Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc..."/>Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc..."/>

Còn không chữ “hiếu”, chữ “tình”

09:36 SA @ Thứ Sáu - 17 Tháng Mười Một, 2006

Nghe thiên hạ ồn lên về cuốn Tự truyện của Vân do Bùi Mai Hạnh ghi, có tên là Vân - Yêu và sống, do NxbHộiNhà văn ấn hành năm 2006, tôi cũng tò mò tìm đọc. Càng đọc tôi càng thấy buồn. Đọc xong thì nỗi bất bình trong lòng tôi càng thêm bức xúc. Tôi đã định viết ngay bài báo này, nhưng nghĩ đi, nghĩ lại, lại thôi.

Tôi chặc lưỡi, nó lú có chú nó khôn. Mà chú nó ở đây, là cậu "bé" NSƯT Lê Chức của Vân, hiện là Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, người bạn đầy tài năng và thân thiết của tôi từ ngày chúng tôi cùng học một khóa đầu tiên của Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, Nội. Mấy tuần trước khi Lê Chức đem tặng tôi cuốn vựng tập Hoa, một vựng tập ThiHọa công phu và sang trọng, tôi đã viết bài khen ngợi, in trên tờ Văn Nghệ trẻ. Cả Lê Chức, Chúc và chị Mai đều rất vui và cảm ơn tôi. Vựng tập thi họa ấy đã làmmát lòng cố nhà thơ tài danh Lê Đại Thanh nơi cao xanh! Hôm cuốn sách của Lê Vân ra đời, được báo chí rầm rầm bàn tán, tôi gặp ngay Lê Chức để hỏi, rằng người ta đang xôn xao vì cuốn sách của cháu cậu, cậu có biết không? Lê Chức nói: Tôi cũng vừa được tin nhưng tôi chưa có để đọc. Cả nhà tôi đang ồn ĩ cả lên đây. Không biết nó viết những gì mà bố nó giận lắm! Tôi nói: Nếu tôi thay cậu, quất cho nó mấy roi, cậu có giận tôi không? Lê Chức nói: Đấy là công việc của cậu. Xưa nay, tôi thấy cậu khen chị em nhà nó nhiều rồi. Lần này, nếu vụt cho nó vài roi, cho nó sáng mắt ra, cũng không sao? Đúng vậy, xưa nay tôi vốn rất yêu mến và kính trọng NSND Trần Tiến và nghệ sĩ Lê Mai, bố mẹ của ba chị em Lê Vân, Lê Khanh và Lê Vi. Riêng với ba chị em nghệ sĩ ấy, tôi cũng đã viết nhiều bài khen ngợi khi họ có thành công trong việc tham gia đóng phim. Vậy mà, bất ngờ thay, Lê Vân đột ngột tung ra một cuốn Tự truyện bôi nhọ tất cả những ai đã từng săn sóc, nâng đỡ cô, đem đến cho cô sự nghiệp và danh tiếng, bôi nhọ cả nền Văn nghệ Việt Nam đương đại một cách vô ơn và phũ phàng. Ngày xưa, khi gia đình Vương ông bị hàm oan, mắc vào vòng lao lý, người con gái tài sắc và yếu đuối ThúyKiều còn dám bán mình chuộc cha kia mà, còn dám dứt tình với chàng Kim kia mà? Còn hôm nay, người đàn bà tài sắc Vân thì sao?

Vậy cuốn tự truyện Vân - YêuSống bộc lộ những gì?

1. VânYêu

Theo cô kể, cô yêu từ năm 20 tuổi khi vừa tốt nghiệp trường Múa và được nhận về Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Đã hết sức chân thành và trung thực, nhưng Vân không nói tên người đàn ông mà cô yêu như mối tình đầu. Cô gọi phiếm chỉ bằng một biệt danh là Ngườiấy. Theo cô kể, ngườiấy học đạo diễn Ôpêra ở Liên Xô về, rất tài năng, tuổi gần gấp đôi tuổi cô: "ở độ tuổi trung niên, với mái tóc đã điểm bạc, dáng thư sinh nghệ sĩ, nom ông nổi bật một cách khác thường giữa những người xung quanh". Rồi cô tự xác nhận và đánh giá về mối tình đầu của mình như sau: "Trong tình yêu với người ấy, tôi như người sống hai cuộc đời. Cuộc đời ngoài ánh sáng với gia đình, đồng nghiệp bạn bè là cuộc đời giả tạo. Cuộc đời trong bóng tối với mối tình éo le, vụng trộm mới là cuộc đời thực, nguồn sống thực. Tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả, cả bản thân mình đi, để chỉ có Người ấy..." (Tr.153)

Vì sao mà éo le? Vì sao phải vụng trộm? Thì ra, cô gái 20 tuổi có tên là Lê Vân kia đang yêu một người đàn ông xấp xỉ tuổi bố mình, cùng học trường Chu Văn An với bố mình và đã có gia đình, một vợ hai con đang chung sống rất hạnh phúc. Suốt 10 năm tuổi trẻ của mình, từ nămcô 20 tuổi đến năm cô 30 tuổi, hàng tuần, thường họ hẹn gặp nhau hai đêm. Mẹ cô, bà Lê Mai biết chuyện, khuyên can thế nào cũng không được, bà xuống tận gia đình nhà người ấyđể tìm hiểu, rồi lựa lời khuyên nhủ cô, cũng không xong. Không những thế vợ người ấy cũng biết chuyện mà đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Đằng đẵng 10 năm vụng trộm như thế, tới một lúc, người vợ chính thức kia mới không chịu nổi, rắp tâm bắt quả tang hai người đang tình tự với nhau ở ven đường. Vở kịch kéo dài 10 năm đã đến hồi kết. Cái người rất trí thức, rất có học, đầy văn hóa và tài năng kia đã đùng đùng bỏ vợ và hai con, ra Tòa ly hôn, đợi ngày cưới Lê Vân làm vợ. Trong khi cái người ấyđang sắm sang nhà cửa, chuẩn bị đón vị hôn thê, Vânđi Sài Gòn đóng vai chính trong một bộ phim hợp tác với Thái Lan. Cô gặp một ChàngPháp lai, làm việc cho Hội Việt kiều ở Canađa, lúc đó cũng đang có mặt tại SàiGòn. Thế là một mối tình "sét đánh" đã hạ gục cô. Cô yêu chàng Pháp lai và bỏ rơi Người ấymột cách thẳng thừng.

Còn anh chàng Pháp lai lãng tử được nghệ sĩ nhan sắc và tiếng tăm lừng lẫy nghiêng trời kia nhận lời, vội vã về Canada đùng đùng bỏ vợ và hai con chỏng chơ bên đó, ôm tiền về nước, hăm hở xây nhà để cưới người đẹp nghệ sĩ. Xây xong một nhà tưởng cưới, chưa cưới. Thìxây thêm cái nữa vậy, cưới không? Cưới? Và thế là hớn hở, nên vợ nên chồng. Sống bên người đẹp mà chả thấy con cái gì, anh chàng Pháp lai dại gái kia yên tâm vợ mình bi tịt. Và, cũng sau 10 năm chung sống, chẳng biết cơm có lành, canh có ngọt không, mà trông anh chàng Pháp lai ngày càng tiều tụy, già như một lão 80, ăn mặc ngày càng bô nhếch. Cái gì phải đến rồi cũng đến! LuậtTrời là vậy, mà luật đời cũng vậy! Trong một chuyến đi nhảy múa từ thiện, Vân lại lọt vào mắt xanh của một nhà ngoại giao người gốc Inđônêxia, mang Quốc tịch Hà Lan. Thế là một thiên tình sử mớibắt đầu. Dun dủi thế nào, nàng lại được đi dự Liên hoan phim ChâuÁ - TháiBình dương tại quê gốc của chàng. Chàng hay tin, vụt bay về Đảo quốc đón lõng người đẹp, khiến người đẹp cảm động đến sững sờ. Lại sét đánh nữa ư? Không phải! Không ai có thể bị hai lần sét đánh trong đời, có họa là TônHànhGiả? Họ ăn ở với nhau thế nào mà Vân đùng đùng có bầu, chứ không tịt như anh chàng Pháp lai lãng tử kia ngộ nhận. Thế là Vân tựviết đơn lôi xềnh xệch anh chàng Pháp lai ra Toà ly hôn.

AnhPháp lai khóc lóc van xin, nhưng làm sao được, còn cái thai trong bụng người đẹp thì tính sao đây? Đó là con của nhà ngoại giao Hà Lan, làm việc cho LHQ, bố nó là người danh giá, chức trọng quyền cao. Hai cái nhà, anh Pháp lai một Lê Vân một thế là sòng phẳng.

Lạ kỳ cho cái số phận người đời lạ kỳ cho những con sóng quàng xiên cứ vỗ đi vỗ lại. Cái chàng ngoại giao Hà Lan danh giá kia lại cũng đã một vợ hai con nơi chính quốc. Không thể có giấy giá thú, nhưng cứ lờ đi mà ăn ở với nhau. Như vậy, nhìn lại người đẹp ngôi sao màn bạc Lê Vân có ba lần yêu, hai lần lấy chồng, một chính thức một không chính thức, làmtan vỡ hoàn toàn hai gia đình và có thể là ba, làmcho hai người đàn ông dại gái thân bại danh liệt và cũng có thể là ba. Thành tích ấy mấy ai sánh nổi, thật là

Đàn bàdễ có mấy tay
Đời xưa mấymặt đời này mấygan ?

Lê Vân yêu đấy ư? Cô đã và đang yêu như thế đấy ư?

2. Lê Vân Sống

Lê Vân yêu đã vậy, Lê Vân sống thế nào?

Con người sống trong xã hội văn minh là tổng hòa của các mối quan hệ, từ bản thân, gia đình đến xã hội, nghề nghiệp. Lê Vân sinh ngày 24/7/1958 tại Hà Nội, trong một gia đình nghệ sĩ. Cha cô là NSND Trần Tiến, mẹ cô là nghệ sĩ Lê Mai, cùng là diễn viên Nhà hát kịch Việt Nam. Tuy họ chia tay nhau, nhưng cũng kịp sinh ra ba cô con gái vừa xinh đẹp vừa tài năng, thừa hưởng cái gen nghệ thuật của cha mẹ từ trong máu. Mười tuổi, Lê Vân được tuyển vào trường Múa, học ngành múa balet. Năm 1976, tốt nghiệp, cô về công tác tại Nhà hát Giao hưởng hợp xướng Nhạc vũ kịch Việt Nam. Năm 1987, cô chuyển qua Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam. Cô được Nhà nước, cụ thể là Bộ Văn hóa Thông tin nuôi dạy và đào tạo từ thuở ấu thơ cho tới khi trưởng thành, thiết tưởng đó là một số phận may mắn, nhiều người phải ước ao.

Vậy mà, trong Tự truyện của mình, Lê Vân luôn mồm kêu khổ, khổ từ thuở chưa lọt lòng mẹ trở đi. Lê Vân nói rằng, cô được sinh ra vì "cha mẹ cô lỡ ăn cơm trước kẻng", mang tiếng đàm tiếu từ khi mới lọt lòng.

Trong gia đình thì cô chỉ yêu mẹ, còn bố cô là một gã đàn ông vô tích sự, không thể yêu được. Cô bảo bố cô như một gã hề, suốt đời mua vui cho thiên hạ, không có một chút xíu trách nhiệm nào với mẹ con cô. Mẹ con cô cư xử thế nào đến nỗi ông bố nghệ sĩ phải cay đắng kêu lên: "Tao ra ngoài đường người ta qúy tao như vàng, về nhà chúng mày xem tao như đống cứt!”. Cô nhắc đi nhắc lại cái điệp khúc rằng bố là người đàn ông vô tích sự. Gia đình cô sống trong cảnh tối tăm mù mịt, suốt đêm bố mẹ nguyền rủa, cắn xé nhau vì ghen tuông, bà ghen ông rồi ông lại ghen bà. Cô còn nói, có lần cô nghe trong đêm bố cô nói với mẹ cô rằng, Lê Khanh không phải là con ông, ám chỉ Lê Khanh với cô chỉ là con cùng mẹ khác cha! Chính vì thế mà khi ly hôn, bố cô nhận nuôi Lê Vi mẹ nhận nuôi Lê Khanh, còn cô không ai nhận nuôi cả. Đọc trộm được tờ giấy ly hôn đó Lê Vân hận bố mẹ cô suốt đời! Sao lại thế hả giời? Tôi không thể hình dung được một đứa con lại có thể nói về cha mẹ mình như vậy! Nhất là đứa con ấy lại là con gái, là nghệ sĩ, thậm chí là NSUT nữa chứ. Sự việc ấy chỉ có thể gọi tên bằng hai chữ bất hiếu mà thôi!

Trong gia đình đã vậy, ngoài xã hội và quan hệ nghề nghiệp thì sao?

Lê Vân luôn luôn khẳng định rằng cô không có bạn thân, điều đó chắc hẳn đúng, bởi cô nhìn những người ruột thịt như vậy, ai thân với cô được? Trong nghề nghiệp múa may của cô, lúc nào cô cũng là xôlit, cô nhìn mọi người như cóc, như đười ươi, hạ mục vô nhân, thì ai còn dám chơi với cô nữa. Lê Vân hay nói đến hai từ ”tuyệt giao" một cách rất lạnh lùng, quả quyết. Và cô tự nhận tính cách cô là tính cách đàn ông! Xin lỗi Lê Vân, không phải người đàn ông nào cũng có tính cách giống cô đâu!

Lê Vân đến với điện ảnh từ năm 1977, qua diễn xuất trong phim Chom và Sa,tiếp đó là phim Những con đường(1979)của đạo diễn Nông Ích Đạt. Rồi cô có vai trong phim Tự thú trước bình minhcủa Phạm Kỳ Nam (1979), Đất mẹ(1980), Chị Dậu(1981), Bao giờ cho đến thángmười(Giải diễn viên nữ xuất sắc tại LHP lần thứ VII, 1985). Sau đó cô có mặt trong các phim Tọa độ chết(Phim hợp tác với Liên Xô, 1985), Thằng Bờm(1987), Tình xa(Phim hợp tác với Thái Lan, 1988). Đêm hội Long Trì(2 tập, 1990), Kiếp Phù du(1991), Thương nhớ đồng quê(1995), Lời thề(1996)...Nghề diễn viên điện ảnh đối với Lê Vân chỉ là nghề tay trái, nhưng do trời phú cho cô cái duyên màn bạc mà rất nhanh chóng cô trở thành "sao" được công chúng yêu điện ảnh đón nhận. Nhưng phải hiểu rằng, để có được điều đó. Lê Vân đã được ngành điện ảnh, nhất là các đạo diễn ưu ái, tạo thuận lợi rất nhiều, trong đó có các đạo diễn lão thành như Nông Ích Đạt. Phạm Văn Khoa, Phạm Kỳ Nam, Đặng Nhật Minh...Vậy mà...Cô bảo rằng vợ chồng đạo diễn Nông Ích Đạt (vốn là bố mẹ nuôi của cô) đã uống thuốc ngủ tự tử vì uất ức không được phong tặng danh hiệu NSƯT. Ông bà ấy đều mất cả rồi, lấy ai thanh minh cho họ đây? Cô bảo đạo diễn Phạm Kỳ Nam trong khi làm phim Tự Thú trước bình minhđã ve vãn cô muốn lấy cô làm vợ nhưng cô không chấp nhận. Đạo diễn Phạm Kỳ Nam mất rồi ai thanh minh được cho ông đây? Cô bảo cô tuyệt giao với đạo diễn Đặng Nhật Minh vì một lần cô nói sai lời thoại khi đóng phim Thương nhớ đồng quêcủa ông, bị ông quát mắng thậm tệ, sau đó vợ ông còn lên tiếng đánh ghen nữa. Cô mô tả hình ảnh người đạo diễn này thật là thảm hại khi tranh chức Tổng Thư ký lần thứ II trong Đại hội Hội điện ảnh Việt Nam...

Không chỉ nói về một người, cô còn nói xấu toàn ngành điện ảnh, rằng điện ảnh Việt Namlà thứ điện ảnh nghiệp dư, đạo diễn toàn những hạng bất tài, một lũ tham lam, mượn cớ làm phim để vơ vét tiền Nhà nước bỏ túi mình. Cô mong sao, ước ao sao điện ảnh nước nhà có được một Trương Nghệ Mưu để cô thành Củng Lợi. Tệ hại hơn, cô nói xấu tất cả các Hội diễn sân khấu toàn quốc, các Liên hoan phim Quốc gia, nói xấu Bộ VHTT, nơi chỉ đạo những hoạt động văn hóa trên. Cô bảo Hội diễn sân khấu chỉ là nơi chia chác Huy chương Vàng, Bạc, nơi đãi đằng thù tạc ân oán giang hồ của mấy quan chức ngành văn hóa với lãnh đạo các địa phương đăng cai tổ chức. Cô sổ toẹt vào các danh hiệu nghệ sĩ do nhà nước phong tặng, coi cái danh hiệu NSND của bố mình là ông Trần Tiến cũng như tất cả những người khác là thứ vớ vẩn, không ra gì, không thèm, không đáng. Nếu cô chỉ ở lại làm nghề vài năm nữa thì cô sẽ cầm chắc cái danh hiệu NSND, nhưng cô chán rồi, cô thèm vào, cô coi như đồ bỏ!

Thử hỏi Lê Vân rằng, nếu không được bố mẹ sinh thành và dưỡng dục, nếu không được các thầy cô giáo và Nhà nước chăm lo nuôi dạy ăn học từ tấm bé, nếu không có bàn tay chăm sóc tận tụy, hết lòng của những người đi trước, những người thầy, người bạn đêm ngày bên cô thì cô từ lỗ nẻ chui lên, từ trên trời rơi xuống ư? để thành con thiên nga huy hoàng trên sân khấu balet, rồi thành ngôi sao điện ảnh với những chị Dậu, cô Duyên?

Ngày xưa, ThúyKiều phải lâm cảnh "thanh lâu ba lượt, thanh y ba lần" là do có ý thức quên mình cứu cha, cứu em, cứu gia đình khỏi rơi vào vòng lao lý, điều ấy được người đời xót thương và ngưỡng vọng. Còn cô, thế gian này chỉ có một Vân thôi, còn mọi thứ bỏ đi hết!

Tôi đọc sách cũng không đến nỗi quá ít nhưng trong lịch sử kim cổ đông tây, tôi chưa bắt gặp một cuốn sách nào vô luân đến thế, bất hiếu, bất nghĩa, bất trung đến thế.

Với cuốn tự truyện này, Vân đã hoàn toàn tự sát. Nói một cách văn vẻ thì, đã có một con thiên nga rã cánh hay là một ngôi sao tự tắt. Vậy thôi!


'Lê Vân yêu và sống' chứa đựng sự ghen tỵ
HienMinh

Sở dĩ tôi nói cuốn tự truyện này không bình thường vì những điều Lê Vân kể có chút gì đó của sự ghen tỵ, của sự "bất mãn". Tôi không thể tưởng tượng nổi một người con lại có thể viết về gia đình mình như vậy. Tôi cũng có gia đình nên rất hiểu và thông cảm cho NSND Trần Tiến. (Hien Minh)

Quả thật khi mới bắt đầu đọc phần I của cuốn Lê Vân yêu và sống trên mạng, tôi thực sự xúc động và thương cho những con người trong đó. Nước mắt cứ chảy ra theo từng lời kể. Trước đây tôi rất ngưỡng mộ Lê Vân cũng như các thành viên trong gia đình nghệ sĩ Lê Mai - Trần Tiến. Tôi kém Lê Vân đúng 1 giáp, nên khi còn nhỏ được xem những bộ phim do Lê Vân đóng tôi rất thích. Đọc xong phần 1, tôi không nghĩ Lê Vân lại khổ như thế nên tôi định ra mua ngay cả cuốn để đọc cho hết. Nhưng may là tôi chưa mua nó, vì đọc thêm một số phần sau nữa thì tôi bắt đầu cảnh giác vì hình như có gì đó không bình thường.

Sở dĩ tôi nói không bình thường vì những điều Lê Vân kể có chút gì đó của sự ghen tỵ, của sự "bất mãn". Tôi không thể tưởng tượng nổi một người con lại có thể viết về gia đình mình như vậy. Tôi cũng có gia đình nên rất hiểu và thông cảm cho NSND Trần Tiến.

Đáng lẽ ra, là người của công chúng, trước khi hành động Lê Vân phải suy nghĩ hết sức cẩn thận. Tôi thấy xấu hổ khi Lê Vân viết về gia đình của mình như vậy. Trong khi đó, cómột bài văn khá nổi tiếng của một cô bé mới học lớp 10 - bằng tuổi con của Lê Vân - đã viết về gia đình hết sức trân trọng và xúc động, đáng để cho mọi người phải suy nghĩ.


Lê Vân chưa trân trọng tình ruột thịt

Đoàn Anh Tuấn

Sau khi đọc xong bài văn đạt 9,5 điểm của một cô bé lớp 10 tại Nghệ An, em viết về người cha thân yêu của mình với tất cả tấm lòng và tình yêu thương chan chứa, tôi trân trọng tình cảm của em đối với cha mình bao nhiêu thì càng thêm thất vọng khi một người trưởng thành như Lê Vân lại có thể viết về người cha ruột của mình như vậy. Ở đây tôi không nói đến vấn đề là chị đã có quan hệ với rất nhiều người đàn ông đã có gia đình.

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, tuy ít tuổi hơn chị nhưng tuổi thơ của tôi là cả một chuỗi thời gian cực nhọc vất vả vì tôi cũng trải qua một thời gian ngắn của cuối thời kỳ bao cấp. Thời điểm đó tôi còn nhớ nhà nước chưa thực hiện chính sách khoán 10, ruộng đồng chỉ toàn là cỏ lác, cảnh nghèo đói liên miên, có đợt cả nhà tôi chỉ toàn ăn sắn và cám lợn qua ngày, rồi nào là gốc chuối, cháo su hào, ăn bất kỳ thứ gì vào bụng miễn là đỡ đói.

Lớn lên một chút, nhà tôi vẫn nghèo lại đông anh em, tôi đi học mà duy nhất chỉ có một bộ quần áo vá, mùa đông đến trời rét như cắt da cắt thịt vẫn không có áo ấm. Lớn lên nữa đi học cấp 3, nhà tôi cách trường huyện 7 km mà phải đi bộ đến trường bằng đôi chân trần không có dép. Nhiều hôm đi vội vấp phải đá tóe máu, lúc đó sao tôi thấy mình cực khổ đến thế là cùng.

Khi ấy tôi cũng chạnh lòng vì lũ bạn đều được đi học bằng xe đạp, còn mình vẫn loạc quạc đi bộ. Mãi đến đầu năm lớp 11, bố tôi mới sửa lại cái xe tòng tọc vốn là xe của bố hồi trước dùng để chở phân lợn và thồ lúa. Chỉ vậy tôi cũng thấy rất ấm lòng và may mắn lắm rồi.

Cuộc sống đã thay đổi nhiều, chúng tôi đều đã trưởng thành, tất cả anh chị em trong gia đình tôi đều tốt nghiệp đại học và có việc làm, cứ đứa trước dìu đứa sau. Bây giờ nghĩ lại ngày xưa nghèo khổ là vậy, nhưng chúng tôi chưa bao giờ oán trách bố mẹ chút nào mà ngược lại đều dành tất cả tình yêu thương cho ông bà lúc tuổi già.

Tôi nghĩ nếu có thể làm được những gì tốt đẹp nhất cho người thân yêu ruột thịt trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng là điều nên làm. Tôi nghĩ nhà nước trân trọng tài năng của Lê Vân trong nghề nghiệp có thể là đúng, nhưng còn về mặt đạo lý làm người thì chưa đúng.


Thất vọng vì tự truyện Lê Vân

Đặng Hương Anh

Cũng giống như rất nhiều độc giả khác, tôi đọc Lê Vân yêu và sống với tâm trạng của người muốn biết cuộc sống một người nổi tiếng là như thế nào. Nhưng quả thật, tôi quá thất vọng vì đã đọc quyển sách này. Cả phòng làm việc của tôi có 15 nhân viên chuyền tay nhau đọc tự truyện, và 14 người sau khi đọc xong đã nhận xét rằng, hoàn toàn mất sự tôn trọng với một người được nhà nước phong danh hiệu nghệ sĩ ưu tú. Người còn lại thì thở dài và tự trách mình "thật sai lầm khi bỏ tiền ra mua cuốn sách không có bất cứ giá trị nghệ thuật gì, chỉ tổ góp phần làm giàu cho người đàn bà hư hỏng và ích kỷ".

Vì sao lại thế ư? Như nhiều người nói, nỗi khổ của Lê Vân thời bao cấp là nỗi khổ của nhiều người, thậm chí nhiều người còn khổ hơn gấp trăm nghìn như thế, chẳng qua họ không nổi tiếng, có in tự truyện ra cũng chẳng ai đọc, cũng không đủ tiền thuê người viết và nhờ nhà xuất bản phát hành. Lê Vân lên án cha mẹ mình một cách gay gắt, nếu không nói là hỗn xược với cách một người con nói về cha mẹ mình. Mẹ tôi đọc xong tự truyện này thì nói rằng: "nếu con mà viết về mẹ như vậy thì mẹ tự tử luôn cho rồi.

Gần đây nhiều bài báo viết về những cuộc gặp gỡ và nói chuyện của Lê Vân với gia đình, ai cũng tỏ lòng thông cảm và xót thương: "Khổ thân con gái tôi" hay "Hãy tha thứ cho Lê Vân", tôi nghĩ chẳng qua gia đình họ là những nghệ sĩ lớn. Chẳng lẽ trong lúc mọi người đang lên án con mình họ lại cũng bộc lộ hết cảm xúc của mình ra thì thiên hạ càng có thêm nhiều chuyện để bàn tán. Nhưng tôi tin câu nói này "Tôi đau lắm cô ạ" của NSND Trần Tiến.


Lê Vân ích kỷ và cầu toàn

Nguyễn Khánh Ly

Sau khi đọc xong những trích đoạn Lê Vân Sống và Yêu, tôi thấy rất bất bình với quan điểm sống, về gia đình và về tình yêu của chị.

Trước hết, theo như tôi được biết và từng trải nghiệm thì trong quãng thời gian đất nước còn chiến tranh, bắt đầu tái thiết xã hội thì gia đình nào cũng khổ như nhau. Thậm chí có những cuộc đời còn vất vả hơn chị Lê Vân rất nhiều. Tôi cũng là một trong những đứa trẻ ngày đó, cô độc, thiếu thốn tình yêu thương của cha mẹ và thiếu cả miếng ăn cái mặc nữa. Nhưng khi nghĩ về những ngày khốn khó đó, tôi không thấy oán trách bố mẹ chút nào mà càng thấy thương các cụ hơn, muốn được bù đắp cho cuộc sống của bố mẹ mình khi về già được sung sướng an nhàn. Tôi cũng chẳng thấy xấu hổ khi phải làm thuê cho người khác để kiếm miếng ăn, như gánh nước, xếp hàng bán chỗ từ 2-3h sáng... mặc dù bố mẹ tôi cũng là nghệ sĩ có tên tuổi (tôi xin phép không nêu tên ra đây vì không muốn vạch áo cho người xem lưng như chị Lê Vân).

Điều thứ hai tôi thấy chị Lê Vân rất chủ quan khi phủ nhận hoàn toàn những thành tựu điện ảnh nước nhà. Nếu như phim ảnh Việt Nam ngày đó không đáng xem như thế thì lấy đâu ra một Lê Vân nổi tiếng ngày hôm nay ngồi viết và bán tự truyện.

Một điều nữa tôi lấy làm ngạc nhiên khi chị Lê Vân nói rằng chị viết cuốn tự truyện này để sám hối, vậy mà tôi chẳng đọc thấy chút gì sám hối trong đó. Ngược lại chị ca tụng mối tình bất chính của mình, nâng nó lên mức thiêng liêng đẹp đẽ một cách quá đáng. Chị quy kết NSND Trần Tiến bố mình suốt ngày đi ngoại tình, chị thương xót cho cuộc sống gia đình mình có bố cũng như không, nhưng thử hỏi xem chị có khác gì ông? Nếu bây giờ chị nghe tin người chồng hiện tại của mình đắm đuối với người đàn bà khác thì chị nghĩ sao? Tôi thấy chị ích kỷ và cầu toàn quá.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lê Vân bình tĩnh đợi “sóng gió”

    18/10/2006Dương Phương VinGiản dị, rạng rỡ, NSƯT Lê Vân xuất hiện trong buổi tối 16/10/06 ở Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây (đường Cầu Giấy HN), để giới thiệu cuốn sách vừa ra lò đã chuẩn bị nối bản của mình: “Lê Vân yêu và sống”...