Văn học nghệ thuật: đi con đường thị trường
Tích cực mở cửa và hỗ trợ cho các phẩm bên ngoài vào, cho tác phẩm bên trong ra ngoài tức là đã làm không khí sinh hoạt văn chương trong nước sinh động lên và nhờ đó những tác phẩm có giá trị sẽ xuất hiện...
Như thế, hội nhập, quá trình "bơi" trong biển lớn đưa chúng ta không chỉ đến vị thế về kinh tế, chính trị mà cả vị thế về văn học nghệ thuật.
Ngược lại, nếu không có một nền văn nghệ cởi mở và đủ mạnh thì nguy cơ xã hội giàu lên mà lại tái thuộc địa hóa về văn hóa rất dễ xảy ra.
Không còn phải bàn cãi gì nữa tất cả chúng ta từ chính trị, kinh tế đến các quan hệ xã hội đang biến chuyển mạnh mẽ để phù hợp với thời cơ mới của đất nước, thời Việt
Có ý kiến cho rằng nên xóa hoàn toàn chế độ bao cấp của nhà nước đối với các cơ quan hành chính của văn hóa văn nghệ. Bởi vì, sự trì trệ, quan liêu của các bộ máy hành chính ấy với các quy chế cũ kỹ (từ phong danh hiệu, trợ cấp kinh phí đến thang giá trị về sản phẩm) đã ngáng trở lớn sức sáng tạo thực sự của giới văn nghệ. Những thứ thiếu giá trị nếu được tôn phong sẽ làm lệch lạc mỹ cảm của cả tác giả lẫn người thưởng thức. Và sự lệch lạc ấy đã khiến cho những tác phẩm ít giá trị cứ tiếp tục ra đời để rồi sau đó xếp... kho.
Khi xóa bỏ bao cấp, mọi người bình đẳng trước đánh giá của xã hội không qua trung gian sẽ nhanh chóng phân định thật giả, đẳng cấp. Bỏ bao cấp không có nghĩa là nhà nước không bảo hộ, bảo trợ, tài trợ cho văn nghệ mà ngược lại sự bảo hộ, bảo trợ, tài trợ đó có thể tăng mạnh hơn nhưng cũng theo con đường kinh tế thị trường với một hệ thống quản trị theo cách mới. (Có thể trong giai đoạn quá độ vẫn giữ các hội đoàn như hiện nay nhưng phải làm việc theo tư duy mới -mới thực sự chứ không chỉ hô khẩu hiệu).
Trước hết đội ngũ những người làm quản trị sẽ hiểu rằng cơ chế xin-cho như hiện nay rất dễ đem lại những sản phẩm vừa lòng người cho chứ không phải là những sản phẩm có giá trị đích thực.
Để có cơ sở đánh giá các chuẩn mực thì ở các nước tiên tiến người ta thường làm theo cách thị trường, nghĩa là:
1/ Lấy ý kiến bình chọn của độc giả, khán giả.
2/ Bình chọn của giới chuyên môn cao.
3/ Giới thiệu (rộng rãi trên các kênh truyền thông trong nước và ra nước ngoài).
Các thông số sẽ tự nói lên giá trị của các sản phẩm và lúc đó xã hội tôn vinh và nếu cần thì nhà nước và các tổ chức xã hội sẽ có những kế hoạch đầu tư chiều sâu. Người sáng tạo ở vị thế đó sẽ không mắc vào mặc cảm xin cho. Hoàn toàn tự do trước các suy tư sáng tạo của mình mới hi vọng có tác phẩm đỉnh cao.
Mặc dù vài năm trở lại đây trước những nhu cầu cao của bạn đọc, người thưởng thức và với những bước đi táo bạo của thời kỳ tiền WTO, văn học nghệ thuật đã xuất hiện nhiều sản phẩm chất lượng cao từ bên ngoài vào qua các con đường quốc doanh, tập thể, tư nhân. Những tác phẩm văn học dịch của tác giả: Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Hoa Kỳ... đã làm nức lòng thị trường văn hóa đọc Việt
Cũng như sản phẩm văn nghệ, những người làm công tác sáng tác văn học nghệ thuật đã tìm đường ra bên ngoài để khám phá những vùng văn hóa mới, thu nạp những giá trị mới, để biết mình biết người. Những chuyến đi như thế có thể là do bao cấp mà có, cũng có những chuyến do tự thân vận động mà thành. Song nhìn chung vẫn có những phức tạp nảy sinh. Không ít những chuyến đi bao cấp chỉ dành cho những người trong hội đoàn, hoặc do thân cận với các nhân vật có thế lực. Và cũng không ít những chuyến tự thân vận động đã rơi vào tình cảnh "du lịch ba lô", "cưỡi ngựa xem hoa". Tất nhiên, bên cạnh đó cũng không ít chuyến đã đem lại kết quả thực sự cho khám phá, học hỏi và nâng cao vị thế văn hóa Việt.
Mỗi cá thể sáng tạo phải tự thân vận động, vừa vươn mình tới trình độ quốc tế. Trong tác phẩm phải vừa có tầm của mình vừa phải tìm đường ra không chỉ với bạn đọc trong nước mà phải với tới các NXB nước ngoài, nghĩa là tới bạn đọc nước ngoài. "Linh Sơn" (Cao Hành Kiện) là tác phẩm viết bằng tiếng Hoa và đoạt giải Nobel một phần và trước hết là được dịch ra tiếng Pháp (1 trong ba ngôn ngữ mạnh: Pháp - Anh- Tây ban Nha) và lọt vào "con mắt xanh" của những người có khả năng giới thiệu với Ủy ban đề cử giải. "Linh Sơn" không phải là tác phẩm được cộng đồng người Hoa tiến cử và cũng không phải là tác phẩm gây được chú ý lớn cho người đọc trong cộng đồng nói và đọc tiếng Hoa. (Song trường hợp như "Linh Sơn" là hy hữu).
Điều tốt hơn cho những tác phẩm nghệ thuật được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng hay vượt ra khỏi biên giới, sánh vai với toàn cầu thì sự quảng bá của tập thể, của cộng đồng thông qua hội đoàn (vẫn còn giữ trong thời kỳ quá độ của hội nhập) là rất cần thiết và nó phải là nhiệm vụ quan trọng số 1 của Hội đoàn.
1. Chuyện hội đoàn: Không thể phủ nhận những hoạt động của các hội đoàn nhưng hầu như tác động của công tác hội đến với hội viên vẫn không được là bao. Hàng năm, ai biết có đầu tư tài trợ sáng tác thì làm đơn. Ai làm đơn thì mới được xét. Cách làm đó khiến cho hội viên phải gánh chịu mặc cảm đi xin. Ngoài ra, và quan trọng hơn là việc thẩm định giá trị tác phẩm, bảo vệ được tác giả, giới thiệu được những tác phẩm và tác giả xứng đáng ra nước ngoài. 2. Chuyện giải thưởng: Hội đoàn có giải thưởng thường niên. Nhưng gần đây giải thưởng của các hội đoàn nhiều điều tiếng. Nguyên nhân vẫn là thang giá trị không chuẩn, quy chế giải thưởng chưa rõ ràng... 3. Nhà nước đặt hàng:Đó là một khích lệ cao nhất cho sáng tạo. Nhưng đánh giá sản phẩm là khâu quan trọng số 1 cho giá trị sáng tạo. Nếu đánh giá sai, đánh giá băng thang giá trị đã lỗi thời, thiển cận và đẳng cấp thấp cũng làm cho sáng tạo chỉ mang tính nội địa khó có thể hội nhập với thế giới hôm nay. 4. Văn nghệ sĩ: trong thời hội nhập dù có bảo thủ đến mấy cũng thấy bước vào sân chơi toàn cầu không chỉ có những người làm kinh tế. Muốn tác phẩm nghệ thuật có giá trị, có đẳng cấp cao không thể không trau dồi nghề nghiệp, tăng cường văn hoá nền. Dù văn học nghệ thuật có tính đặc thù nhưng nếu văn nghệ sĩ không đủ khả năng chuyên nghiệp như mọi ngành mọi giới khác thì sẽ có thể chỉ đưa ra được những câu chuyện lạc hậu... Năm mới, DĐDN, nơi luôn yêu mến, ngưỡng mộ văn nghệ sĩ và những sáng tạo nghệ thuật có đôi điều tâm sự kể trên, kính chúc các nhà văn, nhà thơ một năm "dồi dào chưởng lực" làm ra nhiều tác phẩm mới. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng