Uốn theo chiều gió
Công ước Bern về bản quyền không thể bắt bẻ vì cái tên bài na ná như tuyệt phẩm Cuốn theo chiều giónổi tiếng bởi thiếu mất chữ cái đầu tiên nên đương nhiên đây sẽ hoàn toàn là kiểu gió của ta. Hơn nữa, bản chất của vấn đề theo chiều gióhay lựa gióxoay chiều vốn là một tồn tại xã hội không xa lạ gì với người Việt Nam, chúng ta còn khá nhiều ngạn ngữ, thành ngữ đặc tả hiện tượng này theo mức độ tăng dần và biến chất hẳn: gió chiều nào che chiều nấy, té nướctheo mưa, xoay như chong chóngrồi theo đóm ăntàn, theo voi ăn bã míacho đến lá mặt lá trái, sấp mặt như bàntay... tất cả đều nhằm gán tặng cho cách sống, lối sống, suy nghĩ không có chính kiến lập trường vững vàng, kiên định mà cứ thấy ai mạnh thì ủng hộ hoặc nhắm mắt a dua theo, bất kể đúng sai, chính tà hễ có lợi cho mình là tốt (cái mạnh ở đây không những cần hiểu theo nghĩa mạnh vì gạo, bạo vì tiền mà cái mạnh còn thể hiện ở chức vị quyền lực, bè cánh). Nếu như các nịnh sĩ thời nay gom góp công sức, tích tiểu thành đại lâu lâu mới gặt hái được thành quả, thì những vị phong nhânnày (ấy là cách gọi tắt những người đón chiều gió) có tư duy rất nhạy bén và thực dụng: chỉ lúc nào có lợi và phía nào mang lợi đến họ mới hùa theo, tỏ thái độ nhiệt tình và chần thật tự đáy lòng, còn khi thấy chúng có vị gì thì ngơ ngác con nai vàng, luôn ngạc nhiên với mọi sự kiện với câu cảm thán: ơ, thế à!
Xét về hoàn cảnh xã hội và tự nhiên ngày xưa, có lẽ gió thời ấy trong lành và thiên nhiên hơn nên người ta kể những tích chuyện cười lăn như đẽo cày giữa đường để chỉ những người thiếu hiểu biết, ai nói gì cũng tin đến mức sửa chiếc cày bé bằng cái đũa cả, chuyện cười vui như ông chủ hàng cá tươi treo biển hiệu bị thiên hạ đua nhau bình phẩm góp ý đèn mức dở biển xuống, chuyện cười mỉa là quan phủ nhận tiền hối lộ của cả hai bên đi kiện, đến khi xử án nguyên cáo giơ năm ngón tay ra nhắc (ý là quan đừng quên đã nhận hối lộ 5 lượng rồi), nhưng quan giơ cả hai bàn tay ra giải thích: bên kianó phải bằnghai mày!(ý nói bị cáo đã đút lót gấp đôi nguyên cáo). Qua một số ví dụ, ta vẫn có cảm giác rằng cách đón gió ngày xưa chân chất, thật thà mộc mạc chủ yếu xảy ra và tác động đến nếp sống và thuần phong tập tục xã hội. Còn thời hiện đại bây giờ, khi xã hội đã phát triển thì quan niệm về gió cũng thay đổi theo, biến thiên vô cùng, bởi làn gió thời đại mới chứa hương thơm bách vị, chẳng trách phong nhân nhiều đến mức có thế thành lập Hiệphội đón chiều gióđể cùng chia sẻ kinh nghiệm và tận hưởng lộc đời. Khi nghiệp đón gió trở thành trường phái, lối sống, như một trào lưu xã hội, các phong nhânđua nhau thi thố đến mức cần phải phân loại và chia
Người xưa vẫn dạy: bậc thánh hiền phải biết xử với người đời không có giây phút nào là không ôn hòa trung hậu, muốn như vậy thì phải Hòa nhi bấtđồng (cư xử với người hòa hợp mà không dựa theo quá trớn), Hòa nhi bất lưu(cư xử với người hòanhã mà không a dua), Quần nhi bất phát(liên hợp với mọi người chan hòa mà không vào bè kết phái với ai) nhưng nay làmtheo không dễ dàng bởi số lượng người có thính giác và vị giác nhanh nhạy rất nhiều, mỗi khi gió nổi lên, khả năng xuất hiện phong nhânlà bất khả kháng, lúc ấy thì biết nghe ai? Sư bảo sư phải, vãi bảo vãi hay!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)