Sự hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa

07:38 CH @ Thứ Năm - 20 Tháng Bảy, 2006

Cùng với việc bàn thảo về văn hóa doanh nhân (hay doanh nhân văn hóa), qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc hội thảo khoa học, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm là việc xây dựng môi trường văn hóa của sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Đây là mặt thứ hai của vấn đề hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa vấn đề hết sức quan trọng.Vì không còn môi trường văn hóa phù hợp, thích hợp thì không thể có tầng lớp doanh nhân văn hóa. Trong tiến trình lịch sử, mỗi thời đại, mỗi dân tộc trên nền cảnh của mình hình thành một môi trường văn hóa mang tính đặc thù và môi trường văn hóa ấy đã sản sinh ra một mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu cho thời đại, cho dân tộc.

Môi trường văn hóa của sự hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa, theo chúng lôi là tổng thể các yếu tố chính trị, xã hội, đạo đức, tâm lý khoa học và công nghệ của một cộng đồng hướng đến sự phát triển kính tế - xã hội mang tính nhân văn, nhân bản: Chúng tác động đến đội ngũ doanh nhân để tạo nên tầng lớp doanh nhân văn hóa. Như vậy, môi trường văn hóa của tầng lớp doanh nhân văn hóa (từ đây gọi tắt là môi trường văn hóa của doanh nhân văn hóa) không chỉ bó hẹp trong môi trường văn hóa kinh doanh hay trong môi trường văn hóa doanh nghiệp mà nó bao gồm toàn bộ không - thời gian văn hóa của một xã hội tổng thể. Sự ra đời môi trường văn hóa của doanh nhân văn hóa không phải là một sự ngẫu nhiên mà là kết quả của sự phát triển lịch sử nhân loại và là kết quả của sự tích luỹ tiềm lực văn hóa của mỗi thời đại, mỗi cộng đồng. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở phương Tây với những nhà tư sản - mẫu nhân cách văn hóa tiêu biểu của nó là kết quả tích luỹ văn hóa từ thời cổ đại Hy - La đến thời kỳ Phục hưng văn hóa kéo dài 3 thế kỷ (từ thế kỷ XIV - XVI) và sau đó là cả một thế kỷ văn hóa ánh sáng (thế kỷ XVIII). Sự ra đời của CNTB ở Nhật Bản với những doanh nhân nổi tiếng, tiêu biểu cho thương hiệu của đất nước mặt trời mọc là kết quả của sự tích luỹ văn hóa từ thời Thiên Hoàng Minh Trị, giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Sự xuất hiện của nhà tỷ phú BillGates - người giàu nhất hành tinh và là người thay đổi thế giới vào cuối thế kỷ vừa qua là kết quả của sự tích lũy tiềm lực văn hóa của chủ nghĩa tự do mấy trăm năm ở nước Mỹ.

Từ thực tiễn lịch sử ấy, đặt ra cho chúng ta một cách nghĩ mới là muốn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong thời đại ngày nay cần phải xây dựng môi trường văn hóa để hình thành tầng lớp doanh nhân văn hóa - nhân cách tiêu biểu của thời đại.

Muốn xây dựng môi trường văn hóa,theo chúng tôi cần phải giải quyết hàng loạt vấn đề cơ bản sau đây: Cần phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa một cách thực sự. Cần phải xây dựng một mô thức xã hội - kinh tế: xã hội dân sự - nền kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền.

Trước hết nói về mục tiêu của sự "phát triển" là, phải đưa lại cuộc sống "phồn vinh và có chấtlượng", là "tạo ra đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân"như tư tưởng của Liên hợp quốc đã đề xướng trong buổi lễ phát động Thập kỷ thế giới văn hóa vì phát triển ngày 21/01/1998. "Phát triển có nghĩa là sự thayđổi, nhưng thay đổi không phải tạo nên sự cách biệt mà sẽ tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân. Điều đầu tiên và trênhết, sự thay đổi phải mang lại cuộc sốngphơn vinh và có chấtlượng, được mỗi cộng đồng chấp nhận... Đâylà định nghĩa, ý nghĩa của phát triển sẽ được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa".

Phân định quan niệm phát triển của Liên hợp quốc, chúng ta thấy sự mới mẻ của tư duy nhân loại trong thời đại ngày nay.

Thứ nhất, phát triển là sự thay đổi nhưng phải hướng tới con người, hướng tới xã hội, làmtăng phẩm chất người và tính đa dạng xã hội, "tạo ra những đặc tính, đặc trưng của xã hội và cá nhân".Trong đó tính sáng tạo của cá nhân phải được phát huy, đây là cơ sở cho mọi tài năng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế.

Phát triển trên cơ sở sự công bằng “không tạo nên sự cách biệt"và gắn với một cuộc sống tốt đẹp "phồn vinh và có chất lượng".Công bằng xã hội là mục tiêu của phát triển, ngược lại muốn phát triển phải có sự công bằng.

Phát triển phải phù hợp với đặc điểm, trình độ của mỗi cộng đồng, không mang tính áp đặt "được mỗi cộng đồng chấp nhận".Nó mang tính đa dạng văn hóa, nhân văn, nhân bản.

Phát triển gắn với vai trò của văn hóa "sẽ được khởi đầu và truyền bá bởi văn hóa".Văn hóa là mục tiêu, động lực, là môi trường của sự phát triển.

Như vậy, thực chất của phát triển kinh tế - xã hội là mang lại "hạnh phúc, tự do" cho con người như Chủ tịch HồChíMinh đã từng quan niệm. Đó cũng là mục tiêu phát triển vì “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Mục tiêu này xuất phát từ đạo lý truyền thống của dân tộc và cả yêu cầu thực tiễn, thực tế của thời đại. Nó đòi hỏi phát triển hướng tới mục tiêu kép: vừa phát triển kinh tế, đời sống vật chất, vừa hướng tới con người và xã hội, vừa phát triển cá nhân, vừa hướng tới cộng đồng. Mục tiêu kép đòi hỏi một giải pháp kép: muốn phát triển phải phát triển kinh tế thị trường gắn với công bằng xã hội, muốn phát triển cá nhân phải khuyến khích tự do cá nhân, bới "sự tự do của mỗi người là điều kiện tự do cho tất cả mọi người" như C.Mác đã nói: “Đây chính là triết lý, đạo lý của sự phát triển ở nước ta hiện nay, nó là nguyên lý gốc, là nguyên tắc cơ bản để chúng ta phát triển kinh tế , xây dựng con người và xã hội”.

Mô thức xã hội - kinh tế là điều kiện có tính quyết định cho sự xuất hiện tầng lớp doanh nhân văn hóa. Có thể mô hình hóa mô thức xã hội - kinh tế ấy trong mối quan hệ giữa nó với tầng lớp doanh nhân như hình ảnh của một kim tự tháp. Cách cạnh đáy là xã hội dân sự, nền kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền: đỉnh là tầng lớp doanh nghiệp văn hóa.

Xã hội dân sự là thành tựu phát triển tự nhiên của tiến trình lịch sử nhân loại. Ở đó người dân làm chủ, người dân chủ động tổ chức hoạt động sống của mình, trong đó có hoạt động kinh tế, không có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước. Ở đó không có sự hành chính hóa các hoạt động kinh tế, xã hội, tôn trọng quyền tự do hoạt động SXKD của công dân, đặc biệt là những doanh nhân. Ở đó, Nhà nước và xã hội tạo ra những cơ chế, thể chế bảo vệ doanh nhân và không hình sự hóa các hoạt động kinh tế phức tạp và đa dạng của doanh nhân. Chỉ có trong xã hội dân sự doanh nhân mới có điều kiện hoạt động sáng tạo, thi thố tài năng và hoàn thiện nhân cách. Đó cũng là điều kiện cho sự hình thành cộng đồng doanh nhân hay tầng lớp doanh nhân văn hóa bằng việc “khuyến khích các Hiệp hội doanh nghiệp, các loại hình Câu lạc bộ, hình thành những tổ chức xã hội dân sự tự nguyện của bản thân doanh nhân, cùng nhau trao đổi thông tin, bàn bạc, giúp đỡ nhau trong kinh doanh cũng như trong bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nhân” (doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam văn hóa và trí tuệ, Nxb Hội nhà văn, H. 2005, tr.100).

Nền kinh tế thị trường cũng là thành tựu phát triển ucả lịch sử nhân loại, giữ vai trò bà đỡ cho sự ra đời tầng lớp doanh nhân văn hóa. Tất nhiên nền kinh tế thị trường phải đạt đến sự thuần thục và trình độ văn minh. Sự cạnh tranh trong cơ chế thị trường là sự sàng lọc tất yếu tầng lớp doanh nhân. Chỉ có những doanh nhân có tài năng, có một nguồn lực văn hóa của doanh nhân được tích lũy trên nhiều lĩnh vực: tri thức kinh tế, khoa học công nghệ và nghệ thuật làm việc với con người (người lao động, bạn hàng và cơ quan quyền lực) ý chí quyết tâm, tinh thần sáng tạo…

Họ phải vươn lên tiếp thu, tiếp biến những tri thức kinh tế, tri thức quản lý hiện đại để tổ chức SXKD mới có thể tồn tại và phát triển.

Họ phải tiếp các thành tựu khoa họcvà công nghệ hiện đại vận dụng vào doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm phù hợp nhất (chất lượng, số lượng, giá cả) đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Họ phải hiểu biết pháp luật quốc tế và các quốc gia có đối tác, họ phải nhận biết các yếu tố văn hóa, đặc trưng văn hóa của các cộng đồng trong đó có đối tác làm ăn thì mới đem lại hiệu quả cho sự liên doanh, liên kết, hợp tác, buôn bán.

Họ phải hiểu biết tâm lý, nhu cầu của người lao động, của các trợ thủ để quản lý, chỉ huy trên tinh thần ‘làm việc với con người” thì mới đạt được kết quả.

Họ phải tích lũy nhiều năng lực văn hóa khác: văn chương, nghệ thuật, tri thức lịch sử, địa lý, ngoại ngữ, kỹ năng sử dụng vi tính, khai thác thông tin thì mới có thể sáng tạo và đem lại hiệu quả.

Có thể nói, không có cơ chế kinh tế thị trường thì không thể có sự xuất hiện tầng lớp doanh nhân văn hóa. Ngược lại, không có tầng lớp doanh nhân văn hóa sẽ không có một thị trường văn minh.

Nhà nước pháp quyền là yếu tố thứ ba, chiều cạnh thứ ba của cái đáy của kim tự tháp mô thức xã hội - kinh tế mà ở đó tầng lớp doanh nhân là toàn bộ phần nổi của tòa tháp.Nhà nước pháp quyền và toàn bộ thể chế pháp luật và bộ máy thiết chế của nó trở thành cơ quan dịch vụ công, phục vụ cho xã hội trong đó có doanh nhân. Nó có vai trò bảo vệ doanh nhân khỏi sự thao túng, chèn ép, khỏi sự nhũng nhiễu, sự lôi kéo, móc ngoặc của những quyền lực đen trong xã hội. Nhà nước cần phải ban hành những văn bản pháp luật và những chính sách công bằng hợp lý để giúp cho doanh nhân tự do “cạnh tranh lành mạnh”, “phát triển bình đẳng”, “phục vụ trung thực”. Vừa qua chúng ta đã khắc phục sự bất bình đẳng của việc đưa ra ba bộ luật doanh nghiệp. Song, các doanh nhân ngoài quốc doanh vẫn còn những lờiphàn nàn về cách hành xử của các cơ quan Nhà nước như thuế vụ, hải quan, cấp phép đầu tư, thuê đất…

Ban hành pháp luật là quan trọng song vấn đề thực thi pháp luật mang tính quyết định. Cần phải loại bỏ những phần tử thoái hóa biến chất ra khỏi bộ máy Nhà nước ta hiện nay, làm lành mạnh hóa đời sống kinh tế xã hội của đất nước là vấn đề cấp bách đặt ra. Đó chính là điều kiện cơ bản để doanh nhân phát triển tài năng và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, tiền đề quan trọng của sự hình thành đội ngũ doanh nhân văn hóa.

Mô thức xã hội kinh doanh với bộ ba yếu tố như trên nhìn từ góc độ văn hóa là một trình độ phát triển cao của xã hội và con người, là một sự thăng hoa của văn hóa vào đời sống kinh tế xã hội trong thời đại mới hiện nay.

Để xây dựng môi trường văn hóa của doanh nhân văn hóa ngoài sự hình thành mô thức xã hội kinh tế cầnphải làm một cuộc “cách mạng văn hóa” trong tư duy, trong nhận thức của xã hội, chuyển đổi giá trị, bù đắp những thiếu hụt và loại bỏ những yếu tố bảo thủ lạc hậu trong nền văn hóa cổ truyền của chúng ta.

Chuyển đổi giá trị làm mới, mở rộng nội dung các giá trị cũ, hướng các giá trị cũ vào nhiệm vụ mới của dân tộc. Chẳng hạn tinh thần yêu nước, chiến đấu vì độc lập dân tộc “không có gì quý hơn độc lập tự do’ trước đây, ngày nay phải biến thành tích tinh thần phấn đấu cho cuộc sống “phồn vinh và có chất lượng” hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh’. Muốn chuyển đổi phải có cơ chế kết hợp với lợi ích của dân tộc với lợi ích của cá nhân: lợi ích của độc lập dân tộcphải được gắn với lợi ích “tự do, hạnh phúc” của nhân dân, lợi ích của CNH - HĐH đất nước phải được gắn với lợi ích vật chất, tinh thần của mỗi cá nhân. Có như vậy mới làm cho tinh thần yêu nước tiềm ẩn ở mỗi người dân (trong đó có các doanh nhân) được bộc lộra trong cuộc sống hàng ngày, giống như người Nhật Bản đã hết lòng trung thành với Nhật hoàng trong chiến tranh thành tinh thần trung thành với Công ty, Xí nghiệp, cơ quan mỗi nơi người dân làm việc. Chuyển đổi còn là sự giáo dục cho mỗi người dân Việt Nam ý thức được cái nhục của sự nghèo nàn, nghèo hènnhư cái nhục của mất nước trước đây để có ý chí, có khát vọng và phẩm giá làm người mà phấn đấu cho sự phồn vinh của đất nước. Hiện nayđang có tình trạng chúng ta vẫn “hớn hở” mỗi khiđược thiên hạ tài trợ ODA giống như thời chiến tranh, cắp cặp đi xin viện trợ,nhưng không thấy được thái độ khinh thường của những người tài trợ cho chúng ta như thế nào? Hơn nữ, một số người thiếu ý thức trong tự trong dân tộc khi sử dụng vốn ODA một cách tội lỗi (ăn chơitrác táng, tham nhũng tran lan như trường hợp PMU 18 là một điển hình0 đó là nỗi điểm nhục của của dân tộc. Tại sao có tình trạng ấy? Bởi hàng loạt nguyên nhân, trong đó có sự thiếu giáo dụcý thức tự trọng dân tộc, tự trọng cá nhân.

Bù đắp sự thiếu hụt giá trị văn hóa, do sự chuyển đổi môi trường văn hóa từ xã hội cổ truyền: nông dân - nông thôn - nông nghiệp sang môi trường văn hóa của xã hội hiện đại: CNH - HĐH - thị trường hóa. Môi trường văn hóa cũ của nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp thiếu hụt nhiều giá trị khoa học, công nghệ, kinh tế thị trường và sáng tạo cá nhân. Trong môi trường kinh tế khép kín nơi làng xã người ta coi thường kinh doanh buôn bán, bẳng giá trị của nó là nhất sỹ, nhì nông, tam công, tứ cổ.Người buôn bán kinh doanh bị coi thường, coi khinh “ thật thà như thể con buôn”, ngày nay vào kinh tế thị trường chúng ta cần phải tôn vinh người kinh doanh buôn bán. Ngày xưa tầng lớp “sỹ” được tôn vinh caonhất, bởi chỉ có đi học thì để ra làm quan mới thay đổi thân phận nông dân của họ. Ngày nay đi học không chỉ ra làm quan mà còn học để kinh doanh buôn bán, cũng để thay đổi thân phận nhưng còn làm giàu cho đất nước. Thậm chí phẩm giá của người kinh doanh, buôn bán làm giàu cho mình và cho xã hội còn cao hơn phẩm giá của kẻ làm quan. Bởi làm quan thực chất là lợi dụng quyền lực để bóc lột và tham nhũng, còn kinh doanh, buôn bán là góp phần phát triển đất nước và hưởng thành quả lao động chính đáng của mình dù có cao hơn người bình thường. Đồng thời, phải khẳng định giá trị của doanh nhân trong giai đoạn xây dựng đất nước, phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Nếu trước đây trong cuộc chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc, vai trò của các tướng lĩnh quyết định thắng lợi trên chiến trường thì ngày nay trên thương trường vai trò quyết định phần thắng thuộc về doanh nhân. Nước Nhật ngày nay lấy thương hiệu của các doanh nhân làm thương hiệu của đất nước, niềm tự hào của dân tộc. Do vậy, sự bù đắp thiếu hụt các giá trị của văn hóa cổ truyền bằng những giá trị mới là hết sức cần thiết.

Xóa bỏ những yếu tố bảo thủ và lạc hậu của môi trường văn hóa cổ truyền cũng là một giải pháp quan trọng. Môi trường văn hóa của chúng ta còn rất nhiều yếu tố bảo thủ, lạc hậu đang cản trở sự phát triển của xã hội hiện đại. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu hai yếu lố cơ bản nhất.

Một là,quá đề cao các yếu tố tinh thần, đạo lý chungchung xa rời thực tiễn đời sống xã hội. Hơn nữa có sự tự huyễn hoặc một cách cao ngạo, giống như mấy vị đại thần triều Nguyễn trước sự xâm lược của người Pháp. Họ cho rằng, chúng ta là người có đạo lý thánh hiền, còn người Pháp là bọn lang sa "mắt xanh, mũi lõ” vô đạo chỉ loè ta bằng tầu thiếc, tàu đồng chứ không thể làm gì được ta. Nhưng thực tế đã diễn ra như mọi người đều biết. Chúng tôi rất tâm đắc với Nểu, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ, khi ông phê phán thái độ kiêu ngạo đó: "Tôi không nghi ngờ rằng những mặt linh thần là cái quan trọng nhất, đặc biệt là cái đạo đức. Nhưng lôi rất ngạc nhiên với cái lối tự cho mình cao hơn người khác về mặt tinh thần chính là sựchạy trốn trước thực tại thấp hèn về kính tế, vật chất và khoa học tự nhiên".

Hai làviệc quá đề cao cộng đồng, coi thường cá nhân (sáng kiến cá nhân, giá trị cá nhân). Môi trường văn hóa nông dân - nông thôn - nông nghiệp đã tuyệt đối hóa cộng đồng và coi thường cá nhân, cá nhân như một vật vô hình bám vào cuống nhau của cộng đồng. Lịch sử dân tộc có những bài học để đời khi thiếu tôn trọng sáng kiến cá nhân: đó là những sáng kiến canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ vào nửa cuối thế kỷ XIX và khoán đến hộ trong nông nghiệp (thực chất xóa bỏ hợp lác xã) của Kim Ngọc cuối những năm 60 của thế ký trước. Do vậy, cần phải đề cao sự sáng tạo cá nhân, kết hợp sức mạnh cá nhân với sức mạnh cộng đồng, như An-be Anh-stanh đã nhận định chỉ cá nhân đơn lẻ mới có thể tư duy và qua đó tạo ra giá trị mới cho xã hội... cũng như vậy, một cá thể đơn lẻ sẽ không thể phát triển nếu thiếu mảnh đất dinh dưỡng của cộng đồng. Điều đó đòi hỏi sự giải phóng cá nhân, bảo đảm tự do cá nhân gắn với dân chủ trong đời sống kinh tế - xã hội. Dân chủ, tự do trong kinh tế trước hết phải tôn trọng "Tài quyền (quyền sở hữu)" của mỗi cá nhân (HồChíMinh). Liệu chúng ta có thể trở về tư tưởng Hồ Chí Minh trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm 1946, với Điều 12 công nhận "Quyền tư hữu của công dân" đượckhông? Bởi con người muốn phát triển tự do thì phải được làm chủ và thực thi quyền làm chủ. Mỗi cá nhân sở hữu một cái gì đó, chính là cơ sở cho giá trị cá nhân Doanh nhân chỉ thấy được giá trị của mình khi được làm chủ tài sản của mình và được luật pháp bảo vệ. Có như vậy mới có tự do sáng tạo, phát triển tài năng và nhân cách của mỗi doanh nhân và đội ngũ doanh nhân văn hóa.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công bằng với doanh nhân

    11/10/2018Tô PhánAi cũng cần có sự công bằng, doanh nhân cũng vậy. Công bằng với doanh nhân trước hết là thái độ công bằng của Nhà nước, của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các nhà báo và của toàn xã hội khi đánh giá đúng – sai, cái hay và chưa hay. ..
  • Doanh nhân, anh là ai?

    13/10/2016Nguyễn Đức ThạcDoanh nhân - nhà doanh nghiệp anh là ai? Đây là một câu hỏi lớn đặt ra cho tư duy học thuật, phản ánh những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội đang vận động, biến đổi phức tạp, đan xen những cơ hội và thách thức...
  • Trạng thái bình thường của doanh nhân

    13/10/2016Nguyễn Trần BạtCho đến nay chúng ta vẫn chưa có một đội ngũ doanh nhân theo đúng nghĩa, nhưng dư luận xã hội mong muốn xây dựng đội ngũ doanh nhân với hai phẩm chất cơ bản là Tâm và Tài, thậm chí còn cho rằng sự kết hợp giữa Tâm và Tài đã tạo ra một bản sắc riêng cho doanh nhân Việt Nam...
  • Doanh nhân dưới lăng kính văn hóa

    18/05/2015Nguyễn Trần BạtKhi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được trọng vọng trong xã hội, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại cần được xác lập...
  • Ba yếu tố làm nên thành công của doanh nhân

    29/07/2005Nguyễn Trần Bạt“Tôi nhận ra rất sớm là kiểu gì cũng phải có học vấn và kiên quyết bắt đầu từ việc trang bị kiến thức cho mình”. Cũng thật thẳng thắn khi anh Bạt nói rằng: “Tôi thông minh và hiểu biết hơn nhiều người. Chuyên ngành học chính của tôi là cầu đường - trường đại học xây dựng nhưng 20 tuổi, tôi đã nghiên cứu rất sâu chủ nghĩa Marx và hiểu biết thật sự trong nhiều lĩnh vực kinh tế, triết học, âm nhạc rồi tốt nghiệp cả đại học ngữ văn tại chức…”.
  • Nhàn đàm về Chữ nhân và doanh nhân

    04/03/2006Hoàng LêChữ Nhân: thêm ngã thành nhẫn, thay sắc thành nhấn, dấu nặng thành nhận. Thế là đã có bốn chữ khác nhau cùng một gốc. Ngẫm một chút, thấy mấy chữ này thật quý, thật hay, không chỉ doanh nhân mà mỗi chúng ta đều nên chú trọng...
  • Bàn về “văn hóa doanh nhân”

    03/01/2006Dương Trung QuốcNói đến “Văn hóa doanh nhân” hay “Văn hóa doanh nghiệp” chúng ta rất dễ sa vào một xu thế đang thời thượng là dường như toàn xã hội đang đi tìm cái căn cước văn hoá của mình. Đã có văn hoá ẩm thực, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị... nay lại có văn hóa doanh nhân...
  • Nhân – Trí – Dũng của doanh nhân

    15/10/2005TS. Lê Đăng DoanhDoanh nhân bước chân vào con đường kinh doanh tất nhiên là để làm giàu, đồng vốn của mình sinh sôi nảy nở. Nhưng để trở thành lực lượng đi đầu làm cho “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh”, tầng lớp doanh nhân phải hội đủ ba yếu tố: nhân – trí – dũng...
  • Tiêu chuẩn doanh nhân theo quan niệm Phương Đông

    27/07/2005Vũ Quốc TuấnTại nhiều nước trên thế giới, đã hình thành những tiêu chuẩn người lãnh đạo doanh nghiệp.
    Đối với nước ta hiện nay, có thể nói chúng ta đang thiếu những doanh nhân thực thụ. Nhiệm vụ cấp bách là phải từng bước hình thành một tầng lớp doanh nhân có tri thức, đủ tầm cỡ trong kinh doanh trong nước và vươn ra thế giới.
  • Doanh nghiệp, doanh nhân - Đôi điều trăn trở

    22/07/2005Nguyễn Trần KhanhBài viết này nêu một số suy nghĩ về doanh nhân, doanh nghiệp và các mối quan hệ giữa doanh nhân, doanh nghiệp với Nhà nước, với giới tài chính - ngân hàng và với giới khoa học - công nghệ.
  • xem toàn bộ