Doanh nhân, anh là ai?

09:37 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Mười, 2016

Doanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biên đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức.

Về mặt kinh tế, đó là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần, đa sở hữu, theo đó là một hệ thống chính sách ngày càng đồng bộ nhằm phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân. Với luật Doanh nghiệp được ban hành, chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập và hoạt động, và số lượng các doanh nhân cũng gia tăng tương ứng.

Các doanh nghiệp - doanh nhân đã đạt được một tỷ trọng đáng kể trong GDP qua đó khẳng định sự đóng góp của đội ngũ này vào việc giải quyết nhiều nhiệm vụ khác nhau của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từ đó, xét về mặt xã hội, đội ngũ doanh nhân đã trở thành một nhóm, một tầng lớp xã hội ngày càng đông đảo trong cơ cấu xã hội và qua hoạt động của các doanh nhân đã tạo ra hàng trăm ngàn việc làm mới, tác động đến sự dịch chuyển trong cơ cấu lao động - xã hội. Từ vai trò tác dụng của các doanh nhân đối với kinh tế và xã hội, tầng lớp doanh nhân đang xác lập vị trí của mình trong khối đại đoàn kết toàn dân, xét từ góc độ chính trị.

Thế còn về mặt tâm lý?Rõ ràng là "trở thành doanh nhân", tiến lên thành doanh nhân xuất sắc, thành đạt thành những "ngôi sao đỏ" đang là mục tiêu khát vọng của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ học đường và ngoài xã hội.

Sự thành đạt của các doanh nhân ở những cấp độ khác nhau đã được xã hội tôn vinh. Họ trở thành một kiểu nhân cách tâm lý xã hội - cá nhân có thực trong cộng đồng được ngưỡng mộ có sức mạnh nêu gương. Và đây đó trong tâm lý xã hội, coi đội ngũ doanh nhân thành đạt như là một loại nhân vật trung tâm của thời kỳ phát triển mới của đất nước, trở thành một kiểu “người anh hùng thời đại". Song cũng lại có không ít nhưng kì thị, thậm chí cả những dè chừng, những "cảnh giác", khiến cho việc tạo lập môi cá trường tâm lý xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tư nhân trở thành một trong những nhiệm vụ cần làm tốt mà nghị quyết Trưng ương V khoá IX mới đây đã nêu ra.

Các khái niệmvốn có vai trò như là những công cụ của tư duy trong nhận thức và biến đổi thực tiễn, do vậy nội hàm của khái niệm cần tường minh. Với khái niệm “doanh nhân ", tình hình diễn ra như thế nào?

"Doanh nhân" từ trong cuộc sống thực đã đi vào ngôn ngữ thường ngày và cũng đang từng bước đi vào ngôn ngữ văn bản học thuật, hành chính, chính trị, Song lại chưa có được sự tường minh cần thiết. Do vậy đã hạn chế vai trò nhận biết, định hướng biến đổi thực tiễn của khái niệm công cụ này.

Khái niệm Doanh nhân nhiều khi được thay thế bằng khái niệm Nhà doanh nghiệp, điều này cũng có thể chấp nhận được. Song đồng nhất doanh nhân, Nhà doanh nghiệp có tư cách là những chủ thể cá nhân - những thể nhân với doanh nghiệp - có tư cách là những pháp nhân là một sự nhận thức tuỳ tiện, dễ dãi, ở trình độ ngôn ngữ thường ngày. Lại nữa khái niệm doanh nhân, Nhà doanh nghiệp lại được sử dụng chung cho chủ thể cá nhân thể nhân ở các thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, cách dùng khái niệm doanh nhân như vậy chỉ diễn đạt được mặt hoạt động, giao lưu của họ mà không xác định được nhân cách của họ từ trong cốt lõi. Và như chúng tạ đã biết, cốt lõi của nhân cách - nhu cầu - động cơ - định hướng giá trị của nhân cách khiến cho hoạt động - giao lưu của nhân cách mang ý nghĩa xã hội - cá nhân riêng biệt.

Cũng là sản xuất, kinh doanh, song chủ thể của các hoạt động - giao lưu này ở trong các thành phần kinh tế khác nhau - Nhà nước, tập thể, tư nhân sẽ có sự khác nhau về nhân cách. Chúng ta đều biết những quan hệ kinh tế bao giờ cũng đóng vai trò quy định những quan hệ tâm lý, từ đó hình thành nên nhân cách chủ thể của các quan hệ đó. Và quan hệ kinh tế, tức là quan hệ giữa người và người trong các hoạt động kinh tế bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ điều hành và quan hệ phân phối, trong đó quan hệ sở hữu là cơ bản và tiên quyết.

Trong những thành phần kinh tế - sở hữu khác nhau thì các quan hệ kinh tế, quan hệ tâm lý, quan hệ liên nhân cách theo đó là sự hình thành nhân cách của các chủ thể tham gia sẽ không thể giống nhau. Phải chăng đây là vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc phương pháp luận khi xác định nội hàm khái niệm doanh nhân, Nhà doanh nghiệp.

Trở lại khái niệm doanh nhân (Nhà doanh nghiệp) đây là mộttừ khái niệm Hán Việt có nội dung xác định.

Bắt đầu là "Doanh", doanh là lãi, muốn có lãi thì phải sản xuất, buôn bán và coi đó là hoạt động chủ đạo để đạt được cái ý muốn ấy. Lãi càng nhiều càng chứng tỏ sản xuất, buôn bán có hiệu quả, thành đạt, trái với lãi là lỗ, là phá sản. "Doanh nhân" là người làm ăn kiếm lời, là người coi lời lãi là nhu cầu, mục đích, động cơ hoạt động của bản thân mình, coi lời lãi là định hướng giá trị cơ bản của hoạt động và quan hệ của cá nhân mình.

Lãi, lợi nhuận là cái thu về được và vốn tư bản là cái bỏ ra. Lãi và vốn, lợi nhuận và tư bản có quan hệ cặp đôi như hình với bóng. Chỉ khi nào vốn là của tôi thì lãi mới là của tôi. Lợi nhuận của tôi gắn liền với sở hữu cá nhân. Khi ấy "cái của tôi" làm cho "cái tôi” trở nên có cơ sở thực tế, cụ thể, xác định thay vì là viển vông, trừu tượng, mơ hồ. "Cái tôi! như là hạt nhân của nhân cách được xác lập trên cơ sở “cái của tôi!” về mặt sở hữu và lợi nhuận về nhiều mặt tài sản, tiền bạc, trí tuệ, theo đó là quyền lực thực tế.

Hiểu khái niệm doanh nhân như vậy cho phép giới hạn đối tượng: Doanh nhân là những ai thực sự làm chủ các quan hệ kinh tế trong các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp tư nhân, từ quan hệ sở hữu đến quan hệ điều hành và quan hệ phân phối. Doanh nhân là những "ông chủ” các doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nhân là người chủ sở hữu cá nhân đối với vốn - tiền bạc, tài sản trí tuệ (và cả quyền lực) trong hoạt động chủ đạo - sản xuất, buôn bán, đề đạt được sự gia tăng không ngừng về lợi nhuận - sở hữu tư nhân. Doanh nhân là những ai coi lợi nhuận - sở hữu tư nhân gia tăng không ngừng, là định hướng giá trị cơ bản của hoạt động và quan hệ của bản thân, cũng là lợi ích sống còn của chính mình. Khi đó tất cả những gì còn lại chỉ có ý nghĩa như là công cụ, phương tiện, điều kiện để giải bài toán tối ưu: gia tăng không ngừng lợi nhuận, "nhất bản vạn lợi", "một vốn bốn lời".

Đây là tiếp cận tâm lý học nhân cách với đối tượng, khái niệm doanh nhân, tức là xem doanh nhân như một nhân cách, Khi ấy ta gọi sự vật đúng với tên của nó.

Đương nhiên trong nhân cách doanh nhân còn có những thành phần quan trọng khác, chẳng hạn như một trình độ tư duy kinh tế thị trường nhạy bén, sắc sảo, một ý thức pháp lý rõ ràng, đúng đắn, một phong cách ứng xử khéo léo, tế nhị trong giao tiếp kinh doanh và cũng cần cả sự táo bạo, mạo hiểm, quyết đoán của một bản lĩnh nghề nghiệp kinh doanh vốn luôn đầy biến động, rủi ro. Các thành phần đó gia nhập cấu trúc nhân cách doanh nhân vận động, biến đổi theo lời nhuận như là định hướng giá trị cơ bản, hạt nhân của nhân cách.

Và cũng đương nhiên, doanh nhân cũng là một con người, con người Việt Nam trong mắt lưới của các quan hệ xã hội từ gia đình, dòng họ đến cộng đồng dân cư, chịu sự điều tiết của hệ giá trị truyền thống đang biến đổi theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong tư cách là một con người, một công dân, doanh nhân còn cần có những phẩm chất khác như lòng nhân ái, lòng yêu nước, tự hào tự trọng dân tộc.

Môi trường hoạt động rộng mở quan hệ giao tiếp đa chiều trong một con người với các vai trò và vị thế xã hội khác nhau, nhiều khi mâu thuẫn, xung đột nhau ngay từ định hướng giá trị khiến cho sự hình thành nhân cách doanh nhân diễn ra không ít trắc trở từ bên trong, đòi hỏi doanh nhân phải tự vượt lên chính mình để khẳng định vai trò vị trí của mình trong cộng đồng và trên doanh trường - ở những doanh nhân thành đạt, toả sáng phẩm giá nhân cách của những người được tôn vinh là "ngôi sao đỏ", chúng ta nhận ra điều ấy. Và một môi trường xã hội pháp lý và tâm lý lành mạnh sẽ tạo ra những điều kiện khách quan thuận lợi cho sự ra đời ngày càng đông đảo đội ngũ doanh nhân, những người sản xuất buôn bán giỏi làm giàu cho mình và góp phần làm giàu cho xã hội trong sự thống nhất giữa ích nước với lợi nhà.

Nhớ lại gần 10 năm trước đây, trong Hội thảo quốc gia Tâm lý học với sản xuất và kinh doanh" tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, chủ đề Tâm lý học xã hội - nhân cách doanh nhân đã được nêu ra như là những nét phác thảo, những mong đợi lí thuyết. Thời gian đi qua, cuộc sống vận động theo những định hướng lớn ngày càng sáng tỏ và có hệ thống, tạo tiền đề cho tâm lý học đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu của mình, góp phần phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Trong bối cảnh ấy, chắc chắn chủ đề "Doanh nhân anh là ai?” sẽ được quan tâm đúng mức.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Trường học cho giám đốc

    12/08/2017Nick FreemanMột thuyền trưởng bất tài nếu không vạch được hải đồ hợp lý cho con tàu. Một giám đốc kém cỏi nếu không biết cách điều hành hiệu quả một Công ty. Vì vậy, những trường học dành cho giám đốc đã ra đời, để giúp họ lèo lái con tàu doanh nghiệp cập bến thành công...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Đạo đức doanh nhân Việt Nam hiện nay

    05/01/2006PGS.TS Phạm Duy ĐứcTrong bài viết này chúng tôi không đề cập vấn đề đạo đức Doanh nhân là gì? Nội dung đạo đức Doanh nhân gồm những phẩm chất nào? Các vấn đề đó đã được trình bày trong giáo trình của khoa học Quản trị kinh doanh. Ở đây, chúng tôi xin nêu một số vấn đề cơ bản về đạo đức Doanh nhân Việt Nam đặt ra hiện nay...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Tôn vinh hơn nữa doanh nghiệp và doanh nhân

    21/10/2005Ngọc MinhTrong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, doanh nghiệp không ra doanh nghiệp, doanh nhân không ra doanh nhân. Doanh nghiệp hoạt động theo sự chỉ định, doanh nhân chỉ là người thừa hành, hoạt động không vì lợi nhuận, lỗ lãi do Nhà nước lo, tiêu dùng do Nhà nước phân phối định lượng. Kết quả Nhà nước phải đi vay để nuôi doanh nghiệp, chứ không phải doanh nghiệp nuôi Nhà nước - một quy trình ngược, quy trình phi kinh tế...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • Những con số dành cho doanh nhân

    21/07/2005Có thể những con số thực tế sau làm bạn liên tưởng đến hoạt động kinh doanh của mình...
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • Tiểu thương làm giám đốc

    28/01/2004Tại nhiều chợ ở TP. HCM, sạp chợ không còn là hình ảnh của một nơi mua bán thông thường. Chỉ với mấy mét vuông sạp là cả một văn phòng doanh nghiệp năng động, vừa trưng bày hàng hoá, vừa là nơi giao dịch mua bán. Cũng trong mấy mét vuông sạp chợ ấy đang diễn ra một xu hướng lột xác, tiểu thương "lên đời" làm giám đốc...
  • xem toàn bộ