Những rắc rối của luật học thời nay
Từ năm Ất Dậu 1945 đến năm Ất Dậu 2005, 60 năm đã trôi qua. Tan rồi hợp, một giới luật học mới nhen nhúm tái hình thành từ gần ba thập kỷ nay. Chúng ta đã học được gì của tiền nhân và sẽ để lại gì cho hậu thế. Đó là những câu hỏi lớn, chắc sẽ còn day dứt người đương thời và con cháu mai sau. Bài viết dưới đây góp vài thiển ý nhằm nhìn nhận lại những cột mốc thịnh suy đáng nhớ qua 60 năm luật học Việt
Một thoáng ký ức dân luật thực dân
Trong cuộc ganh tài kinh doanh thời nay, người ta thường bảo "khác biệt hay là chết". Ấy vậy mà giữ lại sự khác biệt ngày càng trở nên rất khó khăn. Khi người Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên hành tinh này, pháp luật của họ ngày càng bành trướng, kể cả về phương Đông. Tư duy pháp lý kiểu Mỹ ẩn chứa dưới những đồng tiền tài trợ, dưới những điều khoản vay, những hiệp định tự do thương mại song và đa phương, chúng đổ bộ vào những xứ sở đang rất ngỡ ngàng với nền kinh tế thị trường.
Luật pháp chỉ sống khi được dung dưỡng trên mảnh đất văn hóa dân tộc, cá tính cái văn hóa đó làm cho pháp luật của người Việt
Thêm nữa, miệng truyền giáo nước lã mà bụng uống đầy rượu vang, thực dân đã mang vào Việt Nam những bộ luật dân sự và thương sự, những hệ thống tòa án chủ yếu để bảo vệ thương nhân và lợi ích của nước Pháp, chứ không hề khuếch trương nền kĩ nghệ của xứ thuộc địa. Một nhóm doanh nhân bản xứ, vừa ngoi ngóp vươn lên trong sự ganh đua chật vật với những nhân người Hoa và nền cai trị keo kiệt của người Pháp, đã không có nhiều cơ hội để làm quen với hội người, hội vốn và Công ty nặc danh, với tự do khế ước và nền tài phán đặc thù cho doanh nhân.
Những người soạn dân luật và thương luật thời nay hầu như không hề tham chiếu Luật dân sự và thương sự giản yếu Nam Kỳ 1883, Bộ luật dân sự Bắc Kỳ 1931, Bộ luật dân sự Trung Kỳ 1926 - 1929, Luật thương mại 1942 của Bảo Đại và Luật thương mại 1972 của Việt Nam Cộng Hòa. Điều này có nhiều nguyên do, một phần bởi người ta cho rằng nến dân luật thực dân được nhập vào như những vật trang trí xa lạ mà không có ảnh hưởng đáng kể đối với xã hội nông dân Việt
Cuộc thử nghiệm Nhà nước quản lý toàn diện
PGS. TS. Phạm Duy Nghĩa - Sinh năm 1965 tại Xuân Trường, Nam Định "... Một dân tộc biết suy tư, mơ ước và hành động để chế ngự đói nghèo và ganh đua với các dân tộc láng giềng là một dân tộc đang sống. Đóng cửa lại, tự cấp tự cung với đồng lúa và lệ làng, tự mãn với sự lạc điệu của riêng mình có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc chúng ta." >> Xem trang tác giả:Phạm Duy Nghĩa |
Gần 3 thập kỷ du nhập, thi hành và liên tục tăng cường hoàn thiện, mô hình Nhà nước quản lý toàn diện đã không giúp cho người dân Việt
Rắc rối trên con đường hướng tới thời đại dân doanh
Thị trường như một con quỷ trong truyện cổ tích, khi đã thoát ra khỏi cổ chai, nó bỗng trở nên hung dữ và rất khó bảo. "Bình ổn" và quản lý thị trường có lẽ dự là ảo tưởng, bởi thị trường là một thứ quyền lực chẳng thua kém gì quyền lực Nhà nước. Quả thật nền kinh tế thị trường đã làm thức giấc nước Việt
Để Nhà nước trở thành một cánh tay nâng đỡ vỗ về dân doanh, rắc rối đầu tiên là phải thay đổi cách nghĩ về quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.Dường như mơ ước quản lý 4.500 doanh nghiệp quốc hữu đã rất khó đối với Nhà nước ta, nay cứ 10 phút trong giờ hành chính lại xuất hiện một doanh nghiệp dân doanh mới ở những đô thị lớn Nhà nước liệu có thể còn quản lý toàn diện trong một viễn cảnh hàng triệu doanh nghiệp dân doanh ganh đua tìm sự thịnh vượng? Câu trả lời phải là tăng cường niềm tin vào thị trường, Nhà nước không thể làm thay công việc của hàng triệu người tiêu dùng thông thái, phản ứng của họ mới là kỷ luật lạnh lùng nhất ép doanh nhân tuân thủ quy luật của cuộc đời.
Rắc rối cũng đã xuất hiện trong cuộc cạnh tranh giữa các địa phương trong chính sách kinh tế. Nay cũng dưới gầm trời này, Bình Dương trở thành những nơi thôi thúc đầu tư trên những vùng sình lầy hoang hóa, còn Nam Định đắm mình với những ký ức Thành Nam mà đội sổ trong danh sách xếp hạng các khu vực thân thiện với kinh doanh. Gần đây, cùng với 33 tỉnh thành bị nhắc nhở, Nghệ An lại "tăng thu ngân sách mà bỏ qua
Không phải “
Hai triệu quan chức của nền quan chế Việt
Muốn làmđược điếu đó, một cuộc phân chia và canh chừng quyền lực giữa trung ương và địa phương, giữa thủ trưởng và nhân viên thừa hành tất yếu phải diễn ra. Đó là triết lý phân quyền của cải cách hành chính. Bên cạnh đó cần làm cho người dân có khả năng tiệm cận mọi nguồn tài nguyên và sở hữu tư nhân của họ được đảm bảo một cách hiệu quả - đó là triết lý phi tập trung hoá sở hữu toàn dân của cải cách kinh tế thời nay.
Không chỉ là 64 anh em cùng cha mẹ trung ương, các tỉnh thành đã và đang cạnh tranh quyết liệt giành lấy từng đồng vốn đầu tư giành lấy từng đồng thu ngân sách.Việc Nghệ An thưởng thuế cho doanh nghiệp có vi phạm pháp luật quốc gia và tổn hại cho các tỉnh láng giềng hay không, không thể chỉ tùy thuộc vào sự phán xét một chiều của Bộ Tài chính. Một xã hội có sự ganh đua giữa các tỉnh và địa phương đã đến lúc cần tới những thiết chế điều hòa lợi ích và tranh chấp giữa các tỉnh với nhau và giữa các tỉnh với Nhà nước trung ương.
Lời giải cho những thiết chế nàylà triết lý tự quản địa phương. Không nên được bổ nhiệm từ trung ương, chính quyền địaphương trước hết phải do dân chúng địa phương bầu ra, họ phải chịu trách nhiệm trước cử tri của họ. Ngoài những chính sách thuộc thẩm quyền toàn quốc gia (bảo hiến, quốc phòng, đối ngoại). Hiến pháp nên trao cho chính quyền địa phương quyền tựđịnh đoạt rộng rãi trong các lĩnh vựckhuếch trương kinh doanh, trị an, an sinh, giáo dục, bảo vệ môi sinh. Khi soạn thảo các đạo luật thuế quốc gia, địa phương phải được đàm phán để chia phần cùng với trung ương. Ngoài những phần chia
Nơi điều phối và trọng tài giữa các địa phương là tòa bảo hiến, thượng viện và hội đồng các quan đầu tỉnh với quy chế phân phối phiếu bầu khác với hạ viện - một thiết chế chỉ dựa trên các hạt bầu cử với những số lượng cử tri nhất định. Quốc hội nước ta, dù là đơn nhất cũng đã đến lúc phải cách tân vì sự hài hòa hóa lợi ích đa dạng của cử tri, lợi ích các tỉnh, vùng và miền trong toàn quốc. Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, suy cho cùng chỉ là 64 câu lạc bộ níu kéo nghị viên với lợi ích các tỉnh nơi họ đã trúng cử. Trong hệ thống quyền lực của chúng ta chưa xuất hiện những thiết chế công khai nhằm đàm phán, điều phối và canh chừng sự phân chia quyền lực giữa các tỉnh thành với nhau cũng như chia quyền giữa họ với chính quyền trung ương.
Khi mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi tầng xã và tỉnh thành giàu mạnh thì quốc gia giàu mạnh. Vậy hãy nên dũng cảm rũ bỏ thuyết tư duy Nhà nước quản lý toàn diện mà quay trở lại một Nhà nước tin vào thị trường, tin vào sự phân quyền mạnh mẽ cho các địa phương, biết hối thúc và chế ngự ganh đua giữa các tỉnh. Khi ấy các tỉnh thành sẽ cùng đẩy và chính quyền trung ương vừa phải cầm cương, vừa phải uốn mình
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt