấy các hoocmôn hay các gen về cách ứng xử này hay cách ứng xử kia. Sai lầm có tính chất cơ sở là đã tin rằng, vì người ta quan sát thấy thân thể phản ứng theo cách này hay cách kia vào lúc này hay lúc kia, cái đó cung cấp cho chúng ta "sự giải thích". Khi tôi đang làm việc, làm tình, bực dọc, nghe nhạc, làm vườn, phải chăng có một số cơ chế nào đó đã hoạt động trong não tôi? Chuyện quan trọng quá nhỉ ! Cái đó nói với tôi điều gì cho dù đó là về các lý do khiến tôi làm việc, làm tình, bực dọc, nghe nhạc và làm vườn ? Tôi rất tán thành nếu người ta đầu tư hàng tỉ đôla cho nghiên cứu về các bệnh, nhưng hãy làm ơn tránh cho chúng tôi những mưu toan con trẻ giải thích sự ứng xử của con người bằng sinh học.
(1)Nhà chiêm tinh học Élisabeth Tessier vào năm 2001 được phong tiến sĩ xã hội học ở Đại học Paris -V hạng bình (très honorable) cho luận án"Tình trạng nhận thức luận của chiêm tinh học qua tính hai mặt quyến rũ /từ bỏ trong các xã hội hậu hiện đại' ; danh hiệu này bị bác bỏ bởi hầu như tất cả các nhà xã hội học (Chú thích của Ban biên tập tạp chí La Recherche).
(2)Những người dẫn chương trình truyền hình Grichka và Bogdanov đã được phong các đanh hiệu theo thứ tự, tiến sĩ toán học tháng 6-1999 và tiến sĩ vật lý lý thuyết tháng 7- 2002 ở Đại học Bourgogne, cả hai đều hạng bình, tuy rằng ý nghĩa và chất lượng các công trình của họ bị Phê phán bởi nhiều nhà khoa học (Chú thích của Ban biên tập tạp chí La Recherche).
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị Quý