“Hội chứng” con tiều

06:57 CH @ Chủ Nhật - 26 Tháng Năm, 2019

Nhiều người đang quan tâm đến cuộc tranh luận được xới lên cách đây không lâu: Nước Việt Nam ta lớn hay nhỏ? Người thì bảo là nhỏ? Người thì bảo là lớn. Người thì bảo là không lớn, không nhỏ. Người nào xem ra cũng có "lý có "sự" cả.

Tôi vốn không ưa đăng đàn diễn thuyết nên tịnh không có ý kiến gì về việc này, cho dù cũng là người Việt Nam 100%. Tôi chỉ thấy ở xứ ta, có không ít người mắc bệnh... "hội chứng".

Chẳng hạn như trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Gần đây, người ta rộ lên "hội chứng" hậu hiện đại, "hội chứng" hình thức, "hội chứng" tân kỳ... Rồi không ít nhà văn, nhà thơ đua nhau phát hiện ra những cái đã cũ rích mà cứ bảo là một. Họ đâu biết thế giới người ta đã có các trưởng phái hậu hậu hiện đại, hậu hình thức, hậu tân kỳ rồi.

Cũng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật nhung chỉ bó hẹp trong địa hạt in ấn, xuất bản, gần đây, các Công ty dán nhãn truyền thông (thực ra là những đầu nậu sách) đua nhau ra đời. Và cái "hội chứng" tiếp thị cũng lây lan từ đây. Công ty Nhã Nam cho in Rừng Na Uy của một tác giả Nhật Bản. Cuốn sách không có gì hay ho, đặc sắc... nhưng Nhã Nam dành hẳn hàng chục trang quảng cáo hòng đánh lừa độc giả bằng đủ các ngôn từ câu khách rẻ tiền. Cuốn sách cũng có quá nhiều trang miêu tả sex quen thuộc, vậy mà có người còn khen thuê: Đây là sex cao quý, sex quan trọng (?). Ngẫm thấy những lời khen này cũng hơi lố! Có cảm giác như Nhã Nam đang biến một thứ hàng hóa (sách) hơi đặc biệt thành một thứ hàng hóa tầm thường... Chẳng hạn như trong lĩnh vực giáo dục. Lâu lắm rồi, người ta rộ lên "hội chứng" học thêm, "hội chứng" dạy thêm, "hội chứng" trường chuyên lớp chọn... Những "hội chứng" này hình như chỉ góp phần cho các giáo viên tăng thêm thu nhập, phụ huynh học sinh thêm tốn tiền, còn học sinh thì thêm còng lưng, mờ mắt...

Có một vài “hội chứng" nữa đang diễn ra theo chiều hướng gia tăng. Đó là "hội chứng" hồi ký, "hội chứng" tự truyện, "hội chứng" phát hiện bài văn hay.

Thấy Lê Vân viết sách theo kiểu chuyện đời tự kể thì Thanh Hoa, Thanh Lam cũng làm theo. Không biết sau Thanh Hoa, Thanh Lam thì sẽ còn ai theo chân nữa đây?

Riêng cuốn sách của Lê Vân mà bán được đến cả vạn bản và được nhiều người quan tâm, trở thành một sự kiện trong làng xuất bản, thì cũng đủ cho thấy: Đời sống tinh thần của người Việt ta nghèo nàn đến mức nào. Riêng tôi, từ lâu, đã rất kính trọng học giả Nguyễn Hiến Lê. Ông là tác giả của nhiều đầu sách có giá trị trong nhiều lĩnh vực. Nhưng khi đọc hồi ký của ông thì tôi rút ra được một điều giản dị như chân lý: Một người không thích can dự vào công việc xã hội, không ưa các hoạt động xã hội, không dính dấp gì đến các sự kiện lớn của xã hội, luôn đóng kín mình lại theo kiểu "ở ẩn" thì khó có những trang sách gây ảnh hưởng đến nhiều người và được nhiều người quan tâm lắm. Hay nói một cách khác: Hồi ký của Nguyễn Hiến Lê không phải là một cuốn sách lớn. Hình như tôi chỉ hiểu thêm: Sở dĩ ông có tên là Hiến Lê vì trước khi sinh ra ông, mẹ ông có mơ thấy một người đem hiến cho một bà một quả lê.

Rồi có tờ báo liên tục cho đăng bài văn hay và hy vọng tạo ra "hội chứng" bài văn hay.

Năm ngoái, báo Tuổi trẻ đã cho đăng một bài văn dạng này. Bài văn được giáo viên cho điểm 10 (điểm cao nhất) và báo Tuổi trẻ khen nức nở. Sau thì cả giáo viên và phóng viên đều... mẹ cái nhầm. Vì sao? Vì bài văn hay ấy được "thuổng" từ một bài văn mẫu có in trong sách được xuất bản hẳn hoi. Mà từ khi phát hiện ra bài văn hay đến khi phát hiện ra bài văn ăn cắp, chỉ cách nhau có mấy ngày thôi.

Mới đây báo Tuổi trẻ lại tương một bài văn hay nữa lên báo và khen bài văn này hết lời. Nhiều người đọc xong, nhận xét: Bài văn này cũng thường thường, chẳng có gì đặc sắc cả.

Không biết sau báo Tuổi trẻ, còn báo nào theo chân nữa đây?

Riêng việc một số tờ báo tạo dựng lên những "hội chứng" tầm phào đã khó chấp nhận. Vậy mà họ còn coi đó là những "hiện tượng gây xôn xao dư luận", "những hiện tượng gây chấn động dư luận" còn khó chấp nhận hơn. Tiếc là ở ta không có một viện như viện Gallup ở Mỹ để đánh giá dư luận xã hội một cách độc lập, khách quan. Tôi nghĩ: Nếu có một viện theo kiểu này thì căn bệnh phóng đại sự việc sẽ giảm hẳn.

Nhân đây, cũng xin nêu một "hội chứng" nữa. Đó là "hội chứng" vọng hàng ngoại (mà nhiều người quen gọi là "xịn"), đến nỗi có nơi (đầu phố Sơn Tây) còn có hẳn một cửa hàng bán hàng thùng xịn (tức là đồ cũ xịn). Đấy là chưa kể các "hội chứng" khác như "hội chứng" sạch, "hội chứng" chất lượng cao...

Khi nhắc đến "hội chứng" qua rau, thịt, giò chả, muối... sạch, có người nhắc tôi: Sao không có người sạch nhỉ? Một khi không có người sạch thì đừng mà có nói đến thực phẩm sạch nhé!

Thế những "hội chứng" nên định danh định tính thế nào?
"Hội chứng" chuối!
Sao lại... "hội chứng" chuối?

Bởi vì chúng dở òm như củ chuối và chả ra làm sao cả. Hiện nay, những gì dở thì lớp trẻ đều dùng tiếng lóng như thế để gọi tên cả. Ôi, ca sĩ này hát mới chuối làm sao! Ôi, cuốn sách này mới chuối làm sao! Ôi, cái màu áo này mới chuối làm sao!...

Cũng được. Nhưng theo tôi, để gọi sự vật theo đúng tên gọi của nó, nên gọi là...
Gọi là gì?
"Hội chứng"... con tiều.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thói hư tật xấu của người Việt: Văn hóa vay mượn, thiếu tự tin, nói láo, thích ăn nhậu

    10/08/2015Vương Trí NhànCả cuộc lịch sử của nước Nam là một cuộc chiến đấu vô hồi, vô hạn đối với người Tàu hoặc bằng võ lực, hoặc bằng ngoại giao, hàng ngày chỉ nơm nớp sợ bị nội thuộc lần nữa. Cái công của các tiên dân ta chống giữ cho non sông đất nước nhà, can đảm vô cùng, kiên nhẫn vô cùng, thật đáng cảm phục.
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Quan trọng nhất là phải biết nhìn ra nhược điểm của chính mình

    02/01/2007
    Trong cuộc gặp gỡ mới đây với chúng tôi, nhà văn hóa Hữu Ngọc đã chia sẻ những suy nghĩ của ông về một chủ đề mang tính thời sự: tính cách Việt trong thời buổi hội nhập...
  • Cần nghĩ đến một cuộc tự vấn

    08/12/2006Nhà văn Nguyên NgọcMột con người cũng như một dân tộc, trên đường đi tới, cần biết thường xuyên tự nhìn lại mình, tự tìm hiểu chính xác chính mình, để cho cuộc đi tới được vững chắc...
  • “Đồ giả” xa lạ với “văn minh”

    28/10/2006Hạnh My (Hà Nội)Thói quen dùng đồ giả ở nước mình bây giờ dường như lan tỏa từ nông thôn tới thành thị. Từ người sang đến kẻ hèn. Từ ngoài đường len vào mỗi gia đình...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Ông uống bà khen, có thật không?

    11/09/2006BS. Lê Đình PhươngMột chút rượu ngon, chỉ một chút thôi, ắt hẳn làm cho bao cuộc hôn nhân thêm thi vị, phút luyến ái đau tiên thêm nồng thắm mà bớt được bao nhiêu ngượng ngùng. Rõ thực thần tình!
  • xem toàn bộ