Từ cày chìa vôi đến computer

01:52 CH @ Thứ Ba - 19 Tháng Mười Hai, 2006
Hình ảnh “con trâu đi trước cái cày theo sau” đang mờ dần trong mắt các bạn trẻ. Nhưng cái cày chìa vôi với nghĩa đen là công cụ canh tác cổ xưa nay là công cụ, máy móc, kỹ năng làm việc theo nghĩa bóng hầu như không thay đổi nói gì đến thay thế ở người Việt mình.

Nói ngắn gọn, sang thế kỷ 21, không ít người vẫn làm việc, thao tác “chay” hoặc thiếu công cụ, máy móc thô sơ như vài chục năm về trước! Ngay ở tầm quốc gia, dù không thiếu tiền, ngành xăng dầu vẫn dùng máy kiểm tra cổ lỗ sỹ thời Liên Xô nên không thể đo được aceton quá liều lượng cho phép trong xăng...

Không rõ thực hư thế nào, nhưng ông bạn tôi ở ngành Cổ sinh học bảo nhiều GS đại học không biết dùng điện thoại di động, riêng máy vi tính theo một cuộc điều tra có đến 51% cán bộ giảng dạy đại học không sử dụng.

Lười, không có tiền mua hay quen “dạy chay” (đọc - ghi) hay quen xin, được biếu. Một ông trị sự tạp chí đầy ắp thông tin, nhiều cây đa cây đề viết vẫn phải cầu cứu các ông chủ doanh nghiệp mua cho để phát, biếu... Chương trình tin học hóa nơi nơi, cơ quan, xí nghiệp nào cũng san sát máy vi tính nhưng chủ yếu đánh văn bản, chới game và buôn chuyện. Với điện thoại di động cũng vậy!

Những quốc gia giàu có, văn minh phát triển coi chất xám là thứ quý nhất vì sinh lợi nhiều nhất, đất đai chẳng là thứ gì. Ở họ, cái đầu lại nối với computer và nối kết với nhau trong thế giới phẳng thay vì cái đầu của nhiều thanh niên ở xứ ta.

Kể ra cũng thông thái chẳng kém ai nhưng vẫn trơ cái nắm tóc hay trọc nhẵn theo mốt, đã thế khi trang bị “hoành tráng” lại vẫn không nối kết với nhau... trong khi không tiếc tiền thay dàn loa, con xe hay bộ xa lông đang mới cứng để tỏ ra “sành điệu”. Nghèo chơi sang đi một lẽ. Vô lý đùng đùng, giàu lại chơi trội khoe của, sắm ôtô cả triệu đô, đến tỷ phú Mỹ cũng trố mắt.

Thời đại hội nhập, muốn xóa đói giảm nghèo tiến lên thịnh vượng, phải sắm sửa “chăm sóc” công cụ, máy móc, công nghệ, từ cái gọt bút chì, máy tính cá nhân, cờ lê mỏ lết,... đến computer là vì thế.

Cơ bắp (vai u thịt bắp) giỏi lắm, cần cù, lam lũ đến mấy cũng chỉ đủ ăn thôi. Công cụ mới, hiện đại chỉ là đồ trang trí nếu con người không học sử dụng, nâng cao kỹ năng, rèn thói quen mới.

Nguồn:Tiền Phong
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Thói hư tật xấu của người Việt: không ham phiêu lưu, thêm bớt tùy tiện...

    19/12/2015Vương Trí NhànVô luận là vấn đề gì, kẻ sĩ nước ta đều thấy các thánh hiền Trung Quốc giải quyết sẵn cho mình rồi, cái công phu của mình chỉ là thuật lại để thực hành cho xứng đáng chứ không cần phải sửa chữa thêm bớt chút gì...
  • Học tại chức thời @

    30/12/2010Hà ThanhDưới đây là những điều có thật ghi được tại một lớp tại chức mà chính người viết tham dự. Có một thực tế là những lớp học như thế này đang hết sức phổ biến tại các giảng đường đại học, khi mà "căn bệnh" sính bằng cấp vẫn còn tồn tại...
  • “Đồ giả” xa lạ với “văn minh”

    28/10/2006Hạnh My (Hà Nội)Thói quen dùng đồ giả ở nước mình bây giờ dường như lan tỏa từ nông thôn tới thành thị. Từ người sang đến kẻ hèn. Từ ngoài đường len vào mỗi gia đình...
  • Nạn lãng phí!

    03/08/2006Ánh HồngCùng với các tệ nạn khác, nạn lãng phí đã và đang làm băng hoại nhân cách con người Việt Nam, làm kiệt quệ sức lực, tiền của, tài nguyên của đất nước. Tác hại của lãng phí, ai cũng biết, nhung nói và làm từ trên xuống dưới còn thiếu những biện pháp, chế tài cụ thể để chống lãng phí một cách triệt để?
  • Họp “chơi”, làm thật và họp “thật” mà không làm

    01/03/2006Đặng ChuẩnMột anh bạn tôi lần đầu đi Mỹ tham dự một cuộc Hội thảo trở về. Gặp tôi, anh than thở, tham quan đất nước Mỹ thì thích, nhưng công việc chính là hội thảo thì hơi buồn. Mình đọc tham luận mà hình như họ chẳng chú ý nghe...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Nhân nào quả nấy

    04/02/2006Vương Trí NhànNhà phê bình Vương Trí Nhàn thật khéo léo khi chọn hình thức phiếm luận để bàn về văn hóa đương thời. Câu Nhân nào, Quả ấy của người xưa được tác giả khai thác rất đắc. Nó không đơn thuần chỉ là một lời cảnh báo. Nó nhắc ta đọc để nhìn lại mình, nhìn lại hiện tại và nhận lấy trách nhiệm làm chủ nền văn hoá nước nhà...
  • Tiểu luận, nghiên cứu khoa học... bi hài ký

    11/01/2006Đoàn Tất ThảoTiểu luận, nghiên cứu khoa học là những “phạm trù” gắn chặt với sinh viên. Không thể phủ nhận nhiều trường, giảng viên và sinh viên coi đây là một công việc nghiêm túc, nhưng vẫn có những nơi, những người coi đây là một trò vui không hơn...
  • xem toàn bộ