Kinh nghiệm - thực chất và ý nghĩa
Kinh nghiệm là một khái niệm quan trọng trong triết học, nó thực sự có tác dụng không chỉ trong hoạt động nhận thức mà cả trong thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Song xung quanh khái niệm này hiện đang có nhiều cách hiểu và cách đánh giá khác nhau. Bài viết này xin góp phần làm rõ một số nội dung về thực chất và ý nghĩa của nó.
I – Một số đặc trưng của kinh nghiệm
1. Kinh nghiệm là một tập hợp những tri thức có tính chất cảm tính, được thu nhận và thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Trong quá trình tác động giữa con người với thế giới hiện thực, gắn liền với và thông qua hoạt động thực tiễn, con người trực tiếp thu nhận, tích lũy và hình thành những thông tin nhất định. Những thông tin này bước đầu mới phản ánh một số thuộc tính đơn giản, bề mặt của đối tượng. Sau đó, nhờ lặp đi lặp lại và được củng cố cùng với những kỹ năng hoạt động của con người, những thông tin đó được tập hợp thành những tri thức mang tính trực quan, đó là kinh nghiệm. Vậy kinh nghiệm là một hình thức phản ánh thế giới khách quan. Nói kinh nghiệm là một táp hợp tri thức có tính chất cảm tính, điều đó không có nghĩa đồng nhất kinh nghiệm với cảm tính. Hơn nữa, việc tách nhận thức thành hai hình thức cảm tính, lý tính chỉ có ý nghĩa tương đối về mặt nhận thức luận. Thực tế cho thấy, không có một kết quả của một quá trình nhận thức nào lại không phải là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng giữa hai hình thức cảm tính và lý tính. Kinh nghiệm không thể là cảm tính với nghĩa là những hình thức cảm giác, tri giác... Tính chất cảm tính trong kinh nghiệm nói lên tính chất, cấp độ phản ánh của kinh nghiệm. Kinh nghiệm phản ánh chủ yếu dựa vào quan sát trực quan, vào những hoạt động có tính chất thực nghiệm và vào những quá trình trao đổi thông tin mang tính trực tiếp khác. Kinh nghiệm cũng đạt tới trình độ khái quát trừu tượng hóa nhất định (tức là phải có sự tham gia của lý tính) chứ không thể chỉ dừng lại ở những tập hợp tri giác, biểu tượng của quá trình nhận thức cảm tính. Làm rõ luận điểm này, Lênin đã phân tích như sau: "Dòng kinh nghiệm nằm ở cơ sở nhận thức của chúng ta, là không có "lý tính, không có trật tự, không có tất cả cái gì phù hợp với quy luật là quan điểm duy tâm chủ quan".
Vì vậy, chỉ có thể xét tính chất cảm tính của kinh nghiệm với tư cách là những tập hợp tri thức chưa đầy đủ, mới phản ánh được những lớp thuộc tính nhất đinh của sự vật, hiện tượng. Engen đã cho rằng: "Kinh nghiệm ban đầu cũng còn nông cạn, chưa sâu sắc, chưa chính xác và chưa phản ánh được tính tất nhiên".
Là kết quả của một quá trình phản ánh thế giới khách quan của con người, kinh nghiệm có ưu thế ở tính phàn ánh sinh động, trực tiếp. Nguồn gốc và nội dung phản ánh của kinh nghiệm thuộc về hiện thực, về thực tiễn đời sống. Đó là chỗ khác căn bản giữa kinh nghiệm với tính chất tư biện thường được suy luận theo lôgic hình thức, chủ quan. Bởi vậy, trong quá trình phản ánh thế giới khách quan của con người, kinh nghiệm luôn là mạt yếu tố cần thiết. Song cũng cần thấy rằng, với tính chất phản ánh đó, tác dụng của kinh nghiệm là rất có hạn, giá trị của sự khái quát không cao. Nói cách khác kinh nghiệm chỉ phản ánh thích hợp cho những không gian, thời gian nhất đinh, cụ thể mà thôi, và trong những điều kiện, những tính huống mới xuất hiện thì kinh nghiệm đó dễ trở nên bất cập.
Vậy kinh nghiệm có tiếp cận được cái phổ biến, đủ bản chất hay không?
Là một trạng thái phản ánh có ý thức, trong quá trình tác động tới đối tượng, kinh nghiệm không thể tiếp cận tới cái phổ biến, cái bản chất của đối tượng. Đó là sự tiếp cận cố tình tự phát, chưa có khả năng hệ thống hóa thành những hệ tri thức phổ quát, là sự ngẫu nhiên đạt tới bản chất đổi tượng...
Một vấn đề khác cần làm sáng tỏ ở đây, đó là quan hệ giữa kinh nghiệm với thực tiễn. Giữa kinh nghiệm và thực tiễn là không thể đồng nhất, bởi lề đó là hai khái niệm có nội hàm và những biểu hiện trên thực tế khác nhau. Thực tiễn là hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của con người trong quá trình tác động tới thể giới khách quan. Còn kinh nghiệm là những tập hợp tri thức mà con người thu nhận, tích lũy được thông qua hoạt động thực tiễn.
Trong mối quan hệ giữa kinh nghiệm với thực tiễn, kinh nghiệm là tính thứ hai. Kinh nghiệm chỉ có thể được hình thành thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Kinh nghiệm là sản phẩm của một quá trình nhận thức và con người dựa vào thực tiễn, xử lý, phân tích ở mức cảm tính trực tiếp là chủ yếu. Khác với lý luận, kinh nghiệm nhận sự tác động trực tiếp của thực tiễn, gắn liền với thực tiễn.
2. Kinh nghiệm là một trình độ phản ánh hiện thực của con người. Như đã biết, nhận thức là quá trình hình thành, phát triển của những trình độ phản ánh khác nhau và liên hệ hữu cơ với nhau. Đó là cảm tính với lý tính hay kinh nghiệm với lý luận.
Kinh nghiệm và lý luận là hai cấp độ phản ánh có vi trí tác dụng riêng nhưng chúng nương tựa, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình sản xuất ra tri thức khoa học. Trong toàn bộ quá trình nhận thức, kinh nghiệm có vai trò như “chiếc cầu" chuyển tải những thông tin, tri thức từ thế giới đối tượng vào tư duy, hệ thống hóa thành những tri thức lý luận và ngược lại. Trong quá trình chuyển tải đó, kinh nghiệm thường không tách rời những hoạt động có tính vật chất, cụ thể, những quan sát trực quan và những trao đổi thông tin trực tiếp từ một chủ thể khác về đối tượng nói chung. Cho nên, trong nhận thức, vai trò của kinh nghiệm là tất yếu. Song, khác với chủ nghĩa kinh nghiệm, CNDV biện chứng đánh giá một cách đúng đắn, khách quan vai trò, tác dụng của kinh nghiệm. Trong quá trình phản ánh, kinh nghiệm thể hiện không những là một trình độ mà còn là một phương pháp cho quá trình phản ánh. Điều này, khiến CNDV biện chứng khắc phục những quan niệm duy tâm cực đoan hay duy vật tầm thường về kinh nghiệm. Đánh giá đúng tính chất, cấp độ và giới hạn của kinh nghiệm là căn cứ cơ bản nhất để các định bản chất của kinh nghiệm. Nó còn là cơ sở chỉ rõ sự phát triển tất yếu của kinh nghiệm. Không dừng lại theo nghĩa thông thường của kinh nghiệm, với sự tác động, sự thâm nhập của lý luận và của tư duy khoa học, kinh nghiệm được lý luận hóa, trí tuệ hóa, trở thành những kinh nghiệm khoa học, góp phần như một công cụ sắc bén để đẩy nhận thức lên một trình độ cao hơn trong quá trình tiếp cận chân lý. Hơn nữa, công nhờ lý luận và dựa vào những căn cứ khoa học, kinh nghiệm mới được hình thành một cách khoa học hơn, khắc phục được hạn chế chủ nghĩa kinh nghiệm. Engen đã khái quát luận điểm này như sau: “Trong kinh nghiệm, cái quan trọng chính là trí tuệ mà người ta dùng để tiếp xúc với hiện thực... Một trí tuệ vĩ đại, thực hiện được những kinh nghiệm vĩ đại và thấy được cái gì là quan trọng trong sự vận động muôn vẻ của các hiện tượng".
3. Kinh nghiệm là sự kiểm nghiệm của tri thức lý thuyết đã được khái quát, hệ thống hóa trong tư duy. Kinh nghiệm không dừng lại ở những dạng thức thông thường dựa vào quan sát và thực nghiệm, nó còn được nâng lên tầng lý luận. Đó là giai đoạn mà kinh nghiệm được kết hợp với sự xử lý của khoa học đề thành lý luận góp phần phản ánh cái bản chất, cái quy luật của đối tượng. Đạt đến trình độ này, kinh nghiệm phát triển theo hướng sau: Từ sự quan sát và hoạt động thực nghiệm... kinh nghiệm "Nhưng trong kinh nghiệm, chúng ta thấy nó, sự hiểu biết nghiệm được đem lại từng đoạn những đoạn ấy mà chúng ta mới là bản thân chúng ta".
Song, nghiên cứu về kinh nghiệm, một vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để kinh nghiệm thực sự có tác dụng cần thiết cho con người trong quá trình phản ánh?
Vấn đề này, cũng trong "Bút ký triết học" Lênin đã ghi lại những ý kiến của Rây như sau: "Mục đích của công tác khoa học là "trừ bỏ tính chủ quan", trừ bỏ tính cá thể của kinh nghiệm bằng cách kéo dài và tiếp tục kinh nghiệm một cách có phương pháp. Vậy kinh nghiệm khoa học tiếp tục kinh nghiệm thô sơ và giữa sự kiện khoa học và được hình thành với nghĩa là tập hợp những dữ liệu cho tư duy. Tiếp đó, quá trình tư duy phân tích, xử lý những dữ liệu kinh nghiệm kết hợp với sự đối chiếu các tri thức lý thuyết khác và giai đoạn khái niệm hóa kinh nghiệm thành hệ tri thức tương đối hoàn chinh được xác lặp. Bản chất đối tượng được củng cố trong tư duy qua hai bình diện:
a) Những tri thức cảm tính, những dữ liệu kinh nghiệm mang lại trong tư duy.
b) Sự đối chứng bằng các tri thức khoa học đã được khẳng định và có tính chân lý.
Giai đoạn chuyển tiếp từ tư duy đến thực tiễn được thực hiện trong đó, kinh nghiệm có vai trò kiểm nghiệm quá trình hiện thực hoá các tri thức đã được xử lý trong tư duy, đồng thời củng cố và tiếp nhận những thông tin mới, hình thành kinh nghiệm mới.
Engen đã viết: "Tài liệu kinh nghiệm sau này sẽ chọn lọc lại những giả thuyết, cho đến cuối cùng, quy luật được xác định dưới hình thức thuần thiết".
Ở đây, Engen đã chỉ ra tác dụng và vai trò cần thiết của kinh nghiệm đối vội con người trong quá trình tiếp cận chân lý. Làm rõ hơn vai trò đó, trong "Bút ký triết học" Lênin đã trích ý kiến của A.Rây và đồng ý quan điểm của Rây như sau:
"Kinh nghiệm" sự kiện thô sơ không có sự khác nhau về tính chất.
Hay trong một đoạn trích ghi ý kiến của Rây, Lênin đã bình luận: “Kinh nghiệm của những cá nhân được tổ chức về mặt xã hội".
Tóm lại bằng phương pháp duy vật khoa học, vấn đề kinh nghiệm, về thực chất đã khắc phục được mặt phiến diện từ hai phía: Duy tâm và duy vật siêu hình. Qua những đặc trưng cơ bản trên, thực chất của kinh nghiệm được bộc lộ qua tính tích cực, đồng thời tính hạn chế của nó.
II – Ý nghĩa của kinh nghiệm đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn xã hội.
Kinh nghiệm có chứa đựng nội dung khách quan trong quá trình phản ánh đối tượng. Song trong sự phản ánh, chủ thể kinh nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho việc xác đinh ý nghĩa của nó đối với toàn bộ quá trình phàn ánh. Có thể nói, ý nghĩa tích cực hay tiêu cực của kinh nghiệm hoàn toàn tùy thuộc vào quan niệm và cách xử lý của chủ thể đối với kinh nghiệm. Xác đinh đúng cấp độ và giới hạn của sự phản ánh, kinh nghiệm luôn có ý nghĩa tích cực góp phần vào quá trình con người phản ánh thế giới và ngược lại. Sự tùy tiện, tuyệt đối hóa kinh nghiệm sẽ dẫn kinh nghiệm đến biểu hiện của chủ nghĩa kinh nghiệm…
Trong quan hệ giữa lý luận với thực tiễn, kinh nghiệm giữ vai trò tiền đề cho sự khái quát lý luận. Mặt khác, đến quá trình thực tiễn hóa lý luận, kinh nghiệm có chức năng kiểm nghiệm các tri thức lý luận đó. Đồng thời kinh nghiệm tham gia vào quá trình hiện thực hóa lý luận. Nói cách khác, những dữ liệu của thực tiễn thâm nhập vào lý luận, khái quát thành lý luận bao giờ cũng phải dựa vào những kiểm nghiệm của kinh nghiệm và chính những tổng kết kinh nghiệm làm cơ sở và những căn cứ cho khái quát lý luận. Lý luận chứng minh sự đúng, sai cho mình bằng thực tiễn, thực tiễn chỉ xác định được nó trên cơ sở kinh nghiệm. Giữa thực tiễn, kinh nghiệm thì lý luận là mối liên hệ hữu cơ, trong đó, kinh nghiệm là một khâu trung gian của quá trình tác động, chuyển hóa. Nếu phân tích cụ thể hơn thì kinh nghiệm là trình độ bước đầu có trước lý luận và thấp hơn lý luận. Nhưng một khi lý luận ra đời dựa trên những khái quát tổng kết kinh nghiệm, thì lý luận đó lại góp phần thúc đẩy sự nảy sinh kinh nghiệm mới, dọi sáng quá trình nhận thức lại kinh nghiệm cũ trên một trình độ mới. Đối với thực tiễn, kinh nghiệm là sự phản ánh trực tiếp, gắn liền thực tiễn đó. Nó có ý nghĩa thu nhận, tích lũy, sàng lọc những tài liệu thực tiễn để cung cấp cho lý luận. Không có kinh nghiệm thì thực tiễn không khái quát được thành lý luận và ngược lại, lý luận sẽ chỉ là lý thuyết trừu tượng không có căn cứ thực tiễn và không soi rọi cho thực tiễn nếu không có kinh nghiệm.
Trong mối quan hệ giữa cái lịch sử với cái lôgic, kinh nghiệm mang một ý nghĩa nhất định. Bởi lẽ, lịch sử và lôgic là hai phạm trù phản ánh mối quan hệ giữa sự phát triển lịch sử của sự vật với quá trình phản ánh sự phát triển ấy trong tư duy.
Engen viết: “Lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy bắt đầu từ đó, và sự vận động tiếp theo của nó (quá trình lôgic) chẳng qua chỉ là sự phân ánh quá trình lịch sử dưới một hình thái trừu tượng, nhất quán về lý luận".
Trong mối quan hệ này, kinh nghiệm được biểu hiện qua hai bình diện.
- Kinh nghiệm với tính chất là một quá trình phản ánh cái lịch sử.
- Kinh nghiệm biểu hiện như một bộ phận tham gia vào cái logic.
Về lịch sử kinh nghiệm thể hiện như sản phẩm của quá trình tư duy trong sự phản ánh từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể nhất định của lịch sử. Kinh nghiệm chỉ phù hợp và thích ứng được trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể của lịch sử mà thôi. Trong mỗi không gian và mỗi thời gian khác nhau thì kinh nghiệm là khác nhau. Do vậy, trong lịch sử, kinh nghiệm phản ánh từng quá trình lịch sử một cách sinh động, đa dạng, song thiếu triệt để kém bao quát hơn.
Logic biểu hiện những mối liên hệ tất yếu, bản chất (qua những khái niệm, phán đoán...), nó phản ánh những thuộc tính của bản chất lịch sử. Cố nhiên, để có những thuộc tính bản chất đó, logic phải đưa vào những tài liệu được kinh nghiệm trước đó cung cấp. Với logic thì điểm xuất phát của tiến trình phản ánh lịch sử không còn bắt đầu từ kinh nghiệm nữa. Logic đã lược bỏ những mặt, những thuộc tính và nhũng mối liên hệ không cơ bản đã được xác định trước, để đọng lại từng logic cái cơ bản, cái bản chất sầu sắc hơn của lịch sử.
Sự thống nhất giữa cái lịch sử và cái lo gicchỉ được thực hiện bằng cách đi từ trừu tượng đến cụ thể. Do vậy trang logic, kinh nghiệm không phải là cái cung cấp tài liệu cảm tính mà cái chính là tham gia vào quá trình nghiệm, các tri thức đã được xử lý, giúp logic có được hình ảnh bản chất, phản ánh sự phát triển lịch sử của thế giới hiện thực.
Phân tíchmối quan hệ giữa cái lịch sử với cái logic càng làm rõ hơn ý nghĩa của kinh nghiệm trong quá trình con người phản ánh thế giới trong tính lịch sử của nó. Kinh nghiệm có ý nghĩa như những nấc thang góp vào quá trình cón người tiếp cận chân lý. Trên sự tác động qua lại giữa cái riêng và cái chung, kinh nghiệm góp phần vào sự chuyển hóa của cái riêng và cái chung. Dựa vào kinh nghiệm, con người có thể nhận thức được cái riêng từ những lớp đối tượng cảm tính trực tiếp. Trong cái riêng, kinh nghiệm phàn ánh một cách chủ động, phong phú hơn. Mặc dù vậy, kinh nghiệm không thể phản ánh được toàn bộ cái riêng trong sự tồn tại tất yếu của nó. Song dù sao, tính riêng là một nét độc đáo trong các thuộc tính của kinh nghiệm. Kinh nghiệm bao giờ cũng mang tính riêng (của một cá thể, một nhóm, một dân tộc, một quốc gia, một khu vực trong một hoàn cảnh, một thời gian lịch sử nhất định). Vì thế, kinh nghiệm không thể trở thành khuôn mẫu để áp dụng máy móc cho các chủ thể, các đối tượng khác nhau và vì thế, việc học tập, tiếp thu kinh nghiệm, vận dụng kinh nghiệm đòi hòi phải có chọn lọc, sáng tạo trên nguyên tắc kề thừa và có quan điểm lịch sử cụ thể.
Kinh nghiệm không thể nhận thức được cái chung trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng riêng lẽ. Không thể dừng lại trong một kinh nghiệm riêng biệt nào đó, cái chung chỉ được biểu hiện trong và qua những kinh nghiệm với tính cách là sự phản ánh lặp đi, lặp lại trên những lớp đối tượng, sự vật, hiện tượng không đồng nhất. Bởi vậy trong quá trình phản ánh cái chung, kinh nghiệm tỏ ra là tự phát, bị động và kém sâu sắc. Đúng như Mác và Engen đã viết: "Đến một trình độ phát triển nhất định, khi các nhu cầu của con người và các dạng hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu đã tăng lên và phát triển hơn. Con người đặt những tên gọi riêng biệt cho hàng loạt các đối tượng mà con người đã nhờ kinh nghiệm mà phân biệt được nó với thế giới bên ngoài còn lại… Những tên gọi bằng lời nói như vậy, chỉ biểu hiện dưới dạng biểu tượng, cái mà hoạt động lặp đi, lặp lại đã biến thành kinh nghiệm.
Những phân tích trên đã chỉ ra được hình thức, tính chất và cấp độ phản ánh của kinh nghiệm. Nó giữ vi trí riêng trong quá trình con người phản ánh thế giới. Để nhận thức và cải tạo thế giới hiện thực có hiệu quả, con người cần phải có cả kinh nghiệm và cả lý luận. Vấn đề là ở chỗ, biết xử lý khách quan, khoa học hai hình thức phản ánh đó. Đánh giá đúng thực chất, ý nghĩa của kinh nghiệm, là một cơ sở giúp cho con người thể hiện được tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong xử lý và vận dụng kinh nghiệm vào quá trình phản ánh hiện thực. Vấn đề này, còn có ý nghĩa quan trọng là góp phần vào công cuộc xây dựng tư duy mới, tư duy khoa học của con người với tư cách là chủ thể cải tạo và xây dựng thành công xã hội mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn