Buổi hoàng hôn của khoa học

08:23 SA @ Thứ Sáu - 23 Tháng Mười Hai, 2005

Vấn đề giới hạn của nhận thức ngày càng trở thành quan trọng vì nó không chỉ là vấn đề của triết học, mà của chính khoa học, ảnh hưởng đến các định hướng nghiên cứu khoa học. Vào thời điểm bản lể chuyển từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, nó đã trở thành một trong các đề tài nghiên cứu khoa học được chú ý nhất.

Thật là kỳ lạ, hơn 25 thế kỷ trước, bằng kinh nghiệm và trực giác thiên tài, Khổng Tử đã khẳng định rằng nhận thức có giới hạn và nhận thức được rằng nhận thức có giới hạn mới thực sự được coi là nhận thức. Và 25 thế kỷ sau, bằng con đường phân tích mổ xẻ đến nới đến chốn, khoa học cũng tiệm cận đến nhận định tương tự, một cách cụ thể hơn: cần phải biết cụ thể cái gì là cái không thể biết.

Cuốn sách Buổi hoàng môn của khoahọc (The End of Science) của John Horgan, do Little Brown and Companyxuất bản, đã và đang gây tranh cãi trong giới khoa học tại các quốc gia có nền khoa học và công nghệ phát triển vì nội dung của nó như tác giả viết: " Nếu chúng ta tin vào khoa học, thì chúng ta phải chấp nhận khả năng - thậm chí là nhiều khá năng - rằng thời đại vĩ đại của khám phá khoa học đã qua rồi".

Ý kiến trong sách thực ra không phải của Horgan, mà của toàn những nhà khoa học đáng kính đang cầm cân nẩy mực hiện nay. Horgan chỉ là một nhà báo chuyển tải những ý kiến đó đến độc giả, với một nghệ thuật trình bày hết sức thuyết phục, đến nỗi tờ New York Times không tiếc lời ca ngợi: cuốn sách đã "móc nối các kiến thức một cách rất trí tuệ, sáng chói, đưa ra các lý lẽ mạnh mẽ cho thấy các khám phá khoa học lớn nhất và tuyệt vời nhất đã ở đằng sau chúng ta rồi" .Và cuốn sách là "một sự giới thiệu ngắn gọn một cách kỳ diệu các thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong 15 hoặc 20 năm vừa qua”.

Thật vậy, cuốn sách của Horgan không làm cho chúng ta bị hụt hẫng, thất vọng vì sự “khốn cùng” của khoa học, mà buộc chúng ta trầm mình xuống để suy nghĩ về ý nghĩa thực sự của khoa học, về tham vọng của con người, về sự cần thiết phải tỉnh táo cân nhắc trong định hướng phát triển, về triển vọng hiện thực của khoa học, về tham vọng của con người, về sự cần thiết phải tỉnh táo cân nhắc trong định hướng phát triển, về triển vọng hiện thực của khoa học, về sự ngây thơ ngông cuồng trong khoa học, về bàn chất giới hạn của nhận thức. Mục đích chú yếu của cuốn sách lộ rõ trên trang bìa: "Đối mặtvới giới hạn của nhận thức vào buổi hoàng hôn của thế kỷ khoa học”.Thật vậy thái độ khoa học chân chính là dám đối mặt với thách thức và nếu bán thân nhận thức có những tháchthức đối với nhận thức thì hãy sẵn sàng đối mặt với nó.

Sựthách thức của nhận thức đối với nhận thức là câu hỏi "nhận thức, bản thân nó có giới hạn hay không? Nếu trả lời "không", thì có nguy cơ phạm sai lầm trong định hướng phát triển: chương trình siêu - toán - học sau thế kỷ XX và trào lưu "toán học mới" trong nửa sau thế kỷ XX là thí dụ điển hình nhất về sự bết chấp giới hạn của toán học, gây tổn thất không kể xiết đối với nghiên cứu và giáo dục toán học. Nếu trả lời "có", nghĩalà nhận thức có giới hạn, thì lập rức cần phải xem lại các định hướng phát triển như thế nào cho đúng. Chẳng hạn: Liệu có thể có một lý thuyết về mọi thứ (Theory of Everything) như vật lý đang theo đuổi hay không? Liệu có thể có trí thông minh nhân tạo không? Liệu có thể “chế tạo” ra một con người hoàn toàn bình thường bằng nhân bản vô tính hay không? Hiệnnay có quá nhiều câu hỏi lớn như thế. Những câu hói này dẫn khoa học tới chỗ chia rẽ trầm trọng chưa từng có: một nửa ủng hộ lao vào nghiên cứu như những con thiêu thân, nửa còn lại khẳng định rằng họ sẽ thất bại, sẽ lãng phí tiền của và thậm chí phí tiền của và thậm chí sẽ đem lại những thiệt hại to lớn chưa thề lường hết.

Trong bối cảnh của những khám phá mới, vấn đề giới hạn của nhận thức ngày càng trở thành quan trọng vì nó không chỉ là vấn đề của triết học, mà của chính khoa học, ảnh hưởng đến các định hướng nghiên cứu khoa học. Vào thời điểm bản lề chuyển từ thế kỷ XX sang thế kỷ XXI, nó đã trở thành một trong các đề tài nghiên cứu khoa học được chú ý nhất. Đó là lý do ra đời một loạt sách báo về đề tài này, trong đó cuốn sách của Horgan là một cuốn tiêu biểu. Một Hội nghị thế giới tập trung các nhà khoa học hàng đầu để bàn thảo vấn đề này đã được tồ chức tại Đại học Sante Fe ở Mỹ. Trong gian đại sảnh của Hội nghị, đập vào mắt các đại biểu là một tiêu đề lớn: "The Limits of Science Knowledge" (Giới hạn của hiểu biết khoa học). Nhà toán học nổi tiếng John Casti, chủ toạ Hội nghị, khai mạc bằng câu hỏi: "Phải chăng thế giới quá phức tạp đối với chúng ta để hiểu nó?” Joseph Traub, một nhà khoa học lý thuyết computer bậc nhất, giáo sư Đại học Columbia, đặt câu hỏi cụ thể hơn: "Liệu chúng ta có thể biết cái gì là cái không thể biết hay không? Liệu chúng ta có thể chứng minh rằng khoa học có giới hạn hay không, như Godel và Turing đã chứng minh có những giới hạn đối với toán học và khoa học tính toán?”

Ngay lập tức cuộc thảo luận bùng nổ, rất sôi nổi, nhiều ý kiến vô cùng đặc sắc, thú vị. Độc giả có thể tìm thấy bản tường thuật trong cuốn sách của Horgan. Ở đây chỉ xin trích một mẩu ý kiến của Chaitin: "Thông thường chúng ta hay cho rằng nếu người ta nghĩ cái gì là đúng thì nó phải đúng vì một lý lẽ nào đó. Trong toán học lý lẽ ấy được gọi là một chứng minh, và công việc của nhà toán học là tìm kiếm chứng minh - những lý lẽ, suy luận từ các tiên đề hoặc những nguyên lý được chấp nhận trước. Nhưng hiện nay, cái mà tôi khám phá ra là các chân lý toán học đúng chẳng cần phải có một lý do nào cả. Chúng đúng một cách bất ngờ hoặc ngẫu nhiên.

Nếu Chaitin đúng, hoặc nói cách khác, nếu cái đà lý là luận kiểu Chaitin mà phát triển trong khoa học, thì phỏng khoa học còn có ý nghĩa gì nữa? Không, chúng ta khó có thể nhắm mắtchấp nhận ý kiến của Chaitin, nhưng... có lẽ chúng ta cũng không thể nhàm mắt tảng lờ ý kiến của Chaitin. Một lần nữa, chúng ta phảidám "đối mặt với giới hạn của nhận thức như John Horgan đề nghị.

Một "cú đòn" trời giáng khác màHorgan làm choáng váng độc giả là chương dành cho vật lý "The End of Physics" (Ngày tận của vật lý), trong đó thể hiện mối nghi ngờ về khả năng thành công của lý thuyết lớn nhất của vật lý ngày nay là “Lý thuyết về mọi thứ”. Những người bày tỏ thẳng thắn mối nghi ngờ của họ chẳng phải ai khác chính những người đã góp công lớn để xây dựng lý thuyết đó. Một, đó là Sheldon Glashow, một trong ba người đoạt giải Nobel vật lý năm 1979 vì một đề tài tiền thân của Lý thuyết về mọi thứ. Ông gọi lý thuyết về mọi thứ là “Chiếc ly của Chúa" (chiếc ly Chúa Giêsu dùng trong bữa tiệc ly trước khi bị hành hình), ngụ ý đó là cái thiêng liêng trong ý tưởng nhưng không bao giờ thành hiện thực! Người thứ hai là Roger Penrose, tác giả của những công trình tuyệt tác về tổng chứng minh sự tồn tại của điểm kỳ dị của các hốc đen và của toàn bộ không - thời gian, làm cơ sở cho Lý thuyết Big Bang. Penrose nói rõ rằng ông không tin vào bất cứ lý thuyết nào hiện nay, kể cả Lý thuyết siêu dây, có thể coi là có hy vọng tiến đến Lý thuyết về mọi thứ.

Nếu nhận thức được ý nghĩa của tất cả những thách thức đó, khoa học buộc phải định hướng phát triển thông minh nhất, sao cho có thể dồn nỗ lực vào những nghiên cứu có hiệu quá nhất, thiết thực nhất.

Để làm được điều đó, câu hỏi của Joseph Traub có lẽ là câu hỏi quan trọngnhất. Xin nhắc lại ở đây: "Liệu chúng ta có thểbiết cáigì là cái không thể biết hay không?”

Câu hỏi này làm chúngta nhớ lại di huấn củaKhổng Tử: "Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã" (Cái gì biết thì biết là mình biết, cái gì khôngbiết thì biết là mình không biết, đó là biết vậy).

Thật là kỳ lạ, hơn 25 thế kỷtrước, bằng kinh nghiệm và trực giác thiên tài, Khổng Tử đã khẳng định rằng nhận thức có giới hạn và nhận thức được rằng nhận thức có giới hạn mới thực sự được coi là có nhận thức. Và 25 thế kỷ sau, bằng con đường phân tích mổ xẻ đến nơi đến chốn, khoa học cũng tiệm cận đến nhận định tương tự, một cách cụ thể hơn.

Cần phải biết cụ thể cái gì là cái không thể biết. Godel và Turing đã làm điều đó đối với toán học và khoa học tính toán. Hậu thế sẽ phải tiếp tục con đường của Godel và Turing để làm điều tương tự đối với vật lý, sinh học, và khoa học nói chung.

Dẫu rằng nhiệm vụ này vô cùng khó khăn, và có thể chính nó lại nằm trong lĩnh vực không thể biết, nhưng dẫu sao nó cũng đã đánh một tiếng chuông cảnh tỉnh đối với khoa học, khuyến dụ khoa học phải tỉnh táo hơn trên con đường phát triển. Và nó có một phản ứng phụ: Vì không bao giờ có thể đi đến một lý thuyết cuối cùng trong bất kỳ lĩnh vực tri thức nào, do đó các nhà khoa học sẽ không bao giờ thất nghiệp, ngược lại họ sẽ luôn luôn phải bận rộn với những bài toán chưa giải được để giải, bởi vì vĩnh viễn sẽ tồn tại rất nhiều bài toán như thế. Chỉ có điều cần phải chú ý đến những bài toán đáp ứng với quyền lợi thiết thực của con người nhiều hơn, thay vì nhất định đòi hiểu được ý Chúa.

Tóm lại, cuốn sách của Horgan không hề khiêu khích, ngược lại nó khuyến khích chúng ta tư duy! Mong sao sách sẽ được dịch ra tiếng Việt để đến tay mọi bạn đọc Việt Nam.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Chúng ta thoát thai từ đâu?

    07/01/2014"...khó mường tượng, cơ chế gì mà chỉ một mô người chết có thể tung ra một lượng thông tin to lớn về tạo dựng những mô người mới ở một cơ thể khác, tức kích thích sự tái sinh. Rồi chuyện mỗi tế bào người phức tạp đến thế nào cũng khó hình dung... Rõ ràng mọi chuyện đó xảy ra theo một chương trình hoạt động liên tục, chặt chẽ mà so với nó một cái máy tính hiện đại nhất cũng chỉ là cái đồ chơi treo trên cây thông Nôen. Các chương trình đó khu trú ở đâu? Tất nhiên không chỉ trong các gen. Theo dữ kiện vật lý mới thì các chương trình đó được ghi trong năng lượng tế vi, ở phương Đông năng lượng đó gọi là năng lượng của Chúa Trời, và cả ở trong nước cơ thể người . Vậy ai đã lập ra các chương trình tái tạo mô người diệu kỳ đó?..."
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Con người đi tìm chính bản thân mình

    15/12/2005Hà Huy KhoáiPhải chăng, để hiểu được chính bản thân mình, con người cần đến các máy tính biết tư duy. Tuy nhiên, chúng ta có thể lại phải đương đầu với một nghịch lí mới: máy tính cuối cùng sẽ làm sáng tỏ được cơ chế hoạt động của bộ não người, nhưng khả năng của bộ não người lại không đủ để hiểu được cơ chế đó!
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ