Đáng sợ nhất là những cách nghĩ tưởng như rất có lý

08:12 SA @ Thứ Ba - 12 Tháng Sáu, 2018

Từ câu chuyện nhỏ về mấy thứ rau quả có thể gây ngộ độc...

Trong số những gánh hàng rong bán quanh Hà Nội thì hàng rau vốn có từ lâu đời nhất. Từ sau 1954 lại thêm những chiếc xe đạp đằng sau thồ hai sọt bự chở rau quả cũng len lỏi khắp mọi phố xá, tự chúng đã thành một nét riêng của Hà Nội, làm chứng cho sự có mặt của những người nông dân ở một thành phố có nhiều dây mơ rễ má với nông thôn. Song dăm ba năm gần đây, tự nhiên có chuyện một số hàng rau quả bị phun thuốc sâu quá mức cho phép, ăn vào có thể ngộ độc, nhiều người đâm ngại. Chẳng biết mua cái ăn ở đâu khác, và ham rẻ, người ta vẫn mua, nhưng mang về phải ngâm nước hoặc gọt vỏ mới dám ăn.

Giá kể chuyện xảy ra ở các nước có nền kinh tế phát triển, người ta sẽ có cách đối phó là kiểm tra hàng rồi mới cho mang bán. Nhưng ở ta, cái chuyện rắc rối ấy, ai mà dám nghĩ tới. Cũng chưa ai xác định rằng đây có phải là một thứ tội trạng không và nếu bắt được quả tang người bán thứ hàng độc hại ấy thì sẽ xử ra sao. Rút cục mọi người chỉ đành nhắm mắt cho qua. Người gọi là có trình độ lý luận hơn thì nhấn mạnh:
Căn bản là phải đẩy mạnh công tác giáo dục ý thức tự giác cho nhân dân để bảo vệ sức khỏe chung?

Kể ra cách đặt vấn đề như vậy, cũng đã bắt đầu lần ra đầu mối của mọi hiện tượng gọi là tiêu cực. Tuy nhiên, ở đây tôi muốn đi xa hơn một chút.

… tới những triết lý sống mang màu sắc dân gian

Để sang một bên cái chuyện người dân khi phun thuốc sâu quá độ cho phép vào rau quả không biết là nó có thể gây ra độc hại. Cách biện hộ như vậy quá xa thực tế. Xưa nay, nông thôn ta vẫn có lối thông tin khá tùy tiện mà cũng khá hiệu nghiệm, đó là những lời đồn đại. Nữa là bây giờ, báo đài (radio) sẵn hơn, tivi nhiều hơn, hẳn là nhiều người cũng đã biết rõ hậu quả việc họ đã làm. Thế nhưng tại sao họ cứ tiếp tục? Có thể dự đoán là nếu nghe có lời bàn ra tán vào, người ta sẽ chỉ tặc lưỡi:

Ôi giời! Đau bụng một lúc rồi khỏi. Với lại dân thành phố bây giờ tiền nhiều, lại sẵn thuốc Pháp, thuốc Mỹ, đau mấy rồi họ cũng khỏi. Tạm gọi đấy là một ý nghĩ giản đơn, nông nổi. Song theo tôi tính, sở dĩ những giản đơn nông nổi ấy nảy sinh, vì ở tận bề sâu, cái ý nghĩ người ta để bụng phải là:

Mình thì khổ quá, đã vất vả quá. Còn những người ấy thì sung sướng như giời như bể!

Và để đi tới chỗ tự cho phép mình làm liều mà không cần áy náy, có cái điều người ta không nói ra, nhưng chắc chắn đã nghĩ:
Người khổ có quyền làm bất cứ việc gì miễn là thoát ra khỏi cảnh khổ.

Khi hành động, suy cho cùng, con người ta ít hay nhiều, gián tiếp hay trực tiếp, đều đã bộc lộ một triết lý về hành động. Và không vì triết lý đó còn mang đậm tư duy dân gian, còn ở dạng tự phát (và chắc chắn là không thành hệ thống), mà chúng ta không thử gọi rõ nó ra như thế. Liên hệ việc người nông dân bán cả thứ rau quả có thể gây ngộ độc với vô vàn việc gọi là tiêu cực trước mắt (học sinh quay cóp bài, người qua đường liều lĩnh vượt xe ở những quãng đang có đèn đỏ, kẻ buôn lậu tàng trữ thứ thuốc tiêm chích vốn một lãi trăm lãi ngàn, các nhân viên Nhà nước lợi dụng chức quyền để tham nhũng….), tôi tưởng có thể nói nhiều người đang gặp nhau ở ý nghĩ: thời buổi này, chẳng còn gì để phân biệt là lợi với hại, là việc bị pháp luật nghiêm cấm với việc được phép, cũng chẳng nên nói rằng việc này hợp, còn việc kia trái đạo lý. Trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân - ở một số người, nó được xem như sự định hướng duy nhất, như động cơ chi phối mọi hành động - con người ta chỉ còn một "triết lý" đơn giản: “Chỉ có những việc chưa làm được, chứ không có việc không được làm". Một "triết lý" tùy tiện về nguyên tắc, có thể mở đường cho mọi tội lỗi, cố nhiên.

Triết lý tự phát

Theo cách hiểu thông thường, văn hóa chẳng qua chỉ là những gì thuộc về sinh hoạt tinh thần như báo, đài, phim ảnh, cùng các hoạt động vui chơi giải trí. Nhưng văn hóa theo nghĩa rộng thì bao trùm mọi lĩnh vực sinh hoạt. Nó liên quan đến cách sống cách tồn tại độc đáo của cả cộng đồng, nó là những ý tưởng toát ra từ cả những chuyện cụ thể như ăn mặc, sinh hoạt, hội hè... cho đến những chuyện trừu tượng như quan niệm về nhân sinh và vũ trụ, cách hiểu về mối quan hệ giữa thế giới đang sống và thế giới bên kia, về thời gian, về lịch sử… Theo nghĩa ấy mà xét, một triết lý sống ở dạng tự phát, đại loại "chỉ có những việc chưa làm được, chứ không có những việc không được làm" cho thấy một cách hiểu về quyền hành động của mỗi con người, và mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, do đó, nó cũng thuộc về những tầng văn hóa được hình thành và di truyền một cách vô thức (ở đây là văn hóa chung sống). Bền vững và ổn định trong thời gian, nó nằm sâu trong tâm linh để chi phối mọi hành động của cá nhân. Nói cách khác, những biểu hiện tản mạn rời rạc hàng ngày sẽ không thể biến đổi tận gốc chừng nào người ta chưa nhận chân ra những căn nguyên văn hóa đứng đằng sau và có đối sách thích hợp.

Liệu có rơi vào suy diễn quá xa, khi thử nêu nhận xét như trên? Tôi hiểu, khi phân tích những rắc rối trong làm ăn buôn bán hay thực thi pháp luật trên phạm vi toàn xã hội, người ta thường không dành cho các nhân tố lịch sử - văn hóa một vai trò nào đó. Khi bàn về công cuộc phát triển nhiều người tin chắc như đinh đóng cột rằng "So với nước người, ta có thể còn non kém về kinh tế chứ nhất định không có chuyện người dân ta chưa trưởng thành về văn hóa", lại càng không ai muốn tin rằng trong những năm gần đây, cái nền móng văn hóa ở mỗi người bình thường lại bị xói mòn đến mức đáng lo ngại. Tóm lại văn hóa không được nhìn nhận như một cái gì đứng sau tất cả, lại càng không mấy ai quan niệm rằng ở đó có thể tích tụ cả những độc tố, thường xuyên gây tác hại. Trong khi ấy, những diễn biến của đời sống trước mắt có lẽ đang yêu cầu một cách nghĩ khác.

Nói một chuyện cấp bách: Nếu không tìm cho ra những căn nguyên văn hóa đứng sau những hiện tượng tiêu cực đang là những ung nhọt nhức nhối trên cơ thể cả xã hội, thì cuộc đấu tranh ở đây sẽ chẳng khác là bao so với chuyện chặt đầu tên giặc Phạm Nhan ngày xưa: cứ đầu này bị chặt, đầu khác lại mọc.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21

    09/05/2008Phong DoanhĐây là lần thứ hai trong cuốn sách nhỏ này tôi lại viết về tre, cây tre Việt Nam. Nói như ai đó, đã ngàn đời nay tre và người là đôi tri kỷ. Tre mọc thành bụi, thành bờ, thành lũy trong mọi làng quê. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "tre xanh" có câu " thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"...
  • Chuyện giả, thật

    22/05/2020Vương Trí NhanKhông khó gì nếu muốn tìm dẫn chứng cho sự phổ biến của cái giả trong xã hội hiện đại. Nhưng tôi nhớ hơn cả tới cái ý khá độc đáo của Ngô Tất Tố, chuyện ông nêu ra làm hiển hiện cái chất giả mà chỉ người Việt mới có. Trên một số báo Thời vụ, ra năm 1938, tác giả Tắt đèn viết: “Đọc báo hàng ngày, thỉnh thoảng lại thấy xã hội Việt Nam sản ra những bọn người giả....
  • “Hội chứng” con tiều

    26/05/2019Kỳ SơnTôi chỉ thấy ở xứ ta, có không ít người mắc bệnh... "hội chứng". Chẳng hạn như trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Gần đây, người ta rộ lên "hội chứng" hậu hiện đại, "hội chứng" hình thức, "hội chứng" tân kỳ...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: nhiều mâu thuẫn, phá hoại, thiếu khiêm nhường

    13/04/2018Vương Trí NhànChẳng có mặt nào của tính cách người Việt lại không có mặt bù lại và không gợi ra ngay tức khắc một bằng chứng ngược lại. Chúng ta đã nói vế tính biếng nhác và sự uể oải của người Việt, nhưng người ta chẳng thấy nơi nào trên thế giới một dân tộc cần cù như vậy...
  • Có phải người Việt thường không triệt để?

    22/08/2017Nhà văn Nguyên NgọcCũng rất cần suy nghĩ về cách tiếp nhận các ảnh hưởng bên ngoài của người Việt, có lẽ càng đặc biệt quan trọng trong thời hội nhập hiện nay. Người Việt tiếp nhận văn hóa Phật giáo rất sớm, thậm chí còn sớm hơn cả Trung Hoa.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giỏi diễn trò, đạo đức giả

    12/06/2016Vương Trí NhànLàm hại cho đạo đức không gì bằng kẻ giả đạo đức. Hương nguyện(3) là kẻ giả đạo đức, ngoài mặt làm ra cái cung kính cẩn nghiêm, mà kỳ thực sẵn sàng hoà đồng văn lưu tục(4), a dua về kẻ hương nhân bỉ tiện. Hương nguyện chính là thày đồ quê biển hiệp(5), không có nghị lực khí khái gì, học đạo thánh hiền mà hình như học đến đâu chỉ làm hại đạo thánh đến đó...
  • Ý thức làm chủ

    02/12/2015Nguyễn Tất ThịnhĐứng trò chuyện cùng với vài người bạn đồng niên, bác tỏ vẻ bức xúc với cách tổ chức mang tính phong trào, xô bồ, về sự thiếu ngay ngắn, trang trọng cần thiết của nhiều người đến dự mittinh. Những cái bắt tay hời hợt, những cử chỉ, dáng người ngả ngốn, những cái ngáp dài, những sự đi lại nhốn nháo, những tiếng điện thoại di động cất lên đây đó...
  • Con người suy thoái?

    28/10/2015Vương Trí NhànĐịnh mệnh của con người là vươn tới tiến bộ; nhưng mọi sự tìm tòi sẽ là vô nghĩa và kết quả sẽ là tai họa nếu vận động đó lại dẫn đến sự suy thoái về nhân cách. Có nghĩa gì một sự tiến bộ kỹ thuật nếu nó giết chết tinh thần?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Hội nhập giữa đời thường

    12/03/2014Vương Trí NhànNhững chuyển biến hôm nay - những biến chuyển mà trong cuộc hội nhập đã diễn ra hai chục năm và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại...
  • Biết mình biết người, tỉnh táo đi tới!

    22/12/2010Vương Trí NhànBắt tay vào cuộc hội nhập là chấp nhận rằng chúng ta sẽ tham gia sân chơi lớn của thế giới. Điều cần thiết lúc này là soát xét lại mình, bàn bạc, học hỏi, rút kinh nghiệm, sẵn sàng làm lại mình nếu cần. Bởi mọi cơ hội chỉ có ý nghĩa khi người ta có một phương sách đúng, một chiến lược đúng để tận dụng được nó...
  • Bệnh họ nhà… Chí?

    23/05/2008Linh LinhNói đến cùn ngang, cùn ngạnh cũng không nên chủ quan mà khẳng định rằng chỉ có độc tôn Chí Phèo, cái cùn của anh Chí một phần do địa vị xã hội thấp kém, bất mãn với cuộc đời và lại thêm chai rượu giúp sức, hậu duệ của anh chàng này chắc chắn không được chân truyền mà địa vị xã hội cao hơn nhiều ấy vậy lại Chí đến mức tai tiếng không thể tượng tượng được...
  • Bệnh ngộ nhận!

    24/05/2007Linh LinhMột chủ đề gặp nhiều câu hỏi lý thuyết mà chưa thể tự giải đáp được. Tại sao con người ta bị bệnh ngộ nhận? Biểu hiện của sự ngộ nhận là gì? Trong những hoàn cảnh khách quan và chủ quan nào người ta dễ ngộ nhận?Và ngộ nhậnrồi thì làm sao? Nói một cách gần sát với y học, căn bệnh này có thể coi như một biến thể của hoang tưởng, với mức độ nhẹ thì khó chấn đoán và phân biệt lợi hại, chỉ khi kết thúc bệnh án mới biết ai là aiđược.
  • Chạy…

    15/05/2007Nguyễn Quang ANgười ta chạyđua, còn chúngta thì chạy chọt. Nếu bắt những "tiếnbộ" mà các ông quankhoe làcó chút xíu phải chạy đua thậtsự, nếu trả lại cho chữ “chạy" cái nghĩa lànhmạnh củanó thì tiếng Việt cảm ơn các quan nhiều,nhiều lắm.
  • Nghĩ & ngẫm từ cá tính dân tộc

    06/04/2007PGS, TS Bùi Xuân ĐỉnhTấm vé thành viên WTO cho thấy đây là lần đầu tiên, nền kinh tế Việt Nam gia nhập kinh tế toàn cầu với tư thế bình đẳng. Như vậy, Việt Nam hiện đã có được những điều kiện cần và đủ cho cuộc vượt biển lớn đang ở phía trước...
  • Thật và giả

    15/03/2007Thu LêTết vừa qua tôi đến chơi nhà một người bạn, nhìn giò phong lan treo bên cửa sổ rất khó nhận ra thật hay giả. Người ta tạo ra những bông hoa giống như hoa giả và làm ra nhiều thứ hoa giả giống như hoa thật...
  • Uốn theo chiều gió

    01/01/1900Linh LinhNgười xưa vẫn dạy: bậc thánh hiền phải biết xử với người đời không có giây phút nào là không ôn hòa trung hậu, muốn như vậy thì phải Hòa nhi bấtđồng (cư xử với người hòa hợp mà không dựa theo quá trớn), Hòa nhi bất lưu(cư xử với người hòanhã mà không a dua), Quần nhi bất phát(liên hợp với mọi người chan hòa mà không vào bè kết phái với ai) nhưng nay làmtheo không dễ dàng bởi số lượng người có thính giác và vị giác nhanh nhạy rất nhiều, mỗi khi gió nổi lên, khả năng xuất hiện phong nhânlà bất khả kháng, lúc ấy thì biết nghe ai? Sư bảo sư phải, vãi bảo vãi hay!
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • Từ cày chìa vôi đến computer

    19/12/2006Đức ÚyHình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” đang mờ dần trong mắt các bạn trẻ. Nhưng cái cày chìa vôi với nghĩa đen là công cụ canh tác cổ xưa nay là công cụ, máy móc, kỹ năng làm việc theo nghĩa bóng hầu như không thay đổi nói gì đến thay thế ở người Việt mình...
  • Cần nghĩ đến một cuộc tự vấn

    08/12/2006Nhà văn Nguyên NgọcMột con người cũng như một dân tộc, trên đường đi tới, cần biết thường xuyên tự nhìn lại mình, tự tìm hiểu chính xác chính mình, để cho cuộc đi tới được vững chắc...
  • “Đồ giả” xa lạ với “văn minh”

    28/10/2006Hạnh My (Hà Nội)Thói quen dùng đồ giả ở nước mình bây giờ dường như lan tỏa từ nông thôn tới thành thị. Từ người sang đến kẻ hèn. Từ ngoài đường len vào mỗi gia đình...
  • Con người và tư tưởng thời bao cấp

    14/09/2006Vương Trí NhànMặt nghệt ra như mất sổ gạo.Một yêu anh có may ô -- Hai yêu anh có cá khô để dành -- Ba yêu rửa mặt bằng khăn--- Bốn yêu anh có cái quần đùi hoa.Những câu ca dao tục ngữấy được dịch hẳn ra tiếng Anh rồiđược kẻ nắn nót cẩn thận trên những bức tường lớn, dưới đó là mấy gian trưng bày các hiện vật theo một cách thức mà trong điều kiện ở Hà Nội này phải gọi là “hoành tráng”...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Diễn đàn: Ta là ai!

    17/08/2006Thu PhươngTự nhận và tự vấn những tật xấu của bản thân không còn là điều xa lạ, và hàng loạt các cuốn sách như "Người Trung Hoa xấu xí" ,"Người Mỹ tự trào", "Những tật xấu của người Nga"… Đó chính là một cách để con người tự vươn lên: Còn ở nước ta thì sao? Chúng ta có những ưu điểm nổi bật gì, những tật xấu gì? Đã khi nào dám khám phá mình, nhìn thẳng vào đó để tu dưỡng?
  • xem toàn bộ