Thế nào là đổi mới?
Đổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời. Thậm chí có nhà văn đã phát biểu: "Trong thời đại này, không đổi mới tư duy coi như mù chữ”.
Song chớ nên hiểu đơn giản, đổi mới là nghĩ khác, làm khác cái cũ. Cái cũ có nhiều cái đã lạc hậu nhưng cũng còn không ít cái còn mới, còn đúng. Phủ định hoàn toàn là cực đoan, dễ sa vào chủ nghĩa duy tâm chủ quan, chủ nghĩa duy vật siêu hình. Vấn đề đạo lý làm người trong nho giáo, vấn đề lý trí trong thời ánh sáng đến nay vẫn còn nguyên giá trị - chỉ có điều chúng ta cần vận dụng nó cho. thích hợp với thời đại, với hoàn cảnh từng lúc, từng nơi, từng tình huống cụ thể.
Chớ nên nghĩ đơn giản đổi mới là nghĩ ngược lại, làm ngược lại cái đã và đang diễn ra. Cái đã và đang diễn ra thường cần phải được hoàn thiện hơn nữa nhưng không phải tất cả đều đã sai, đã trở thành vô nghĩa. Quan niệm đổi mới là ngược hẳn, là quay 180 độ với quá khứ và hiện tại đều thuộc loại tư duy cực đoan. Vẫn còn không ít cái tích cực trong quá khứ cần được kế thừa, nhiều cái của hiện tại cần được tiếp tục song hành với tư duy đương đại.
Cái mới mà ta cần quan niệm đúng, cần vươn tới, là cái thích hợp với yêu cầu của thời đại, cái phù hợp với thành quả của khoa học, kỹ thuật hiện đại. Tất nhiên, cái mới mà ta muốn thường khác với cái cũ, thậm chí ngược hẳn cái cũ nhưng dứt khoát tiến bộ hơn cái cũ, giúp ta khắc phục được mọi sự trì trệ, giúp cho sản xuất, công tác và cuộc sống phát triển thuận lợi, nhanh chóng.
Cái mới còn đồng nghĩa với cái cũ cải tiến, cái cũ hòa nhập được với thời đại. Cái mới vẫn kết bạn thân thiết với cái cũ tích cực giàu chất khoa học và nhân văn. Cái mới đứng về mặt khoa học là phủ định cái cũ nhưng suy cho cùng, cái mới cũng là con đẻ của cái cũ nó lớn lên trong lòng cái cũ và ánh sáng của thời đại đã chắp thêm đôi cánh cho nó bay cao, bay xa hơn mẹ nó. Do đó, cái mới có tính ưu việt đặc biệt nhưng không phải không còn sự dằn vặt, trăn trở; cái mới cũng có một dòng đời phức tạp khi nó đang chung sống cùng với thế giới cái cũ.
Cái mới không hẳn sẽ mãi mãi mới. Có không ít cái mới rồi sẽ trở thành cũ khi nó bị thực tiễn vượt qua hoặc bị những sáng tạo trong tương lai phủ định. Đó là lẽ thường tình, là quy luật của sự phát triển và cũng là kết quả tất yếu, tự nhiên của sự tự vận động trong bản thân cái mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Tôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015