Thật và giả

05:06 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Ba, 2007
Tết vừa qua tôi đến chơi nhà một người bạn, nhìn giò phong lan treo bên cửa sổ rất khó nhận ra thật hay giả. Người ta tạo ra những bông hoa giống như hoa giả và làm ra nhiều thứ hoa giả giống như hoa thật.

Công nghệ trồng hoa và làm hoa giả đã xích lại gần nhau; thật như giả, giả như thật; đó là nghệ thuật làm cho cuộc sống đẹp hơn, phong phú, đa dạng hơn. Nhưng có một loại thật- giả có nguy cơ lẫn lộn rất nguy hiểm, đó là phẩm chất, năng lực của con người.

Một thanh niên dùng bằng giả vẫn được tuyển dụng làm giáo viên và giảng dạy bình thường. Một người chưa tốt nghiệp phổ thông vẫn thi đỗ và học một lúc hai trường đại học. Một quan chức chưa có bằng THCS nhưng đã học và có bằng thạc sỹ….

Việc dùng bằng giả để học lên cao, vào biên chế, làm cán bộ chỉ bị phát hiện vì một lý do “vớ vẩn” nào đó chứ không phải vì kém năng lực. Thời chiến tranh, kẻ địch thường tung bọn gián điệp, biệt kích vào nội bộ ta.

Để che giấu tung tích, bọn chúng được huấn luyện kỹ lưỡng từ văn hóa, nghiệp vụ đến giao tiếp, ứng xử… sao cho giống như “cán bộ” thật. Thế nhưng, vì sự khác nhau về bản chất, bọn chúng đều bị sa lưới.

Vậy, tại sao hiện nay thật - giả lại lẫn lộn dễ như vậy? Theo tôi, ngoài những nguyên nhân chủ quan, cố ý như móc ngoặc, hối lộ, ê kíp… còn do những nguyên nhân khách quan sau đây:

1/ Do cơ chế tuyển chọn chỉ chú ý bằng cấp mà không coi trọng năng lực thực chất. Khi đã vào được cơ quan nhà nước rồi thì mọi chuyện coi như xong, thật - giả bị đánh đồng, vàng thau lẫn lộn, không có cơ sở, tiêu chí để phân biệt (trừ khi bị tố cáo).

2/ Do “tầm thường hóa” công việc, chức trách: có những công việc vô thưởng, vô phạt. Có chị ở cơ quan tôi, nhà cách cơ quan trên 15 km, chị ta không biết đi xe máy nên hằng ngày chồng phải đưa đón. L

úc đầu mọi người tưởng chồng chị ấy không làm gì nhưng thực ra là “chuyên viên chính” của một cơ quan quyền lực cấp tỉnh. Công việc quá nhàn rỗi nên dư thời gian để đưa đón vợ bất cứ lúc nào. Tôi cứ nghĩ giá cơ quan kia không có anh “chuyên viên chính” ấy chắc cũng không ảnh hưởng gì ?

3/ Cơ quan nào cũng kêu thiếu người, cũng đòi được tăng biên chế. Cơ chế cấp ngân sách là khoán chi theo biên chế, do đó biên chế càng tăng thì kinh phí càng lớn.

Chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng cái gọi là “duyệt” cũng theo cảm tính, công việc đó năm người làm cũng được mà hai người làm cũng xong. Chính vì thế hiện nay đa số cơ quan hành chính cán bộ ngồi chơi nhiều hơn làm.

Thế nhưng, giải quyết công việc rất chậm trễ (đóng một con dấu mất 10 ngày). Họ cố tình làm cho công việc của mình quan trọng, khó khăn vất vả, chỉ tội cho người dân dở khóc dở cười vì cái “quan trọng” của những cán bộ kiểu này.

Để phân biệt thật giả không cần phải dựa vào tố cáo, thẩm tra bằng cấp mất nhiều thời gian, tốn kém tiền của mà chính bằng năng lực thực tế của cán bộ, công chức thì biện pháp hữu hiệu nhất là xây dựng định mức công việc thật cụ thể, khoa học, phù hợp với năng lực trình độ (tránh kiểu tuyển nhân viên bán hàng tạp hóa cũng đòi hỏi bằng đại học) thì tình trạng học giả, bằng giả, làm giả sẽ không tồn tại.

Tại sao nhiều người “nợ” bằng vẫn cơ cấu, bố trí công việc ngon lành? Phải chăng công việc đó không cần trình độ, năng lực vẫn làm được nên họ mới chạy cái bằng giả lót vào cho đủ thủ tục? Bằng cấp là thể hiện trình độ, năng lực sao lại có chuyện “nợ nần” như mớ rau, con cá?

Chúng ta hô hào sắp xếp bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế nhưng kết quả hầu như chỉ tách ra rồi lại nhập vào, nhập vào rồi lại tách ra, biên chế ngày càng phình to.

Nguồn:Tiền Phong
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bảy bước tới tha hóa

    16/06/2020Vương Trí NhànKhi một đứa trẻ đánh mất của quý gì đó, người ta phải căn vặn hỏi han xem quá trình đánh mất diễn ra như thế nào bởi nghĩ rằng qua đó, giúp cho nó biết tự giữ gìn của cải và từ nay trở đi không đánh mất nữa. Quá trình tha hoá, quá trình tự đánh mất mình ở chúng ta có chỗ khác. Ai cũng chỉ sống một lần trên đời, cái gì mất đi thì vĩnh viễn không lấy lại được nữa...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: giỏi diễn trò, đạo đức giả

    12/06/2016Vương Trí NhànLàm hại cho đạo đức không gì bằng kẻ giả đạo đức. Hương nguyện(3) là kẻ giả đạo đức, ngoài mặt làm ra cái cung kính cẩn nghiêm, mà kỳ thực sẵn sàng hoà đồng văn lưu tục(4), a dua về kẻ hương nhân bỉ tiện. Hương nguyện chính là thày đồ quê biển hiệp(5), không có nghị lực khí khái gì, học đạo thánh hiền mà hình như học đến đâu chỉ làm hại đạo thánh đến đó...
  • Bắt chước, sáng tạo và… ăn cắp

    22/10/2015Văn Như CươngGiờ tập viết của học sinh lớp một. Cô giáo dặn dò: "Các em hãy nghe kỹ lời cô nói, làm cho đúng những điều cô làm mẫu. Phải bắt chước cơ mà viết cho đúng...". Và bây giờ các em đang tập viết một chữ cái vào vở của mình.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Tiền! đâu là ranh giới giữa sự tha hóa và sức bật?

    24/06/2014Mai LanMột khi cơ chế hoạt động kinh tế - tài chính của nền giáo dục (GD) không minh bạch và thiếu khoa học thì hậu quả nhận được sẽ khôn lường. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, tính công bằng xã hội trong GD bị triệt tiêu và trên hết nó sẽ làm chậm lại sự phát triển của nền GD, dù chúng ta có trong tay hàng núi tiền! – Đó là lời cảnh báo của nhiều nhà nghiên cứu GD...
  • "Đạo phần mềm", Công ty Thương mại số bị khởi kiện

    03/02/2007Ngọc TướcNgày 17/1, TAND TP Hà Nội đã chính thức thụ lý giải quyết vụ kiện vi phạm bản quyền giữa bên nguyên đơn là Công ty cổ phần Phần mềm Hà Nội (Hanoi Software) và bị đơn là Công ty cổ phần Thương mại số (TMS)...
  • "Đạo văn" - Một mất mười ngờ

    06/01/2007Phạm KhảiMấy năm gần đây, không hiểu “giở giời” thế nào, trong giới cầm bút liên tiếp xảy ra các vụ “đạo văn”. Mà toàn động chạm đến những người có… danh. Khi thì vụ một dịch giả có tuổi đạo sách của một vị nguyên là lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam; khi thì vụ cô ca sĩ trẻ mới được công chúng biết tên bỗng chốc quay ra “thuổng” thơ của một cây bút nữ cùng lứa…
  • Sau 'đạo nhạc' lại xuất hiện ‘đạo văn’ !

    03/01/2007Vân PhongNgày 26-10 là tròn 1 năm Việt Nam tham gia công ước Berne, bên cạnh đó là Luật Sở hữu trí tuệ. Thế nhưng vấn nạn “đạo nhạc” khởi điểm (năm ngoái) từ nhạc sĩ B.C với bài “Tình thôi xót xa”, sau đó hàng loạt ca khúc khác được phát hiện gây scandal trở thành hiện tượng không bình thường từ việc “coppy” nhạc nước ngoài xào nấu thành nhạc Việt. Mới đây trên văn đàn lại xôn xao bàn tán chuyện “đạo văn”...
  • Đạo văn

    03/01/2007Nôm na mà nói thì là ăn cắp văn. Như nhà văn Võ Thị Hảo có lần đã lên tiếng : «Truyện của tôi bị ăn cắp trắng trợn (…). Tôi sẽ kiện đến tận cùng (…)», khi tác phẩm Máu của lá của bà bị được chép nguyên xi (chỉ thay đổi tên các nhân vật) in lại trên tờ Văn nghệ, kí Phạm Minh Phong...
  • Đạo tranh, đạo ảnh - chuyện thường ngày ở… nhiều nhà xuất bản

    03/01/2007Mấy ngày gần đây, báo chí lại sôi lên xung quanh sự kiện bức tranh cổ động "Tất cả trẻ em nghèo được học" vi phạm bản quyền. Cụ thể, bức tranh đã được cấu thành từ bức ảnh "Lớp học vùng cao" của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh...
  • Copy và đạo chích

    05/12/2006Phạm Văn TìnhCopy trước hết chỉ là một dạng sao chép đơn thuần. Tuy nhiên, vấn đề là sao chép của ai và thái độ sử đụng việc sao chép đó ra sao. Nếu ta sao chép dữ liệu của ta, hoặc dữ liệu của người khác nhưng được sử dụng trong phạm vi cho phép thì rõ ràng là một việc rất bình thường.
  • Đạo lý và kinh tế

    01/01/1900Hoàng Vân HảiKinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp, làm gia tăng phúc lơi chung của cộng đồng khi vận hành trong cơ chế đạo lý, luân lý dựa trên tình yêu thương con người, tôn trọng con người, tôn trọng con người, bình đẳng, dân chủ, tín nghĩa, thành tâm giữa người với người.
  • Đời và Đạo

    05/12/2005Phương TâmChuyện Chơi Trực tuyến (Game Online) gần đây được báo chí xúm vào hùa nhau râm ran một hồi. Đám nói Đông, một vài kẻ bảo Tây. Ở đây không nói chuyện Đông hay Tây mà nói chuyện quan hệ của cái Đông với cái Tây ấy...
  • xem toàn bộ