Cần có đôi mắt mới

11:29 SA @ Thứ Hai - 05 Tháng Chín, 2005

Những ngày tháng tư lịch sử đang gợi mở biết bao điều suy nghĩ. Nhớ lại một chặng đường, mới đầy mà đã ba mươi năm. Với lịch sử, ba mươi năm chỉ là một khoảnh khắc. Nhưng trong nhiều trường hợp, khoảnh khắc 30 năm đã làm thay đổi hẳn gương mặt của một đất nước, số phận của một dân tộc. Kỷ niệm 30 năm giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, ôn lại những chiến công lịch sử chói lọi là điều tuyệt đối cần hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiệm đã sống”. Thế nhưng, điều còn quan trọng hơn là nhìn lại xem, với chặng đường 30 năm ấy, chúng ta đã làm được gì xứng đáng với đỉnh cao chói lọi của chiến công của ngày 30/4/1975 lịch sử. Không chỉ giựt mình nhìn ngắm mình để so sánh với chính mình, mà phải nhìn rộng ra bên ngoài, đối chiếu với những điều mà người ta làm được cũng trong ngần ấy thời gian để hiểu hơn về mình. Muốn vậy, cần có đôi mắt mới để nhìn vào thế giới.

Đất nước bước vào năm 2005, ghi nhận một chặng đường của sự nghiệp Đổi Mới. Dấu ấn đậm nét nào của chặng đường đã đi ấy có thể tạo nên cảm hứng trong một năm Ất Dậu đầy ắp những ngày kỷ niệm lớn gợi nhớ biết bao sự kiện xao xuyến lòng người? Ngẫm cho kỹ, vẫn là chuyện con người. Nó khởi sắc đáng nói vẫn là con người.

Chính vào lúc chúng ta bước được những bước khởi sắc trong kinh tế, khi mà những thành tựu kinh tế đẩy tới những kết quả khá nổi bật trong công cuộc xoá đói giảm nghèo và nâng dần vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế với những bước đường gian truân của hội nhập, thì cũng là tứcchúng ta xót xa bức xúc về sự xuống cấp của đạo đức và lối sống về những hư hỏng của không ít những con người. Nhưng cho dù có thế, thì xu thế chung vẫn là sự vươn lên của những con người đáng kính trên mọi nẻo đường Đất nước của chúng ta. Những con người ấy đang đẩy tới tình năng động xã hội, là nhiên liệu cực kỳ can thiết cho sự chuyển động và tốc độ của cỗ xe kinh tế lao về phía trước. Những con số lạnh lừng trên bảng thống kê kinh tế kia đã thấm đẫm mồ hôi và có khi cả máu và nước mắt của con người, của trí tuệ và nghị lực của con người, những con người đang lầm lỗi trên các cánh đồng lúa bội thu bất chấp bão lũ úng ngập hay khô hạn, những nhà doanh nghiệp can trường dám đương đầu với những rủi ro thách thức và không thiếu những trói buộc để làm người lính xung kích trên chiến trường mới, và bao con người đang hành động trên mọi lĩnh vực khác giữ nhịp cho sức sống mới. Nhưng cũng từ ý nghĩa đó, phải Nhìn cho rõ sự khởi sắc của xã hội trong sự khởi sắc của kinh tế,tất cả biểu hiện tập trung trong hoạt động của con người, trong vẻ đẹp của con người đang hành động sẽ đến lúc phai mờ, nhất là trong kỷ nguyên của những biến động dữ dội mà chùm mực chính là sự thay đổi. Phải thay đổi chính mình để thích nghi được với môi trường do chính con người tạo ra bằng những bước hến như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phục vụ có hiệu quả cho cuộc phấn đấu vì dân chủ và dân sinh, nâng cao quyền của con người. Cho nên nếu chỉ quen với những con đường mòn, người đi sau dẫm lên dấu chân của người đi trước, sẽ dẫn đến thảm họa vì con đường mòn đó không có lối ra trong một thế giới mà mọi sự dụ đoán đều không chắc chắn. Sự sống không ngừng sinh sôi nảy nở, và thông thường nhận thức của con người lại đòi hỏi một quá trình nhất nhận thức lý luận Cũng vì thế, lý luận thường lạc hậu so với thực tiễn. Điều này chăng có gì phải nói thêm. Cái đáng nói là màu xám của mọi lý thuyết mà Gót đã từng gợi lên lại đã trừm lấp quá đày lên vẻ non tơ của của cây đời khiến cho tư duy của không ít người bị cầm tù quá lâu trong những giáo điều đã được học thuộc lòng.Có lúc tuởng đã thoát ra được, nhưng rồi tính ngoan cố của tập quán bảo thủ cứ trì kéo lại!

Điều này tăng không lạ, C.Mác đã từng khuyến cáo "đề khỏi bị tước mất những thành quả của văn minh, những lực lương sản xuất đã đạt được, thì phải đập tan những hình thức cổ truyền trong đó những lực luơng sản xuất ấy đã đưọc sản sinh ra.Từ lúc đó trở đi, giai cấp trước kia là cách mạng nay lại trở thành bảo thủ".

Vì thật ra,ngẫm cho kỹ thì trong lịch trình phát triển,mỗi sự vật chỉ có hiếm hoi một lần không bảo thủ, đó là lúc đang hình thành! Vả chăng, một nền văn minh, nói như Fernand braudel, bao giờ cũng là một quá khứ sống động nào đó và nếu thế thì thoạt nhìn cứ ngỡ như một nền văn minh phải lấy tính bảo thủ làm nền tảng! Thật ra, cái nền tảng bảo thủ ấy chính là cái mà ta hay gọi là truyền thống.

Đập đi một công trình cũ xây hỏng hoặc đã hết tuổi thọ, thay thế một chức năng sử dụng của một vùng đất cư trú để cho mọc lên một khu công nghiệp bằng giải toả đền bù... tuy không thiếu những điều rắc rối và phiền toái, song thật không thấm tháp gì so với chuyện động chạm tới truyền thông! Mà ngặt một nỗi, lâu nay, nói đến truyền thống là dường như nói tới những cái gì thiêng liêng, tốt đẹp cần phải giữ gìn, tôn tạo, tuyệt đối không được động chạm đến, mà quên mất rằng, bên cạnh những điều cực kỳ quan trọng đó, thì truyền thống là một lực lương bảo thủ rất lớn" có sức trì kéo sự vận động và phát triển ở cái chiều cạnh tiêu cực vốn có của nó. Đặc biệt là khi chúng ta đang dấn bước trên con đường hội nhập. Tức là lúc mà không chỉ là vấn đề "đóng cửa bảo nhau", hoặc hay gì chuyện "vạch áo cho người xem lưng" mà là lúc không thể chỉ tự mình so sánh với mình,"mẹ hát con khen hay", đây là lúc nếu không biết mình, biết người thì chỉ có thể dẫn tới thân bại, danh liệt! Đã đến lúc phải tự thấy cho rõ, cho sâu những mặt yếu kém của con người Việt Nam chúng ta để mạnh dạn tìm cách khắc phục, mới có thể bứt lên được trong cuộc chiến mới mà thương trường cũng đữ dằn chẳng kém chiến trường, có mặt còn tinh vi, phức tạp hơn nhiều. Chính ở đây sẽ động chạm tới cái nền móng bảo thủ của mọi công trình đang cần phải mọc lên trên đó!

Và rồi ở đây, tôi nghĩ đến khái niệm "Phá huỷ sáng tạo", một hình ảnh thú vị nói về biểu trưng chuẩn mực của nền kinh tế số. Một hệ thống mạng phức tạp nếu đứng mãi ở trạng thái cân bằng và ổn định sẽ là nguy cơ đẩy tới sự đình đốn và suy thoái . Luôn luôn tìm kiếm sự mất cân bằng trong phát triển , đó là một đặc trưng của nền kinh tế số. Nhưng theo tôi, không chỉ kinh tế số mới can đến biểu trưng chuẩn mực đó, mà sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội nói chung cũng đều đòi hỏi một sự "phá huỷ sáng tạo " theo ý nghĩa sâu xa của nó.

Nếu cứ muốn giữ sự cân bằng của "trạng thái cũ", thì không thể có sự phát triển ! Nhưng phá vỡ trạng thái cũ, cho dù có "tất yếu biểu hiện ra như là một sự xúc phạm tới cái thiêng liêng, làm một sự nổi loạn chống lại trạng thái cũ", thì cũng không hề là sự phủ định sạch trơn. Ngược lại, đó là một sự kế thừa có chọn lọc, có phê phán cái truyền thống để phát huy những tinh hoa của truyền thống lên một trình độ mới, đạt được cái tầm của thời đại ở trình độ của nền văn minh mới. Chính vì thế, sự giằng co giữa "bảo thủ và "đổi mới", giữa "trạng thái cân bằng cũ" với "sự mất cân bằng tạm thời" luôn luôn diễn ra trong mỗi sự vật, mỗi con người cũng như mỗi xã hội để tự phát triển.

Phá vỡ cái trạng thái cân bằng cũ nhằm tạo ra trạng thái cân bằng tương đối mới tạm thời trong cả quá trình vận động ấy chính là sự phá huỷ sáng tạo. Không có một con mắt biện chứng để nhìn sự vật, thì khó mà thấy đuợc sự phá huỷ sáng tạo đó! ấy vậy mà, đối với triết học biện chứng đó thì không có gì là tối hậu, là tuyệt đối, là thiêng liêng... trong quá trình phát triền, tất cả những gì trước kia là hiện thực thì hiện nay trở thành không hiên thực, mất tính tất yếu mất quyên tồn tại, mất tính hợp lý của chúng, và hiện thực mới, đầy sinh lực thay thế cho hiện thực đang tiêu vong". Chính vì thế, càng ngày chúng ta càng hiểu ra một chân lý của thời đại mới: sự biến đổi chính là một hằng số hơn thế giới mà chúng ta đang sống. Cho nên, khi nói chuẩn mực chính là sự thay đồi chính là nói về cái logic mới do thời đại tạo ra. Nhận cho ra cái logic ấy cũng là nhận ra được cái biết lý của phá huy sáng tạo!

Vì thế tự vượt lên chính mình, bút khỏi sức trì kéo dai dẳng của tập quán bảo thủ được nuôi dưỡng bới những giáo điều cũ kỹ, ẩm mốc để vươn tới cái mới là một cuộc phấn đấu liên tục không chỉ của riêng một ai ! Sự nghiệp Đổi Mới được nhen nhúm và nung nấu từ trong cuộc sống âm thầm và mãnh hệt của triệu triệu con người được đúc kết và khởi động từ Đại hội VI là sự tự vượt lên chính mình đó. Thành tựu của hai mươi năm qua đã khẳng định điều ấy. Hơn nữa, "đất nước ta từ đổi mới đến nay đã tự đặt mình vào trong Cùng một bình diên của sự phát triển, tiền hoá chung của công đồng quốc tế, bản thân là một hệ thống thích nghi Phức tạp trong một hệ thống thích nghi phức tạp rộng lớn hơn" đòi hỏi chúng ta phải có đôi mắt mới để nhìn vào thế giới. Để có được đôi mắt mới ấy không thể tự tách mình ra khỏi cái hệ thống thích nghi phức tạp trong một hệ thống thích nghi phức tạp rộng lớn hơn mà những trí tuệ uyên bác của loài ngiười đang nỗ lực tìm tòi nhằm đưa đến những đóng góp mới. Đất nước đang đi vào những thơi điểm gợi nhớ đến quá khứ hào hùng, gợi nhớ lại "hành trình đã đi qua, những giá trị cũ và những kinh nghiêm đã sống" ấy thế nhưng, gợi nhớ quá khứ không phải chỉ để gặm nhấm lịch sử mà là để biết cách viết nên những trang lịch sử mới bởi những hy vọng chất chứa từ trong cuộc sống đang bươn chải của những khối óc và bàn tay nhẫn nại và sáng tạo đang mở đường đi tới với đôi mắt mới nhìn vào thế giới .

Niềm hy vọng không trở thành ảo vọng vì nó dựa chắc vào cuộc sống. Mà cuộc sống thì luôn sinh sôi nảy nở bất chấp mọi trở lực. Cuộc sống đang tự mở lấy đường để đi tới.


* Femand Braudel ."Tìm Hiểu các nền văn minh "NXB KHXH Hà Nội.1992, tr.70
** Tư duy lại cho tương lai. NXB Trẻ
*** "Khoa học mới và vài suy nghĩ về Kinh Tế , Xã Hội" của Phan Đình Diệu.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người

    28/01/2015Hà Vĩnh TânBằng việc sử dụng máy tính để mô phỏng các phương án phong phú và đa dạng của Hệ tự hành dạng tế bào, đây được xem như một phương pháp nghiên cứu khoa học mới, có hiệu quả và triển vọng nhất để mô tả và giải thích phần lớn các hiện tượng phức tạp của tự nhiên. Sự phát triển lôgic theo hướng nói trên đã dẫn Stephen Wolfram đến việc xuất bản một công trình khoa học lớn - cuốn sách tựa đề "A New Kind of Science"...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • "Chúng ta nhất trí với nhau dễ dàng quá!"

    09/07/2005TS Lê Đăng Doanh“Chúng ta nhất trí với nhau nhiều quá và dễ dàng quá!”, giáo Sư Robert Wade nổi tiếng của Đại học Kinh tế London lừng danh đã thốt lên như thế trong phiên bế mạc hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới hôm 1/7/2005 vừa qua.
  • Sáng tạo ở bên bờ hỗn độn...

    20/05/2005GS. Phan Đình DiệuKhả năng sáng tạo ở bên bờ hỗn độn, một khả năng phổ biến của mọi hệ thích nghi phức tạp mà ta gặp khắp nơi trong mọi lĩnh vực tự nhiên, sự sống cho đến kinh tế, chính trị, xã hội cung cấp cho con người những cách hiểu mới về cách thức tiến hoá của giới tự nhiên và qua đó sự tiến hoá của các loại hệ thống khác, kể từ khi học thuyết tiến hoá ra đời vào giữa thế kỷ 19...
  • xem toàn bộ

Nội dung khác