Nam đã và đang hiện đại hóa, nên văn học Việt Nam không thể dẫm chân mãi trong vũng cổ truyền mà không hiện đại hóa. Và, thực tế, hơn một thế kỷ qua, nó cũng đã và đang hiện đại hóa..."/>Nam đã và đang hiện đại hóa, nên văn học Việt Nam không thể dẫm chân mãi trong vũng cổ truyền mà không hiện đại hóa. Và, thực tế, hơn một thế kỷ qua, nó cũng đã và đang hiện đại hóa..."/>

Đặc điểm phê bình văn học Việt Nam - nhìn từ gốc độ tiếp nhận

12:00 SA @ Thứ Bảy - 18 Tháng Mười Một, 2006

1. Đuổi bắt thế giới

Có thể nói, từ những thập niên đầu thề kỷ XX, xã hội Việt Nam mới thực sự tham dự vào cuộc hành trình rời quỹ đạo khu vực để gia nhập quỹ đạo thế giới. Hành trình hiện đại hoánày, trước 1945, hầu như trùng khít với phương Tây hóa. Bởi, thế giới hiện đại trong mắt người Việt Nam bấy giờ chỉ là phương Tây. Còn sau 1975, chúng ta đã có những nẻo khác, như Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước Đông Nam Á, nhưng, theo tôi, con đường chính vẫn là phương Tây, còn các nước kia chỉ nên coi là những đồng hành sau trước.

Xã hội Việt Nam đã và đang hiện đại hóa, nên văn học Việt Nam không thể dẫm chân mãi trong vũng cổ truyền mà không hiện đại hóa. Và, thực tế, hơn một thế kỷ qua, nó cũng đã và đang hiện đại hóa. Từ một văn học trung đại mang đậm chất Nho giáo coi văn học trước hết là con thuyền và cỗ xe chở đạo đến văn học hiện đại coi văn học nơi để khám phá cái đẹp, nơi mang lại những cảm xúc thẩm mỹ. Từ một văn học coi cái đẹp chỉ là cất thần, nên văn chương chuyên chú vào tả thần,đến một văn học đã mở rộng nội hàm cái đẹp sang cả cái thực, nên từ đó mới có thêm dòng văn chương tả thực.Từ một văn học văn thơ phụ lụcphần nhiều vay mượn từ khuôn mẫu Trung Hoa đến mộtvăn học thế giới có những thể loại, như Thơ Mới, tiểu thuyết hiện đại, kịch nói và cả phê bình văn học nữa...

Nói "cả phê bình văn học nữa", là tôi muốn ngụ rằng phê bình văn học ở Việt Nam xét như một hoạt động chuyên ngành là một thể loại trước đây chưa từng có. Nó hoàn toàn là con đẻ của sự hiện đại hóa văn học thế kỷ XX. Trong tiến trình hiện đại hóa, phê bình văn học Việt Nam đã trưởng thành băng việc tiếp thu, tự giác hoặc không tự giác, cái tư tưởng phê bình của văn học phương Tây được kết tinh trong lý thuyết và được cụ thể hóa trong phương pháp.

Phê điểm văn học trung đại Việt Nam hầu như chưa có phương pháp, tuy nhiên nếu có gắng gạn lại để khái quát thì có thể gọi đó là phương pháp cổ điểncó tính chất chủ quanvà giáo điều.Và chính phương pháp này lại hiện hình rõ rệt hơn ở giai đoạn hình thành của phê bình văn học Việt Nam với nhưng cây bút như Phạm Quỳnh, PhanKhôi...trên báo chí. Thậm chí phương pháp cổ điển vẫn còn ảnh hưởng đến cả Thiếu Sơn, nhà phê bình văn học chuyên nghiệp đầu tiên của lối phê bình phương Tây hiện đại với tác phẩm Phê bìnhvà Cảo luận(1933), đặc biệt là tính chất giáo điều. Phương pháp cổ điển của lối phê điểm trung đại đặc biệt là tính chất chủ quan còn ảnh hưởng lớn đến phương pháp ấn tượng mà đại diện đầu tiên và duy nhất của nó là Hoài Thanh với Thi nhân Việt Nam (1942).

Trở lại với cuốn sách đầu tiên của phê bình văn học Việt Nam, thiên Phêbình và Cảo luận,của Thiếu Sơn.Tác phẩm này đã đặt nền móng cho lối tiếp cận khoa học khách quan hoàn toàn mới mẻ được thể hiện ởnhiều phương pháp khác nhau. Trước hết phải kể đến phương pháp tiểu sử do Trần Thanh Mai khởi xướng và đại diện với công trình HànMặcTử (1941).Sau đó là một nhân vật quyết liệt đổi mới khác, kiên quyết kéo phê bình văn học đi theo con đường khoa học khách quan là Trương Tửu. Một mặt, với Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942), ông áp dụng phương pháp văn hóa lịch sử của H.Taine và một vài thủ pháp phân tâm của S.Freud, mặt khác với Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ(1945), ông áp dụng phương pháp macxít,một nhánh tả của xã hội học, được khởi xướng từ những năm 30 với Hải Triều.

Sau 1945, phương pháp (xãhội học) macxít toàn thắng. Và, trong một thời gian dài, nó trở thành phương pháp độc tôn. Các phương pháp được hình thành (và đã có những thành công lớn) trước 1945 như phương pháp ấn tượng, tiểu sử, văn hóa, lịch sử... không còn tiếp tục phát triển nữa mà vỡ ra thành những yếu tố gia nhập vào phương pháp mácxít. Phưong pháp này, một mặtđã mang lại nhiều thành công cho phê bình văn học Việt Nam, mặt khác, do tự làm nghèo mình đi bởi sự độc tôn, nên vấp phải một số vấn đề nghệ thuật nan giải, như phản ánh luận, nội dung và hình thức... Những phương thuốc bốc cho nó như: nhấn mạnh đặc trưng nghệ thuật của sự phản ánh, đảo lại trật tự các chức năng, đưa ra lý thuyết "phản nghiền"...đều khôngmang lại nhiều kết quả, bởi lẽ đây chỉ là những sửa chữa bộ phận trong một ngôi nhà tổng thể. Phê bình văn học Việt Nam, để thoát khỏi những vấn nạn đó, cần phải được bổ sung thêm những phương pháp khác cập thế giới hơn.

Năm 1986, đổi mới và mở cửa, trước hết, đã “tháo khoán" và khuyến khích những lối tiếp cận từ ngôn ngữ học cấu trúc của F.deSaussure. Đó là phương pháp phong cách học của Phan Ngọc với Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều (1985), phương pháp thi pháp học của Trần Đình Sử trong Thi pháp thơ Tố Hữu… Đồng thời, những cấm kỵ về Freud và phương pháp phân tâm học cũng được dỡ bỏ. Bởi thế, bước đầu đã xuất hiện những công trình đi theo hướng này của Đỗ LaiThúy như Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hoàng Cầm (1997) và Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (1999).

Như vậy, phê bình văn học Việt Nam đã tiếp thu được nhiều phương pháp của thế giới. Nhưng, điều quan trọng hơn là trong một thếé kỷ qua nó đã đi lại, dù không tự giác, đúng cái diễn trình của tư tưởng phê bình văn học thế giới: đó là hành trình Tácgiả -> tác phẩm-> độcgiả. Chính ở điều này cho ta thấy một cái gì đó như là quy luật (dù là hậu nghiệm): Các văn học dân tộc dù xa cách nhau đến đâu về không gian và thời gian (đều có thể tạo thành bản sắc) thì sớm muộn gì cũng phải đi trên một con đường như nhau. Khác là khác ở cách đi.

2.Trên chuyến tàu tốc hành

Để bắt kịp thế giới, phê bình văn học Việt Nam phải lên chuyến tàu nhanh. Tốc hành, người phải có tốc độ cao, còn bỏ qua nhiều điểm đỗ và rút ngăn thời gian dừng chân ở một cuối chặng đường. Bởi vậy, các phương pháp của phê bình văn học Việt Nam xuất hiện gối tiếp nhau chứ không hẳn nối tiếp nhau như ở phương Tây.

Quả thực, ở phương Tây, phê bình văn học vận hành theo kiểu con lắc. Phương pháp tiểu sử học phát triển hết mức thì ngoài những ưu điểm ra còn bộc lộ cả những khiếm khuyết và để khắc phục chúng thì phương pháp văn hóa lịch sử ra đời và lại phát triển đến hết mức để rồi lại bộc lộkhiếm khuyết. Và đề khắc phục những khiếm khuyết thì phương pháp lịch sử tinh thần nảy sinh... Cứ như vậy, phương pháp này làm tiền đề cho sự ra đời và phát triển của phương pháp kia, nối đuôi nhau để đưa phê bình văn học tiến lên phía trước. Và mỗi một phương pháp đều được triển khai trọn vẹn, hết mình.

Phê bình văn học Việt Nam,ngược lại, do phải dừng đến cây gậy rút đường, nên phương pháp này xuất hiện, chưa trải hết mình thì đã có một phương pháp khác xuất hiện, chồng lên nó và cả hai díu nhau đi như những con sóng gối đầu để đến bờ. Bởi thế, có những khoảng thời gian phê bình văn học Việt Nam cùng xuất hiện và cùng tồn tại (hoặc được sau chút xíu không đáng kể) nhiều phương pháp phê bình. Ví như, chỉ từ 1932 đến 1945 đã lần lượt xuất hiện các phương pháp (chỉ xin kể những cái rõ nét hơn cả), như phê bình phân tâm học với HồXuân Hương thân thể và văn tài (1936)của Nguyễn Văn Hanh, phê bình ấn tượng với Thi nhân Việt Nam (1942) của Hoài Thanh, phê bình tiểu sử với Hàn mặc Tử(1941) của Trần Thanh Mại, phê bình văn hóa - lịch sử với Nguyễn Du và Truyện Kiều (1942)của Trương Tửu, phê bình mác xít với Hải Triều, với Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ của Trương Tửu. Hoặc từ 1985 - 2000: phê bình phong cách học với Tìm hiểu phong cách của Nguyễn Du Truyện Kiều(1985) của Phan Ngọc, phê bình thi pháp học với Thi pháp thơ Tố Hữu(1987) của Trần Đình Sử, phê bình phân tâm học với Đi tìm ẩn ngữ trong thơ Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (1999) của ĐỗLai Thúy...

Do tình trạng nước rút như vậy, nên các phương pháp phê bình văn học Việt Nam không thể không có sự đơn giản hóa.Như đã biết, mỗi một phương pháp phê bình ra đời bao giờ cũng có những cơ sở lý thuyết của nó. Xa thì gần với những tư tưởng triết học nào đó, gần thì gắn với nhưng quan niệm mới về mỹ học, về tác phẩm văn học... Bởi vậy, hiểu được cơ sở này thì mới hiểu sâu được phương pháp để sử dụng nó một cách linh hoạt và sáng tạo. Các nhà phê bình Việt Nam, khi vận dụng một phương pháp nào đó, ít có những trình bày lý thuyết. Họ chỉ đưa ra một vài thuyết minh, nhận xét nặng cảm tính về công việc mình làm. Đặc biệt là các phê bình gia trước 1945. Có thể, trong hoàn cảnh thông thường ngoại ngữ bấy giờ, độc giả không xa lạ với các phương pháp của Sainte-bcuve, Brunetière, Lanson... thậm chí họ còn được học trong nhà trường, nên phần giới thiệu lý thuyết là thừa, cốt yếu là vận dụng thế nào. Bởi thế, không ít người thấy những Thiếu Sơn, Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại, Hoài Thanh không nói gì, nên cứ tưởng rằng họ là những hiện tượng thuần túy Việt Nam, không có dây mỡ rễ má gì với ngoại nhân. Chỉ có Trương Tửu là ngoại lệ. Và sau 1945, một số ít khác như Phan Ngọc, Trần Đình Sử cũng là ngoại lệ. Có lẽ, những phương pháp họ áp dụng đã vượt ra ngoài những tri thức thông thường đương thời của số đông.

Sự không có trình bày lý thuyết dễ dẫn đến một ngộ nhận cái phương pháp cụ thể mà các nhà phê bình Việt Nam dùng đó là toàn bộ phương pháp.Ví như thi pháp học đâu chỉ có như thi pháp học của Trần Đình Sử. Đấy chỉ là một nguồn từ NgaViết, thậm chí chỉ từ một vài nhà nào đó trong cái nguồn này. Bạn đọc cũng nên biết có những nguồn khác của phương Tây. Hoặc phương pháp xã hội học chẳng hạn. Ngoài xã hội học mácxít ra, còn có xã hội học cấu trúc của L.Goldmann, thậm chí trong xã hội học mác xít còn có mácxít của Lukacs,mácxít phương Tây... Nếu hiểu biết kỹ hơn về các phân nhánh này thì độc giả dễ có sự đánh giá đúng đắn, nhất là đối với sự phê bình của phê bình.

Cuối cùng, sự đơn giản hóa còn thể hiện ở chỗ khi vận dụng một phương pháp nhà phê bình dễ lược quy vào một vài công thức nào đó. Ví như, khi vận dụng phân tâm học Freud vào nghiên cứu Hò Xuân Hương, NguyênVăn Hanh chỉ sử dụng công thức dồn nén -> ẩn ức -> thăng hoa. Công thức này về sau đã trở thành chiếc chìa khóa vạn năng dường như mở được vào một tác phẩm có vấn đề tình dục. Tệ hơn, khi đã trở thành khuôn mâu rồi thì người ta lạiláy tác phẩm đề chứng minh công thức. Rồi các công thức khác thi nhau ra đời như phong cáchlà sự chọn lựa,rồi thi pháp học là quan niệmvề con người, không gian nghệ thuật, thờigian nghệ thuật...Thế là sự vận dụng phương pháp từ những thế hệ F2, F3 trở đi đã thành cằn cỗi và sai lạc.Phương pháp mới dẫn đến kết quả cũ khiến người ta dễ hoài nghi cái mới, thật là lợi bát cập hại.

Từ sự đồng tồn hoặc gối tiếp nhau của các phương pháp nói trên dẫn đến hiện tượng xâm nhập lẫn nhau của các phương pháp. Từ đó, phê bình văn học Việt Nam ít có những phương pháp thuần túy, chuyên nhất mà bao giờ cũng có sự pha tạp.. Ví như, phương pháp ấn tượng của HoàiThanh thì cũng không hẳn là ấn tượng chủ nghĩa như của nước ngoài. Nhà văn hiện đạicủa Vũ Ngọc Phan thì là sự tranh chấp giữa phê bình khoa học và phê bình ấn tương, giảng giải, nhận xét vụn vặt. Đến người cực đoan như Trương Tửu, Phan Ngọc mà trong hai

tác phẩm viết về TruyệnKiều của hai ông cũng còn thấy sự không thuần nhất về phương pháp. Trương Tửu thì vừa văn hóa lịch sử vừa phân tâm học, còn Phan Ngọc thì những yếu tố xã hội học cứ đâm chen vào phong cách học. Có thể, hợp lực của phương pháp xã hội học thời kỳ thanh xuân và áp lực của nó thời kỳ độc tôn đã gây ra hiện tượng này. Nhưng cũng có thể do con người trồng trọt trong mới người Việt Nam chúng ta có bản chất đa canh chứ không phải chuyên canh. Bởi thế, phê bình văn học Việt Nam không có những người chuyên trị một phương pháp. Thường thì dễ chuyển từ phương pháp này sang phương pháp khác sau một làn thu hoạch hóa lợi.

3.Chiến lược của kẻ đi chậm

Mặc dù đã truợt đi rất nhanh để đuổi kịp thế giới, nhưng phê bình văn học Việt Nam văn còn tụt hậu một khoảng cách: đó là cái phương pháp tiếp cận tác phẩm từ độc giả, như giải cấu trúc, giải minh họcvà mỹ học tiếp nhận.Việt Nam chưa có nhà phê bình nào sẵn sàng thu lấp khoảng cách này. Là người sẽ còn đi sau thế giới một thời gian dài dài nữa, nên chúng ta cần có một chiến lược củakẻ đi chậm.

Trước hết, hẳn là cái phương châm cổ truyền: chậm mà chắc.Dĩ nhiên, nếu nhanh mà chắc thì còn nói làm gì. Erằng đã chậm mà lại còn không chắc.Tiếp thu các phương pháp của nước ngoài là chúng ta tiếp thu cái ngọn, đánh những quả đã chín sẵn, mà để có những quả phương pháp ấy người ta phải đi từ triết học, mỹ học, lý thuyết văn học, phương pháp phê bình văn học. Nếu chúng ta chỉ hái quả, không biết vun gốc thì sự vận dụng của chúng ta chỉ là những áp dụng máy móc, đơn thuần là thao tác kỹ thuật, không thể có sự sáng tạo. Bởi vậy, nhà phê bình cần phải làm một hành trình ngược lại: phương pháp phê bình văn học -> lý thuyết văn học -> mỹ học -> triết học để thay đổi cái nhìn nghệ thuậtvà cái nhìn thế giớicủa mình. Tôi gọi đó là cuộc hành hương về nguồn. Và sự thành công của một nhà phê bình phụ thuộc vào sức đi xa của anh ta trong chuyến hành hương này.

Sau đó nên biết nhiều dùng một.Không có phương pháp phê bình nào là toàn bích. Mỗi công cụ đều có sở trường và sở đoản.Chính những hạn chế của phương pháp này là điều kiện nảy sinh và tòn tại của phương pháp khác. Đấy là lý do cho sự chung sống hòa bình của nhiều phương pháp phê bình mà không nhất thiết phải loại trừ nhau và càng không thể chỉ có một phương pháp độc tôn. Và đây cũng là lý do để nhà phê bình nên biết nhiều phương pháp không chỉ để dễ tìm ra tiếng nói chung mà để cho chính mình khi sử dụng một phương pháp nào đó. Nếu chuyên canh được một phương pháp thì tốt. Bằng không, khi tiếp xúc với tác phẩm thì tùy theo tính chất của tác phẩm mà chọn lấy một phương pháp thích hợp làm chủđạo, còn lấy một số các phương pháp còn lại làm bổ trợ.

Cuối cùng, đấy cũng là lý do để nhà phê bình có thể tiếp cận tác phẩm theo các hệ thống văn học: Tác giả -> tác phẩm -> người đọc.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • J.P.Sartre và câu hỏi: Văn học là gì?

    01/08/2016Thanh ThảoLà một nhà văn tự do và dấn thân, Sartre đã gắn kết hai khái niệm tưởng chừng mâu thuẫn này vào mục đích sáng tạo của nhà văn, bởi người ta có thể hỏi vặn: tự do đôi khi là từ chối dấn thân, và ngược lại, dấn thân có khi là mất tự do?
  • Nhà thơ trong thiên văn học

    11/10/2006
  • Đến bao giờ - những đỉnh cao văn học?

    20/07/2006Phong LêTác dụng thanh lọc của văn học - nghệ thuật đến từ sự phát hiện và tôn vinh cái Đẹp của cuộc đời, gắn với một giá trị nhân văn, vì hạnh phúc của con người; vì sự giải phóng và phát triển con người. Trong cuộc tìm kiếm ấy, nhà văn như một kẻ tử vì đạo, dũng cảm trong chống trả, đối phó với mọi uy hiếp, đe dọa đến từ các hệ quyền lực và cả với sự không an toàn của xã hội...
  • Về tác phẩm văn học đỉnh cao

    30/06/2006Phạm Tiến DuậtTrong những năm vừa qua, mặc dầu Hội Nhà văn Việt Nam và nhiều tổchức văn học và nghệ thuật khác đã trao giải thưởng văn học thường kỳ, một năm hoặc 5 năm một lần, nhưng hầu như các tác phẩm và tác giả được giải rất mau chìm vào quên lãng. Chúng ta đang thiếu vắng các tác phẩm văn học lớn, có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, những tác phẩm có khả năng rung động hàng triệu người, những tác phẩm có tác động xã hội to lớn, vừa trực tiếp lại vừa lâu bền...
  • Từ góc độ triết học, bàn về một số vấn đề cơ bản của văn học - nghệ thuật phương Tây hiện đại

    16/06/2006Nguyễn Hoàng Tuệ AnhTừ thế kỷ XVII - XVIII những lý tưởng, những chuẩn mực và nguyên tắc của khoa học đã được xác lập trên nền tảng triết học bị thống trị bởi những ý tưởng của chủ nghĩa cơ giới. Từ đó chúng thâm nhập vào mọi lĩnh vực của xã hội. Lý trí được coi là tối thượng. Một quan niệm về chủ nghĩa tiến bộ được chiếu sáng bằng hào quang của lý trí, của trí tuệ và tri thức..
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Cái cần cho văn học trẻ

    08/05/2006Như HàPhải nói ngay rằng, cái cần cho văn học trẻ vừa là một khái niệm, vừa là một câu hỏi khá chung chung. Thế nhưng, tự thân mỗi người cầm bút lại hay đặt ra trong những lúc muốn nhìn lại công việc viết lách của chính mình...
  • Lý luận - phê bình văn học và các “vấn nạn”

    27/03/2006vài năm trở lại đây tình trạng “khủng hoảng” của lý luận - phê bình đang trở thành nỗi trăn trở của nhiều người, nhiều báo chí đã đề cập một cách trực tiếp và về mặt tổ chức, một số hội thảo, hội nghị do Hội Nhà văn, Viện Văn học… đã được tiến hành để mọi người cùng bàn thảo tìm cách tháo gỡ. Các động thái ấy mang lại một niềm tin vì đây chính là thể hiện của ý thức trách nhiệm...
  • Văn hóa trong thế giới văn học số

    27/02/2006Thuỳ DungSản phẩm văn học không chỉ tồn tại dưới hình thức sách báo in mà đã mở sang một hướng mới. Đó là sách báo điện tử. Chính trên mảnh đất này, văn học bắt đầu cựa mình, vươn lên…
  • Trực diện với Văn học Việt Nam thế kỷ XX

    01/12/2005Nguyễn HoàBị hấp dẫn bởi tên gọi Văn học Việt Nam thế kỷ XX, tôi đã đọc cuốn sách với hy vọng được mở mang tầm nhìn, được bổ sung tri thức, được giúp lý giải các hiện tượng, các vấn đề lý luận - thực tiễn của văn chương - văn học dân tộc trong thế kỷ XX. Tiếc thay càng đọc thì nỗi thất vọng lại càng lớn dần...
  • Văn học thời đổi mới

    23/11/2005Lê Quý Kỳ
  • xem toàn bộ