Lăng xê tự truyện
Tôi nghĩ, sự thật tưởng dễ nắm bắt, tưởng cứ muốn trình bày là sẽ trình bày được. Sự thật bao giờ cũng nằm trong muôn vàn cảnh hướng và phụ thuộc vào nhãn quan từng người. Đọc những gì người ta gọi là tụ truyện là sự thật thì cũng vẫn là sự thật trong mắt người viết, ta nhìn sự thật bằng con mắt của ta, coi mọi tâm sự của tác giả đều đáng trân trọng, làm cho cuộc sống trở nên phong phú nhung không phải là tất cả.
Không chỉ Việt
Trên đây chúng tôi chỉ kể đến những cuốn sách mà trong đó yếu tố không có, hoặc rất ít thấy chuyện khoe công tích, phân bua, thanh minh những gì mình từng bị phê phán. Những cuốn tự truyện đó đem đến cho người đọc một nguồn tư liệu quý về thời gian đã qua, một quang cảnh xã hội thời tác giả đã sống và những tâm sự riêng, những chuyện đời của họ thông qua nhân quan của chính họ - người viết. Tự truyện kiểu ấy hầu hết là của các tác giả có tâm trạng lớn, suy tư của họ, những câu chuyện họ kể mặc dầu chỉ liên quan đến họ mà người đọc thấy như là tâm trạng chung, suy tư đó như thể cũng có trong mình, câu chuyện như thể liên quan đến mình, đến cuộc đồng và toàn xã hội, gợi ra cho mình một chiêm nghiệm mới. Như vậy tự truyện có ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người đọc. Nếu suy nghĩ tích cực người đọc sẽ thấy ở đó ít nhiễu có vẻ một kinh nghiệm sống nào đó cho mình và có thể cho cả cộng đồng.
Người viết tự truyện có thể cũng nghĩ thế khi đặt bút viết, song cũng có thể duy nhất chỉ một nhu cầu: Viết cho chính mình, hoặc cho người thân của mình. Viết cho lòng mình được thảnh thơi sau bao năm ôm chứa cái tâm sự tràn đầy của mình, hoặc để giãi bày, chia sẻ với ai xa xôi nào đó...
Tôi tâm đắc với các tự truyện của nhà văn Tô Hoài. Ở đó thấy được đời văn của cá nhân con người tài ba ấy, những tài ba khác có liên quan đến cuộc đời ông, qua con mắt ông và Dường như thấy cả nhân tình thế thái... Với Tô Hoài, chỉ cần một “Dế mèn phiêulưu ký”tên tuổi của ông đã đủ lớn để bốn bể, năm châu phải dịch, in và kính nể. Song mươi cuốn truyện của ông, kể từ “Cỏ dại”, “Tự truyện”, “Cát bụi chân ai”, “Sổ tay viết văn”, “Những gương mặt”… và gần đây nhất “Ba người khác” (Có người nói Tô Hoài viết gì thì cũng ra thể ...tự tiện) càng làm cho tên tuổi ông trở nên "Khủng khiếp" trong giới cầm bút, giới xuất bản và trong cả đông đảo người đọc. Khủng khiếp và kính trọng vì hầu như cái gì ông cũng biết, cũng nhớ và cũng nhìn thấu. Hàng triệu trang sách mà không sựkiện nào lặp lại... Như vậy Tô Hoài viết tự truyện không vì điều gì ngoài nhu cầu tự thân của ngòi bút nhà văn. Trong cuốn “Một quãng đường”(1972) cây đại thụ ấy đã viết "Sáng tác của tôi đã miêu tả tâm trạng của tôi, gia đình tôi, làng tôi - mọi cái của mình, quanh mình. “Quê người”, “Giăng Thề”, “Xóm giếng ngày xưa”, trong đó có những mảnh đời, mảnh tình cỏn con của mình. Cả những chuyện loài vật tưởng như xa lạ kia cũng không ngoài cái rộn ràng hay thầm lặng của khu vườn trước cửa…
Đó là đọc và thấy ở Tô Hoài. Cũng là hồi ký, ở một ngòi bút có cuộc sống khác, nhà thơ
Và đó là những cuốn sách của tác giả là đàn ông ở nước mình. Nếu người đọc muốn biết về thế giới khác ta, từ dáng vóc đến màu tóc, đến nhãn quan và một xã hội có những người một thời đối lập với ta thì sẽ câm lên những cuốn sách "Hồi ký của một Geisha"hay "Living History Hillary Rodham Clinton”.Tôi đặc biệt thích cuốn thứ 2, trong đó nhân vật hầu như đều là những người cùng thời với chúng ta đang sống.
Những tự truyện như vậy lôi cuốn người đọc khắp thế giới. Và đó cũng là lý do để khuyến khích xã hội có thêm những tự truyện mới. Mỗi tự truyện dù của ai, nếu viết hay đều có thể đem đến một hương vị làm sinh động cuộc sống.
Gần đây ở ta có tự truyện của Lê vân với tựa đề “Lê Vân yêu & sống” cũng là một tự truyện có số ấn bản lên tới con số vài chục ngàn. Người ta coi đây là một hiện tượng về xuất bản. Chưa có ai làm một cuộc thăm dò xã hội học về việc “Tại sao anh hay chị lại thích đọc tự truyện của Lê Vân” song qua những ý kiến khen chê phản hồi trên báo chí thì thấy đa phần vì tò mò, vì gần như lần đầu có một kiểu tự truyện người này kể người kia viết ở ta mà trong đó có nhiễu bí mật riêng tư, tình ái của chính tác giả và thân nhân, những người có danh vị được kể ra. Nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng đã qúa lâu người ta chỉ được đọc những sự thật đã được "mã hoá" trong không khí và ngôn ngữ của tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ văn, naycó một sự thật nhiều về trần trụi nên cuốn tự truyện đó đã khuấy động được cái không khí ít nhiều tĩnh lặng của văn hoá đọc trong thời công nghiệp hoá hôm nay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường