Dòng máu doanh thương vẫn chảy, mặc thời thế
Những quan niệm xã hội về giới doanh thương có thể trọng - khinh tùy thời. Nhưng về bản chất, họ vẫn là thành không thể thiếu trong mạch vận động của xã hội.
Buôn bán - một phần không thể thiếu
Tôi thuộc lớp thế hệ khi bắt đầu được đi học, tích luỹ kiến thức làm người vào đúng thời kỳ Pháp thuộc. Tư tưởng và nhân sinh quan ở nước ta lúc bấy giờ vẫn lấy đạo lý chế độ phong kiến làm nền tảng. Quan niệm của Vua, quan thời Phong kiến chưa bao giờ coi trọng các nhà doanh thương. Họ coi việc buôn bán chỉ là cái ngọn, sản xuất nông nghiệp mới là cái gốc căn bản của nền kinh tế tự cấp, tự túc nhỏ hẹp thời đó.
Hơn nữa, người làm nghề buôn bán không được coi là bậc "quân tử” vì đường học hành kém cỏi, tạp nham...
Thậm chí có nhiều phú thương ở Việt Nam thời trước còn mù chữ..! Do sự phát triển rất nhanh của xã hội loài người, việc lưu thông hàng hoá, vật phẩm là tất yếu, không thế lực nào kìm hãm được, công việc doanh thương được tự do mở rộng, lan toả đi khắp nơi.
Hà Nội một thời được gọi là “ kẻ Chợ”- một khu chợ lớn buôn bán tấp nập với thương lái nuớc ngoài, từ người Hoa, Chà-Và, rồi cả với thương thuyền của nhiều nước phương Tây. Miền Trung có Hội An, miền Nam có Gia Định cũng là những điểm giao thương với nước ngoài khá phồn thịnh thời xưa. Có thể hiểu việc giao thương, buôn bán như mạch máu trong cơ thể, không có nó, không một cơ chế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển được.
Nhưng đặc thù của việc doanh thương lại có bản chất rất cực đoan mà ở chừng mực nào đó, còn tỏ rõ tính cách "bất lương" dưới con mắt xã hội. Đã hành nghề buôn bán, tất nhiên phải lấy lợi nhuận làm đầu buôn rẻ, bán đắt đầu cơ, tăng giá lậu thuế, trốn thuế lừa đảo bán hàng kém phẩm chất vân vân... Là điều đã xảy ra từ khi...có doanh thương và sẽ vẫn còn xảy ra khi... chưa hết doanh thương.
Bản chất và tính cách của doanh thương là lợi nhuận tối đa, nên bằng mọi giá, thậm chí chấp nhận mạo hiểm, hy sinh nếu thấy có lời lớn. Lịch sử Trung Hoa cổ đại lưu truyền câu chuyện Lã Bất vi hỏi cha: "Đi buôn vải thì lãi gấp bao nhiều lần?" - "Gấp 10 lần" - "Đi buôn vàng bạc thì lãi bao nhiêu lần?" - "Gấp 100 lần" - "Đi buôn nước thì lãi bao nhiêu?" - "Lãi muôn ức triệu lần, không sao kể xiết”.
Bởi vậy, dưới cái nhìn của kẻ “chính nhân quân tử” hay quan niệm của người lao động bình thường, hình ảnh của thương nhân quả không mấy thiện cảm... Nhưng khốn nỗi, họ lại là một thành phần không thể thiếu trong sự phát triển của bất cứ xã hội nào.
"Chính nhân quân tử" cũng "buôn bán, phe phẩy"
Xin đưa ra một minh chứng khá điển hình ở nước ta thờì gian gần đây, khoảng từ những năm 60 đến 80 của thế kỷ trước. Khi miền Bắc nước ta dành được độc lập, tư do chính quyền mới, xây dựng một thể chế xã hội hoàn toàn theo một tư duy mới, nền kinh tế được cấu trúc theo mô hình kế hoạch hoá, bao cấp khá chặt chẽ, từ trên xuống dưới. Mọi viêc buôn bán, trao đổi đều phải thông qua cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc các HTX địa phương, việc buôn bán tư nhân hầu như bị cấm đoán rất nghiêm ngặt.
Thương nhân thời đó không những bị khinh miệt gọi là bọn buôn lậu sâu mọt, “con phe”, mà còn có thể bị bắt giam và phạt rất nặng... Nhưng cuộc sống có quy luật phát triển của nó, nếu thể chế không phù hợp ắt sẽ phải trả giá. Sau chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước, các nguồn viện trợ không hoàn lại bị cắt hết, toàn bộ nền kinh tế kế hoạch hoá, ngăn sông, cấm chợ đứng trước sự đổ vỡ không sao tránh khỏi, cả xã hội lâm vào cảnh đói ăn, thiếu mặc, không đủ cung cấp từ những vật phẩm nhỏ nhất trong sinh hoạt đời thường.
Từ đó đã phát sinh ra tình trạng hỗn độn, đáng buồn, không chỉ số đông nhân dân lao động mà cả những “chính nhân, quân tử” hẳn hoi cũng lao vào “buôn bán, phe phẩy”, chui lủi vào Nam, ra Bắc kinh doanh để tự cứu lấy mình..!
Rồi như mọi người đã biết, cuộc đổi mới, mở cửa với nền kinh tế thị trường năng động, theo đúng quy luật phát triển của thời đại đã được chấp nhận và thực thi một cách ồ ạt...Cũng vẫn đất nước ấy, con người ấy, chỉ cần được mở rộng giao thương, tự do sản xuất, kinh doanh, toàn xã hội rất nhanh chóng thoát khỏi cảnh đói nghèo, cùng cực và có thể nói, đang tiến tới một tương lai tốt đẹp.
Qua đó, thấy rất rõ công sức của những nhà doanh thương, kể cả những người buôn bán nho. Họ đã góp phần bình ổn thị trường, lưu thông hàng hoá từ nơi thừa, đến nơi thiếu hết sức đa dạng, không một cửa hàng quốc doanh nào có thể làm nổi...
Ngày nay, bộ mặt của các doanh nhân đã khác xa so với các tiền nhân thời trước. Họ có học vấn cao, có tri thức đủ nhận biết tốt, xấu khi hành nghề, khác xa cả cung cách vận hành, bán buôn. Nhiều đại gia đã thành lập những tập đoàn, xây dựng nhà máy, xí nghiệp tự cung ứng cho thị trường, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế của đất nước.
Có ngày của Doanh nhân, nghĩa là nhà nước đã công nhận sự đóng góp to lớn của họ, đối với sự phát triển của xã hội... Và như trên đã nói, doanh thương, buôn bán chính là dòng máu tuần hoàn của xã hộ. Mặc dù dòng máu đó, với đặc thù cố hữu “lợi nhuận là trên hết” ví như trong máu có ít nhiêu độc tố, có thể gây ra vài ung nhọt, mẩn ngứa trên cơ thể, nhưng không vì thế mà bắt dòng máu ngừng chảy được.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường