Phép phản biện trong khoa học

08:55 CH @ Thứ Năm - 07 Tháng Chín, 2006

Phép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm.

Nhằm xây dựng một hệ thống tri thức đáng tin cậy về tự nhiên khoa học không chỉ dừng lại ở mức độ xác minh hay kiểm chứng mà còn tiến lên một bước là phê phản. Ta có thể coi KarlPopper là người đi tiên phong trong lĩnh vực này. Theo ông, đặc điểm duy nhất để có thể phân biệt giữa mộtlý thuyết khoa học thực thụ với ngụy khoa học là đương thời cho rằng khoa học luôn có đặc tính có thể "bị bác bỏ" (hay bị phản bác) bằng những thực nghiệm đơn giản. Ông gọi đó là “khả năng phản biện”

Khả năng phân biện là một khái niệm thiết yếu củatriết học khoa học, để sơ sài truyền đạt một khái niệm, ta có thể nói rằng để một xác quyết "có thể phản bác được" (hay có thể bác bỏ được), là nó phải có những nguyên lý khả dĩ để có thể tiến hành một quan sát hay một thực nghiệm tự nhiên, để rồi có thể chỉ ra xác quyết đó là sai lầm. Một ví dụ: xác quyết "tất cả các qụa đều màu đen”, có thể bị bác bỏ nếu ta tìm ra có một con quạ màu đỏ. Khái niệm cơ bản của khả năng phân biện là rất đơn giần, tuy nhiên cũng như tất cả các khái niệm cơ bản trong triết học, định nghĩa chính xác của nó luôn là một vấn đề đầy tranh luận. Đặc biệt có sự bất đồng ý kiến mạnh mẽ giữa những người chủ thuyết thực nghiệm logic với nhữngtriết gia khoa học - những người thừa kế, vả đưa vấn đề nhìn nhận dưới góc độ có thể bác bỏ được. Họ (người theo chủ thuyết thực nghiệm) cho rằng mọi tuyên bố hay xác quyết đều có thể phù hợp với dữ kiện, khi nó được "chỉnh lý bù trừ”. Vì vậy, ở ví dụ trên, người ta chẳng hạn có thể nói sự thực là người ta chỉ quan sát có một con qụa chứ không quan sát hết các loài chim, hay con qụa được chỉ ra có màu đỏ đó có thể là do sai làm trong quan sát rằng màu đỏ của con quạ là màu đỏ thực (fact), nhưng không đúng (vì có thể con quạ đen bị sơn màu đỏ)… Do vậy người ta mới đặt “ý nghĩa" của một tuyên bố phải căn bản dựa trên xác minh bằng thực nghiệm. Nhưng thực tế không phải vậy, Popper đã chỉ ra không phải việc xác minh mà chính khả năng phản biện mới là lý thuyết dẫn đầu để có thể thừa nhận một ý nghĩa nào đó. Khả năng phân biện là tiêu chuẩn của một ý nghĩa. Hay nói một cách khác, để một tuyên bố nào đó có nghĩa, ít ra là trong một cách hiểu chặt chẽ, là nó phải là nguyên lý khả dĩ (nhưng nan giải là làm thế nào diễn dịch cụm từ "nguyên lý khả dĩ” trên thực tế) để ta có thể trưng ra được dữ liệu chứng minh đề xuất đó là sai.

Khả năng phân biện là sự kết nối quan trọng không chỉ với vấn đề "có ý nghĩa” mà còn với một phương pháp khoa học. Popper nhấn mạnh rằng khả năng phân biện là một đặc điểm không thể thiếu được trong một nghiên cứu khoa học. Nếu một giả thuyết đưa ra những giải thích về một số hiện tượng thực nghiệm nào đó mà không có thể bác bỏ được thì thuyết đó không có tính khoa học, và chẳng có ýnghĩa gì nữa để mà phải tiến hành kiểm chứng cả.

Nhìn lại thực tế trong thời gian qua chỉ cần đọc qua vài tờ báo, ta cũng có thể thấy tốc độ của những công trình nghiên cứu khoa học ngày càng gia tăng một cách chóng mặt. Nhưng một câu hỏi cần được đặt ra là khám phá khoa học có cùng tốc độ hay không. Không phải bất cứ một ýtưởng mới nào trong khoa học cũng đều đúng. Và những ýtưởng cũ không phải lúc nào cùng sai. Người làm nghiên cứu khoa họccần phải có một thái độrõ ràng nghiêm túc. Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy cỏ nhiều trường hợp mà thái độ chấp nhận những ý tưởng tôn giáo một cách thụ động qua một giai đoạn dài là một chướng ngại vật đáng kể cho việc theo đuổi những ý tưởng mới. Vì thế một kỹ năng cần thiết cho người làm khoa học, và ngay cả cho quần chúng, là khả năng chất vấn và phân biện những công trình nghiên cứu khoa học.

Trong khuôn khổ có hạn của bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra một ứng dụng của “phép phản biện" trong nghiên cứu khoa học.

Có thể xác định nghiên cứu khoa học như là một quá trình thử nghiệm giả thuyết. Khởi đầu, nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa một giả thuyết đảo tức là một giả thuyết ngược lại với những gì mà nhà nghiên cứu tin là sự thật. Thí dụ trong mộtnghiên cứu lâm sàng, gồm hai nhóm bệnh nhân: một nhóm được điều trị bằng thuốc A, và một nhóm được điều trị bằng Placebo (một loại thuốc không chứa thuốc), nhà nghiên cứu có thể phát biểu một giả thuyết đảo rằng sự hiệu nghiệm thuốc A tương đương với sự hiệu nghiệm của placebo (có nghĩa là thuốc A không có tác dụng như mong muốn).

Kế đến, nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa một giả thuyết phụ tức là một giả thuyết mà nhà nghiên cứu nghĩ lả sự thật và điều cần được "chứng minh" bằng dữ kiện. Chẳng hạn như trong ví dụ trên đây, nhà nghiên cứu có the phát biểu giả thuyết phụ rằng thuốc A có hiệu nghiệm cao hơn placebo.

Bước thứ ba: sau khi đã thu thập đầy đủ những dữ kiện liên quan, nhà nghiên cứu dựng một hay nhiều phương pháp thống kê để kiểm tra xem trong hai giả thuyết trên, giả thuyết nào được xem là khả dĩ. Cách kiểm tra này được tiến hành để trả lời câu hỏi: nếu giả thuyết đảo đúng, thì xác suất mà những dữ kiện thu thập được phù hợp với giả thuyết đảo là bao nhiêu. Giả trị của xác suất nảy thường được đề cập đến trong các báo cáo khoa học bằng kí hiệu Pvalue. Điều cần chú ý ở đây là nhà nghiên cứu không thử nghiệm giả thuyết khác, mà chỉ thử nghiệm giả thuyết đảo mà thôi.

Bước thứ tư: Quyết định chấp nhận hay loại bỏ giả thuyết đảo, bằng cách dựa vào giá trị xác suất trong bước thứ ba. Chẳng hạn như theo truyền thống lựa chọn trong một nghiên cứu y học, nếu giá trị xác suất nhỏ hơn 5% thì nhà nghiên cứu sẵn sàng bác bỏ gả thuyết đảo: sự hiệu nghiệm của thuốc A khác với sự hiệu nghiệm của placebo.Tuy nhiên, nêu giá trị xác suất cao hơn 5% thì nhà nghiên cứu chỉ có thể phát biểu rằng chưa có bằng chứng đầy đủ để bác bỏ giả thuyết đảo và điều này không có nghĩa rằng giả thuyết đảo là đúng, là sự thật. Nói một cách khác, thiếu bằng chứng không có nghĩa là không có bằng chứng.

Bước thứ năm: Nếu giả thuyết đảo bị bác bỏ, thì nhà nghiên cứu mặc nhiên thừa nhận giả thuyết phụ. Nhưng vấn đề khởi đi từ đây, bởi vì có nhiều giả thuyết phụ khác nhau. Chẳng hạn như so sánh với giả thuyết phụ ban đầu (A khác với Placebo), nhà nghiên cứu có thể đặt ra nhiều giả thuyết phụ khác nhau như sự hiệu nghiệm của thuốc A cao hơn Placebo 5%, 10% hay nói chung X%. Nói tóm lại, một khi nhà nghiên cứu bác bỏ giả thuyết đảo, thì giả thuyết phụ được mặc nhiên công nhận, nhưng nhà nghiên cứu không thể xác định giá thuyết phụ nào là đúng với sự thật.

Trong khoa học thực.nghiệm (như y khoa, sinh học, nông nghiệp...), hầu hết các công trình nghiên cứu đều bắt đầu bằng một giả thuyết và chấm dứt bằng một kết luận. Ở giữa hai đoạn mở đầu và kết thúc đó là những phương pháp nghiên cứu, kết quả hay số liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, và cách diễn dịch số liệu. Tất cả các khâu này đều có quan hệ với nhau một cách mật thiết. Phương pháp nghiên cứu không đúng sẽ dẫn đến hậu quả là số liệu thu thập sẽ không cỏ giá trị hay không phù hợp, và từ đó kết luận dựa trên số liệu có thể sai lầm. Do đó, tất cả các phần giả thuyết phương pháp nghiên cứu, cách xử lý dữ kiện và số liệu cũng như phân kết luận đều có thể đặt dưới lăng kính của phân biện khoa học.

Nói tóm lại, phép phản biện là một hành trang không thể thiếu cho một người làm khoa học. Nó bắt chúng ta phải "hoài nghi" một thuyết, và bằng phương pháp khoa học đócó thể đi đến bác bỏ hay ủng hộ nó. Một giả thuyết không nhất thiết là phải “bị bác bỏ” nhưng phải có đặc tính “có thể bị bác bỏ”, nếu không thì cần phải đặt vấn đề là một giả thuyết“ngụy khoa học”. Chẳng hạn, Sinh học Tiến hoá là một nghiên cứu về những biến đổi di truyền trong các quần thể, vì vậy nghiên cứu này không thế bị bác bỏ được, chỉ đơn gàn là sự hiện hữu của nó như là hoá học, lý học hay vũ trụ học vậy. Sự tiến hoá là một thuật ngữ áp dụng cho một nhóm đông các giả thuyết và lý thuyết về sự biến đổi di truyền mà các kết quả thay đổi theo thời gian. Tất cả các giả thuyết và lý thuyết này đều có thể thử nghiệm được và vì vậy mà có thể bác bỏ chúng bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. Chọn lọc tự nhiên chẳng hạn, có lẽ trong nhiều thập niên tới và nhiều thế kỷ tới không chắc gì có thể bác bỏ được những ý tưởng nghiên cứu này, tuy thế nhưng chúng sẽ vẫn còn có thế kiềm nghiệm được và vì vậy nó vẫn có thể bị bác bỏ được và vì vậy vẫn có tính khoa học. Khoa học không phải sinh ra đểchứng minh được mọi thứ? Mục đích của khoa học là để thử hỗ trợ hay loại trừ các ýtưởng bằng những bằng chứng hiện hữu. Mọi giả thuyết và lý thuyết đều tiếp cận bờ vực của sự sai lầm và vì thế vẫn có thể thử nghiệm được... như là những ý tưởng đa dạng của sự tiến hóa vậy.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Tại sao phương Đông đi trước về sau?

    05/05/2017Đỗ Kiên CườngTrong Sự thức tỉnh vĩ đại, Ngô Tự Lập cho rằng văn minh xuất hiện là do sự thức tỉnh của con người về quyền tư hữu. Ngô Tự Lập cũng mở rộng vấn đề, khi xem phương Đông tuy thức tỉnh trước, nhưng không triệt để vì vẫn duy trì chế độ công hữu về ruộng đất đến tận thế kỷ XIX. Và đó là lý do văn minh phương Đông đi trước về sau. Còn phương Tây, tuy thức tỉnh muộn nhưng tư hữu triệt để hơn, nên đã vượt xa phương Đông.
  • Khoa học thế kỷ XXI: Vượt ra ngoài quy giản luận

    16/03/2015Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng khoa học lần thứ ba này sẽ là như thế nào?
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Khuôn mẫu mới của khoa học đang xuất hiện

    29/04/2006Đặng Mộng LânChúng ta đã bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ được chờ đợi sẽ xuất hiện một cuộc cách mạng khoa học mới. Cuộc cách mạng đó sẽ như thế nào? Phải chăng trước hết nó cũng sẽ là một cuộc cách mạng về vật lý học với sự phá vỡ khuôn mẫu hiện đang tồn tại, hay nó sẽ là một cuộc cách mạng trong sinh học với sự khám phá ra nguồn gốc của sự sống và còn hơn thế, nguồn gốc của ý thức, một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận các vấn đề về tự nhiên và xã hội và do đó, sự hình thành một cái nhìn mới về thế giới, cách tiếp cận đang thống trị đã tỏ ra có những giới hạn?
  • Các giới hạn khoa học

    09/01/2006Đặng Xuân Lạng (dịch)...tác giả bào chữa cho việc khoa học hoàn toàn không trả lời được các câu hỏi cuối cùng – Mọi vật đã bắt đầu ra sao? Chúng ta ở đây nhằm mục đích gì? Ý nghĩa của cuộc sống là gì?, những câu hỏi là vượt ra ngoài năng lực giải thích của khoa học. Dầu vậy, khoa học là một hoạt động vĩ đại và vinh quang – hoạt động thành công nhất từ xưa đến nay và mãi mãi về sau mà con người đã tham dự...
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • Các giới hạn khoa học

    12/12/2005Jean Fourastié, Đặng Mộng Lân dịch... tác giả đã chỉ ra các giới hạn kinh điển trong đó nêu rõ phần lớn thực tại cảm quan bị tuột khỏi lập luận thực nghiệm (bản chất của sự vận động khoa học) trước khi chuyển sang “Suy nghĩ về các giới hạn khác”...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Cấu trúc của các cuộc cách mạng khoa học

    05/07/2005Nguyễn Quang A dịchTiểu luận này là báo cáo được xuất bản đầy đủ đầu tiên về một công trình khởi đầu được hình dung ra gần mười lăm năm trước. Khi đó tôi là một nghiên cứu sinh về vật lí lí thuyết sắp hoàn thành luận văn của mình. Một sự dính líu may mắn với một cua thử nghiệm dạy khoa học vật lí cho người không nghiên cứu khoa học đã lần đầu tiên đưa tôi đến với lịch sử khoa học. Tôi hoàn toàn ngạc nhiên, rằng việc tiếp xúc với lí thuyết và thực hành khoa học lỗi thời đã làm xói mòn triệt để một số quan niệm cơ bản của tôi về bản chất của khoa học và các lí do cho thành công đặc biệt của nó.
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • xem toàn bộ