Cũng là một kiểu "chạy án"!

07:41 CH @ Thứ Tư - 06 Tháng Chín, 2006

Dư luận và công luận hiện đang rất bất bình về việc Toà án Nhân dân TP.Hải Phòng - khi xét xử sơ thẩm vụ án chia chác đất ở thị xã Đồ Sơn - đã tuyên một bản án không được dư luận "tâm phục khẩu phục".

Toà chỉ đưa ra mức án "cảnh cáo" và buộc mỗi bị cáo phải nộp 50.000 đồng án phí đối với 3 bị cáo: Vũ Đức Vận - nguyên Bí thư Thị uỷ; Hoàng Anh Hùng - nguyên Chủ tịch UBND thị xã và Lưu Kim Thái - Phó Chủ tịch UBND thị xã Đồ Sơn. Còn đối với bị cáo Chu Minh Tuấn - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.Hải Phòng, mặc dù có trong danh sách của Cơ quan điều tra (Bộ CA) chuyển cho Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố, nhưng đã được cơ quan này "đình chỉ vụ án" (?).

Trước phản ứng gay gắt của dư luận, Viện KSND Tối cao thừa nhận đã "chịu sự tác động của các văn bản của UBND TP.Hải Phòng đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các bị can này...".
Quả thật là khó hiểu.

Một cơ quan pháp luật giữ quyền công tố ở cấp tối cao, lại có thể chịu sự tác động của các văn bản hành chính của địa phương để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo, bỏ lọt tội phạm, làm mất lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của phép nước? Vì lý do gì vậy? Phía UBND TP.Hải Phòng lại ra những 2 văn bản xác nhận quá trình đóng góp và những "thành tích" của các bị cáo để đề nghị VKSND Tối cao xem xét và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các đối tượng này.

Liệu có thể xem đây là một kiểu "chạy án" công khai, lấy danh nghĩa một cơ quan, một tập thể để khỏi mang tiếng "liên đới"?

Một cơ quan hành chính cấp thành phố can thiệp quá sâu vào cơ quan luật pháp và đã làm thay đổi cả kết quả tố tụng như vậy, nhưng khi trả lời phỏng vấn của báo chí, ông Nguyễn Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng - vẫn khẳng định UBND có quyền đề nghị..., còn việc có chấp nhận hay không là quyền của cơ quan pháp luật; mặc dù ông vẫn biết rằng việc xét xử, phán quyết là quyền độc lập của toà án.

Hai cơ quan (Viện KSND Tối cao và UBND TP.Hải Phòng) đã hành xử như vậy thì Toà án Nhân dân TP.Hải Phòng hẳn đã phải "quá tải" bởi sức ép từ nhiều phía và đành phải xét xử theo đường lối "ăn cây nào rào cây ấy" cho xong.

"Lưới trời lồng lộng", có tội thì khó thoát. Ngày 1.9.2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có công văn 1358/TTg gửi Viện KSND Tối cao, Toà án ND Tối cao và Trưởng ban Nội chính T.Ư đề nghị chỉ đạo xét xử phúc thẩm vụ án, bảo đảm khách quan, đúng pháp luật, không để sót, lọt tội phạm...

Nếu các vụ án mà cứ xử theo đề nghị của các lãnh đạo địa phương thì luật pháp đâu còn sự công minh.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Luật sư của Nhà nước và Luật sư của người dân

    07/12/2010Đoàn Tiểu LongTừ trước tới nay, các chuyên gia pháp lý của ta đều nhất trí rằng “bình đẳng trước Toà án” chỉ là một nội dung của quyền “bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp quy định, tuy nhiên trước Toà án các bên chỉ bình đẳng về mặt tố tụng, tức là đưa ra chứng cứ, tài liệu, yêu cầu và tranh luận, chứ không bình đẳng về mọi mặt. Chính đây là điều đáng suy ngẫm...
  • Chống tham nhũng phải từ dân

    06/09/2006Trần Sĩ ChươngQuy hoàn toàn trách nhiệm chữa căn bệnh tham nhũng cho Nhà nước, trông đợi kết quả nhiệm màu từ một số cá nhân lãnh đạo, hoặc từ một số chính sách chống tham nhũng của Nhà nước có phải chăng là một cách đặt vấn đề lạc hướng và xã hội sẽ tiếp tục bị thất vọng?
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Tham nhũng: Cái giá của sự thiếu công khai và minh bạch

    29/07/2006Hữu VinhCuộc chiến chống tham nhũng đã khởi động được một thời gian không còn ngắn. Nhưng dường như, càng phát động "chống” nạn tham nhũng ngày càng tinh vi hơn và những vụ tham nhũng càng lớn hơn. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Uông Chu Lưu đã phải nhìn nhận: "Tham nhũng diễn ra với tính chất và quy mô ngày càng lớn, phạm vi xảy ra với diện rộng và mang tính tổ chức giữa nhiều cá nhân và đơn vị"...
  • Vì sao người dân thờ ơ với pháp luật

    09/07/2006Nguyễn Đức LamỞ Việt Nam hiện nay cùng với việc có những đạo luật làm ra hầu như "nằm phủ bụi" trên giá, nhưng nhiều đạo luật xã hội rất cần thì lại chưa có. Có một thực trạng cần sớm được khắc phục, đó là một bộ phận lớn dân cư hoặc chua biết đến luật, hoặc ác cảm, thờ ơ với luật, với toà án. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
  • Những rắc rối của luật học thời nay

    06/05/2006Phạm Duy NghĩaTan rồi hợp, một giới luật học mới nhen nhúm tái hình thành từ gần ba thập kỷ nay. Chúng ta đã học được gì của tiền nhân và sẽ để lại gì cho hậu thế. Đó là những câu hỏi lớn, chắc sẽ còn day dứt người đương thời và con cháu mai sau. Bài viết góp vài thiển ý nhằm nhìn nhận lại những cột mốc thịnh suy đáng nhớ qua 60 năm luật học Việt Nam và những rắc rối qua luật học thời nay...
  • Tham nhũng: Sự tương tác và cộng hưởng giữa con người và cơ chế

    23/04/2006Lê Đăng DoanhCùng với các vụ tham nhũng lớn đã được phanh phui đang gây ra những bức xúc lớn trong dư luận. Nhưng để chống tham nhũng có hiệu quả, cần tìm hiểu nguyên nhân nào, cơ chế nào đã tạo điều kiện cho bọn tham nhũng hoành hành, chứ không chỉ thỏa mãn và dừng lại ở việc xử lý một số quan chức liên quan. Ta bàn sâu về các biện pháp chống tham nhũng từ cơ chế nhằm góp phần xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch và vững mạnh...
  • "Khuôn mẫu" đáng sợ

    14/04/2006TS Nguyễn Đức MậuMột trong những việc cần làm trong công tác chống tham nhũng là chống cả những khuôn mẫu đáng lo ngại trong khi kiểm điểm cán bộ có vi phạm. Nếu không chống được những khuôn mẫu dù vô tình hay cố ý người ta đã tạo ra để né tránh trách nhiệm, thì việc chống tham nhũng cũng sẽ không có hiệu quả như mong muốn...
  • "Chạy án” và...

    13/04/2006Thanh ThảoNếu có một cuộc thi chạy tầm thế giới, có lẽ một số kha khá quan chức ở ta sẽ tham gia và sẽ có giải. Bởi họ "chạy" giỏi quá, "chạy" bất kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết chính trị và xã hội. Người ta đã nói đến một "công nghệ chạy" ở xứ mình: chạy các cửa, chạy đủ thứ, chạy các kiểu, từ cái nhỏ đến cái lớn, cứ muốn được là phải "chạy"...
  • Chạy án - chạy ai?

    01/04/2006TS Nguyễn Đức MậuTừ chuyện "chạy án" (và cả chạy chức nữa) đặt ra sự suy nghĩ về nó như một tệ nạn trong một hoàn cảnh xã hội cụ thể...
  • Hiểm hoạ của nghịch lý

    02/03/2006TS Nguyễn Đức MậuCó một số quan chức hôm qua xuất hiện ở những nơi sang trọng, xuất hiện trên báo chí và được đánh giá như những cán bộ có nhiều năng lực và mẫu mực, thế nhưng hôm nay lại bị khởi tố, bắt giam vì tham nhũng. Nghịch lý kiểu này mang đầy hiểm hoạ đối với xã hội.
  • Sự im lặng tội lỗi

    27/02/2006Nguyễn Quang VinhLâu nay, hoá ra có nhiều sự kiện xảy ra như một vụ án, một hiện tượng tiêu cực bị phanh phui, một chân dung "sếp" bị vạch mặt... khi báo chí đưa tin, nhiều người, rất nhiều người vẫn thường nói với nhau: "Biết mà, thể nào cũng đến ngày ấy, tôi lạ gì chuyện đó...".
  • Hữu hạn và vô hạn

    15/12/2005Gia Cát"Quyền của Nhà nước là quyền hữu hạn, chỉ được làm những gì pháp luật cho phép, người dân mới có quyền vô hạn - được làm tất cả những gì pháp luật không cấm"...
  • Trước hết phải bịt cửa chạy chức

    09/11/2005Diệp Văn SơnCó lập luận cho rằng bất kể xấu tốt cái gì lặp đi lặp lại với tần suất cao, trở thành tập quán, phong tục thì dù là mỹ tục hay hủ tục đều có thề gọi là văn hoá, cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • Những cái giàu của một nền lập pháp

    02/11/2005Nguyễn Đức LamDịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nền lập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thì ắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy...
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • xem toàn bộ