Những cái giàu của một nền lập pháp

08:22 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Mười Một, 2005

Dịp năm hết Tết đến người ta hay chúc nhau “an khang thịnh vượng”. Nếu thịnh vượng gắn về sự giàu có, thì an khang là cái gì đó thuộc về tinh thần, văn hoá, sự bình an trong lòng xã hội và đất nước, trong tâm hồn mỗi người, an tâm làm ăn, sinh sống. Một nềnlập pháp mà hướng đến những cái giàu về tài sản, về văn hoá, về quyền, về lợi ích của người dân, của xã hội, của đất nước thìắt hẳn sẽ mang đến sự an khang, thịnh vượng ấy.

Cho đến thời điểm hiện nay, chưa thể nói đất nước ViệtNam đã giàu, thậm chí vẫncòn nghèo. Tuy vậy, có điều mừng là chưa bao giở khát vọng làm giàu lại mãnh liệt như thế, từ mỗi người dân, doanh nhân, cả xã hội cho đến nhận thức ở tầm quốc gia. Chẳng thế mà lần đầu tiên ngày doanh nhân 13/10 đã ra đời để tôn vinh những người biết làm giàu, chẳng thế mà chúng ta đang làm hết sức để được vào WTO, hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế thế giới, nơi cơ hội làm giàu nhiều hơn...Trong cái luồng khát vọng đó, có thể ví nềnlập pháp là nơi cần tạo ra bầu không khí trong lành cho những mầm khát vọng nhoi lên, mọc lên một vườn cây trù phú để chúng ta có quyền nghĩ về những cái giàu của một nềnlập pháp những cái giàu mà nềnlập pháp ấy muốn mang tới cho đất nước.

Giàu về tài sản

Cứ mỗi kỳ họp cuối năm, Quốc hội lại xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trong năm và cùng Chính phủ bànvề các chỉ tiêu năm sau. Con số được nói đến nhiều nhất là phần trăm tăng trưởng GDP, cả nềnkinh tế đều chạy hết sức để đạt cho được mấy phần trăm đó mặc cho dịch bệnh, thiên tai, tăng giá dầu, giá vàng, giá thép, giá nguyên vật liệu... Tuy vậy, "nền kinh tế vẫn chậm chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, về hiệu quả và sức cạnh tranh”?Bên cạnh đó, giàu không chỉ thể hiện ở phần trăm tăng trưởng, mà còn phải như các nhà kinh tế thường "ghép đôi”tăng trưởng với sự phát triển bền vững. Thế nhưng, trên thực tế, bước đi của nềnkinh tế nước nhà vẫn chưa được vững chắc như mong muốn, phát triển bền vững vẫnchỉ dừng ở những lời bàn luận chứ chưa có được chiến lược tổng thể để đưa nó thành hiện thực2.

Nói đến vai trò của lập pháp đối với sự giàu có của người dân và sự thịnh vượng của đất nước là nói đến những khung chính sách và quy định pháp luật hướng tới cái giàu, vì cái giàu. Một đất nước có rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu, có nguồn vốn nhân lực dồi dào, không có lẽ cứ nghèo mãi sao? Sử dụng tài nguyên, tài sản sẵn có, những nguồn vốn đang nằm im như thế nào? Trả lời câu hỏi này, ở nước ta, nhiều chuyên gia khuyến cáo, pháp luật không chỉ là công cụ quản lý nhà nước, mà trước hết phải khơi dậy những nguồn lực, nguồn vốn đang nằm im đó. Chẳng hạn, trong lĩnh vực đất đai, một câu hỏi nhỏ nhưng mà lớn: pháp luật làm sao để đất trở về với thực giá? Thử hỏi, giá đất mà đội lên quá cao, đến mức đầu tư vào là lỗ, thì đất vẫn chỉ là đất, không sinh lợi, không lành, nênchim không đậu, lúc đó phỏng còn có ích gì? Có nguy cơ đất nước này lâm vào tình trạng chỉ được mỗi giá đất là cao, mà không có gì đáng giá, lúc đó lấy đâu ra nguồn lực mà phát triển? Bởi lẽ, một nguồn lực là tiền thì đã bị nằm im trong đất, một nguồn lực khác là con người với tri thức của họ thì “khôngcó đất"để dụng võ trên thứ đất nằm không kia. Công nghệ, vốn của bên ngoài cũng không muốn đổ vào mảnh đất đắt đỏ này3.

Một thứ tài sản khác mà nềnlập pháp có thể bảo hộ, tạo điều kiện để nó sản sinh là tài sản trí tuệ. Chỉ khoanh một mảng rất nhỏ thôi cũng thấy được rằng, tài sảntrí tuệ đang bị bỏ phí rất nhiều - đấy là việc dịch sách chuyên môn, trong đó có cả chuyên môn về chính trị, pháp luật, kinh tế, nghĩa là những lĩnh vực trực tiếp liên quan đến nềnlập pháp. Có thể khẳng định rằng, không một ai muốn bỏ công, bỏ sức, bỏ tiền, bỏ thời gian để dịch sách loại này vì nhiều nguyên nhân về chính sách và pháp luật. Kết quả là cả một kho tàng tri thức của nhân loại không đến được tay những người cần nó ở ViệtNam. Đặt ý thức, tâm lý của người dân và xã hội sang một bên, nếu chính sách, pháp luật và thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ vẫn như hiện nay thì sẽ rất ít người muốn đầu tư phát triển loại tài sản này.Sự sáng tạo, nguồn của tài sảntrí tuệ, vốn đã không nhiều naylại càng khô kiệt đi vì thiếu khung chính sách, pháp luật thích hợp4. Mà tụt hậu lại một phần lớn xuất phát chính từ chỗ thiếu không động não ấy.

Nguồn vốn lớn nhất, dồi dào nhất, đáng giá nhất của Việt Nam là con người với lòng nhiệt huyết, khát vọng làm giàu, tri thức, năng lực của mình. Kể từ khi Luật doanh nghiệp ra đời, nguồn vốn này đã được khơi thông nhiều hơn để sinh lợi cho từng cá nhân, cả xã hội và đất nước. Nhưng vẫn còn đó nhiều "vật thể"không được mong muốn khiến dòng chảy của nguồn vốn con người bị tắc, khó đổ vào nền kinh tế5. sứ mệnh của nền lập pháp là vừa tạo dòng chảy cho nguồn vốn bằng cách khuyến khích tinh thần sáng tạo, kinh doanh, vừa dọn những "vật thểđó mà khơi thông các dòng vốn.

Cuối cùng, bịt những lỗ đen lãng phí của cải - đấy chính là một cách làm giàu, mà không ai khác, nền lập pháp phải là nơi đầu tiên gánh lấy công việc "bịt"này. Không thể bình tâm khi ViệtNam đứng trong nhóm cuối danh sách về sự giàu có và trong nhóm đứng dẫn đầu về tham nhũng, lãng phí. Một số chuyên gia kinh tế đã cho rằng: nếu quản lý không để lãng phí, thất thoát tiền và tài sản của nhà nước như hiện nay thì đủ để GDP tăng thêm gần1% mỗi năm. Những công cụ để "bịt"thì nền lập pháp đã có: hoạt động ban hành luật, xem xét và phê chuẩn ngân sách, kiểm toán, chất vấn, bỏ phiếu tín nhiệm... Chỉ có điều sử dụng chúng như thế nào hay thôi.

Giàu về văn hoá, tinh thần

Một nguồn vốn khác, vì vô hình nên ít được để ývà khai thác - đấy là vốn văn hoá. Một nền lập pháp không những chỉ phải hướng đến cái giàu vật chất của người dân, của đất nước, mà còn phải chăm lo cái giàu về văn hoá. Trước hết, đó là việc chăm lo giữ gìn những di sản văn hoá tinh thần của hàng ngàn năm để lại. Không nói đến các chuyên gia trong ngành, người ngoại giao cũng nhận thấy, dường như công tác này ở nước ta còn quá yếu kém. Giữ gìn là giữ gìn cho muôn đời sau. Trân trọng những giá trị văn hóa cũng là một cách hành xử có văn hóa. Tiếc rằng những nỗi lo này ít được nhắc đến và bàn luận thấu đáo trên các diễn đàn có tính quốc gia của nền lập pháp.

Nhà văn hoá Phan Ngọc ví bề dày văn hóa Việt Nam như một kho vàng, nhưng phải vất vả đào bới mới có, và từng cá nhân một phải làm cho chính mình, không ai làm thay được. Tuy nhiên, "trước hết phải có người” chỉ cho anh ta thấy. Do đó, phải có một chính trí sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta, và xâydựng những tổ chức để cùng nhau đào bới6. Ông cũng đặt câu hỏi, tại sao có một bề dày văn hoá như vậy mà ViệtNam chưa bao giở giàu có cả? Vào thăm Hoàng thành Thăng Long, trong huyết quản mỗi người dân ViệtNam đều chảy râm ran cảm giác tự hào về bề dày đó, về ba tầng lịch sử - văn hoá Lý-Trần-Lê trên đó. Mặt khác, thế hệ ngày naykhông khỏi tự cật vấn mình, vậy thì tầng tiếp theo sẽ như thế nào? Làm thế nào để xây tiếp được một đất nước ViệtNam giàu mạnh, hùng cường trên nềnấy? Rõ ràng, nền lập pháp chính là nơi có rất nhiều điều kiện để làm cả hai việc này và là nơi cho các giới, các cá nhân liên quan cùng bàn luận về việc này.

Một khía cạnh trong văn hoá gần đây bắt đầu được đề cập nhiều hơn, mặc dù chưa đạt mức độ như mong muốn, đấy là văn hoá chính trị, văn hoá hành chính, văn hoá của chính nền lập pháp. Việc dám nhận, dám chịu trách nhiệm của các chính khách đến đâu- đó là vấn đề văn hoá; hoặc sự nhũng nhiễu, vô cảm của bộ máy công quyền trước những chuyện của dân, nạntham nhũng - đó cũng là vấn đề văn hoá. Thủ tướng Phan Văn Khải từng phát biểu, ông thấy luôn canh cánh trong lòng về sự tha hoá của bộ máy cán bộ hiện nay. Ở môi trường này, chính vì nghèo văn hoá mà sinh ra nhũng nhiễu, vô cảm, lãng phí, tham nhũng. Đến lượt mình, những vấn nạn này kéo lùi sự phát triển của đất nước, làm cho nước đang còn nghèo lại càng nghèo hơn. Đặc biệt nguy hiểm là chúng làm vẩn đục môi trường văn hoá, nhất là trong lớp trẻ, tương lai của đất nước.Bởi thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong "Bài nói chuyện tại Hội nghị văn hoá toàn quốc"đã nhấn mạnh: "Phải làm thế nào cho văn hoá vào sâu trong tâm lý quốc dân, nghĩa là văn hoá phải sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”.Một lời nhắc nhở vẫn còn rất thật sự cho cả nềnchính trị và lập pháp hiện nay, dù được phát biểu cách đây đã mấy chục năm.

Và cuối cùng, vấn đề chính trong mối tương quan giữa văn hoá, lập pháp và sự thịnh vượng là: chúng ta vẫn chưa thể xác định được bằng những con số cụ thể ảnh hưởng của văn hoá đối với sự phát triển của đất nước. Do đó, các chuyên gia kinh tế học hay luật học nằm trong bộ máy chính quyền khó có thể chú ý đến những thứ "phi vật thể”như sự giảm sút niềm tin của toàn xã hội vào lời nói và việc làm của người nhà nước do văn hoá, hay nói chính xác là sự thiếu văn hoá gây ra. Điều này có thể dẫn đến kết quả là các nguồn lực trong xã hội, ở ngoài nước e ngại, chỉ dám hoạt động cầm chừng, thăm dò vì còn thiếu niềm tin. Như vậy, cách nhìn nhận của xã hội về thực tại từ góc độ văn hoá có thể trực tiếp xác định động cơ và kết quả làm việc của toàn bộ nền kinh tế, điều mà tiếc thay vẫn chưa được chú trọng trong nền quản trị quốc gia.

Giàu về quyền

Cái giàu thứ ba mà nền lập pháp cần hướng tới là giàu về quyền. Những quyền này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trong Tuyên ngôn Độc lập ngày2/9/1945 trên Quảng trường Ba Đình lịch sử. Bước sang năm 2005, sáu mươi năm ra đời bản Tuyên ngôn độc lập là một dịp để chúng ta nhớ lại và thực hiện những lời ấy: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trongđó có quyền được sống, quyền tựdo và quyềnmưu cầu hạnh phúc... ".

Một nền lập pháp sáng suốt, nhân văn là nền lập pháp đặt quyền con người lên trên hết khi cân nhắc ban hành luật. Trong đó, diều cốt lõi trước tiên là người dân có quyền dược pháp luật bảo vệ và dùng pháp luật, các thiết chế pháp lý để tự bảo vệ mình, bảo vệ các quyền khác.

Một trong những chức năng của lập pháp là làm ra luật để điều chỉnh các mối quan hệ của giữa con người trong xã hội với nhau. Thế nhưng, ngoài pháp luật ra, mối quan hệ đó còn được điều chỉnh bởi lợi ích và nhiều loại quy phạm khác. "Nếu lợi ích và các cácloại quy phạm khác vẫn còn có thể phát huy tácdụng, thì không nên lạm dụng pháp luật. Đây là cách điều chỉnh tốn kém hơn và ảnh hưởng đến quyền tự do của con người”7. Đây không chỉ là ý kiến của một chuyên gia ViệtNam, mà nó đã được đúc kết qua hàng thế kỷ điều hành quốc gia và nghiê cứu lý luận chính trị - pháp luật từ Đông sang Tây. Bởi vậy, một nền lập pháp đặt quyền con người lên trên hết khi cân nhắc ban hành luật8. Trong đó, có lẽ điều cốt lõi trước tiên là người dân có quyền được bảo vệ vàvà dùng pháp luật, các thiết chế pháp lý để tự bảo vệ mình, bảo vệ các quyềnkhác. Mà đấy lại là chuyển động hai chiều: từ trên xuống, nềnlập pháp phải đảm bảo quyền và để người dâncó thể dễ dàng sử dụng quyền; chiều ngược lại, người dâncũng thấy cần và biết sử dụng quyền đó như thế nào, ở đâu.

Chú ýbảo vệ các quyền của người dân, nền lập pháp sẽ tạo ra chất xúc tác kích thích các nguồn lực, nguồn lợi của đất nước, khơi được các giòng lợi ích đang tiềm ẩn trong lòng xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều chuyên gia trong ngành từng nhậnxét, vì lợi ích cục bộ cộng với tư duy pháp luật chỉ là công cụ để "quản"thật chặt, nên nhiều khi cơ quan soạn thảo luật đẩy phần khó cho người dân, "trói"người dân, bởi vậy đạo luật tương lai thậm chí triệt tiêu các nguồn lực đó. Kết quả là đạo luật chết yểu, hoặc phải chỉnh sửa rất nhiều lần trong một thời gian ngắn.Vì thế, việc xây dựng pháp luật cần được tiến hành theo chiến lược lập pháp xuất phát từ những lợi ích lâu dài cho không phải dựa trên những ýmuốn chủ quan của người soạn thảo luật.

Lấy một ví dụ ở nước ngoài để thấy lập pháp có thể mang đến sự giàu có cho đất nước ra sao khi bảo vệ các quyền của dân:bên cạnh nguyên nhânkhác, bảo hộ quyến sở hữu tư nhân, quyền tư sản là một nguyên nhânmà các nhànghiên cứu nước ngoài giải thích sức sống của Bộ luật Dânsự Pháp. Bộ luật ra đời sau khi Cách mạng Pháp 1789 nổ ra, tư tưởng "Tựdo, Bình đẳng, Bácái" ăn sâu trong xãhội, nêntrong tâm tưởng, nhà soạn thảo Bộ luật Dânsự Pháp hướng tới tự do cá nhân, đặc biệt là tự do tiến hành các hoạt động kinh tế; và quyền sở hữu tư nhân, đặc biệt là sở hữu đất đai. Tự do khế ước là nguyên tắc chủ đạo trong phần về nghĩa vụ dân sự của Bộ luật (với ngoại lệ là tuy nhiên tự do hợp đồng cũng bị hạn chế chút ít bởi các quy tắc bắt buộc liên quan đến "lois d'ordre public"- quy luật trật tự công cộng). Tinh thần tự do đó phù hợp với các giao dịch dân sự diễn ra rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày, khơi dòng cho nhiều nguồn lực trong xã hội9.Rất tình cờ nhưng cũng rất hợp lý là theo nhàvăn hoá Nguyễn Khắc Viện, trên cái nền "Bình đẳng, Tựdo, Bác ái"của cách mạng Pháp mà nước Pháp trở nêngiàu có hơn10. Còn ở việt Nam, tinh thần tự do kinh doanh đã được thể chế hoá cụ thể trong Luật Doanh nghiệp, cho đến nay đã tạo điều kiện cho hơn trăm nghìn doanh nghiệp mới ra đời, sản sinh biết bao tài sản, làm giàu cho từng cá nhân, xã hội và đất nước.

Lập pháp và lợi ích riêng - chung

Sự giàu có của một thực thể, trong đó có quốc gia, thường đi đôi với việc các nguồn lợi, bao gồm cả lợi ích được phân bổ thế nào. Nói về lợi ích, triết gia người Pháp J.J. Rousseau phân biệt ý chí chung (volonté générale) và ý chí của tất cả (volonté de tous). Theo ông, ý chí của tất cả chỉ là sự tập hợp thuần tuý cơ học những quyền lợiriêng rẽ, trong khi đó ý chí chung được hình thành bằng cách loại bỏ trong tập hợp đó những quyền lợi triệt tiêu nhau.Đằng sau những suy luận toán học này là một vấn đề quan trọng: hoà hợp những quyền lợi mâu thuẫn với nhau giữa các cá nhân, tầng lớp và toàn xã hội. Còn các nhà kinh tế học A.Smith vàTaylor cho rằng, động cơ làm việc của con người là theo đuổi lợi ích kinh tế cá nhân. Mong muốn của chủ xí nghiệp là có được lợi nhuận tối đa, mong muốn của công nhânlà có mức lương cao nhất12. Như vậy, điểm mấu chốt ở đây là cân bằng lợi ích, tìm được một điểm mà ở đó lợi ích chung và quyển lợi riêng tiến dầnđến với nhau, có thể trùng hợp nhau. Điều này có lẽ cũng đúng đối với tầm quản trị quốc gia, trong đó có nềnlập pháp, bôi lập pháp là sự thương lượng giữa các lợi ích khác nhau trong xã hội.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời mình: một lầnông nghỉ đêm lại ở hang Pác Bó với Bác, trong câu chuyện, Bác trầm ngâm rồi nói: "người làm cách mạng phảidĩ côngvô thượng", nghĩa là đặt lợi ích chung lên trên hết13. Còn nếu thử nhìn sangSingapore mà xem, chúng ta sẽ thấy ý thức vì lợi ích chung của đội ngũ công chức, quan chức ở quốcđảo quốc này! Trả lời phỏng vấnbáo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, một quan chức Singapore nói đại ý: tất cả chúng tôi đều ý thức được rằng, nếu chúng tôi không tham nhũng, thì đất nước sẽ giàu mạnh lên hơn nhiều, phát triển hơn nhiều, từ đó mỗi người chúng tôi cũng sẽ được lợi từ sự giàu mạnh đó. Vị quan chức này ít nhất vài lần nhắc đi nhắc lại cụm từ “lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia”14.Nhớ lại lịch sử cha ông ta, từ thời xa xưa cho đến thời chống Pháp, chống Mỹ, lúc nào cũng đầy những tấm gương luôn đặt "ích nước" lêntrên “lợi nhà",thậm chí còn quên cả “lợi nhà"vì việc nước. Thời nay, người như thế cũng không phải là hiếm, nhưng còn ít thấy trong bộ máy công quyền. Điều cần nhấn mạnh ở đây là: ý thức này không ai mang đến cho, mà tự mỗi quan chức trong công quyền phải có, nếu không có thì phải chịu đào thải, không thể nào khác được.

Mặt khác, theo chiều ngược lại, nếu gọi đấy là chủ nghĩa lý tưởng thì trong thời bình nó cũng cần có một cái nềnthực tế. Nếu mỗi người dân, công chức, quan chức không được hưởng những điều kiện cần nhất để sống thì cũng phần nào hiểu được sự sao nhãng lợi ích chung. Ví dụ, lấy chuyện công chức ở ta làm việc uể oải vì lương ít. Không ai không thấy là lương của người nhà nước hiện nay chỉ đủ sống khoảng một tuần, đầu óc còn mải nghĩ cách kiếm đủ tiền mà lo ăn, lo mặc, lo trăm thứ bà dằn, kết quả là "tiền nào của nấy",lợi ích riêng không được đáp ứng nên chuyện chung cũng tà tà, đến đâu hay đó, được chăng hay chớ. Trong khi đó, cũng trong bài trả lời phỏng vấn nói trên, vị quan chức Singapore kia nói, họ được hưởng những phúc lợi xã hội đầy đủ để không phải lo lắng cho cuộc sống thường nhật nữa, nên toàn tâm, toàn ýcho việc chung15. Và nếu trên kia ý thức phụng sự việc chung là bổn phận của cá nhân, thì ở đây chăm lo cho lợi ích của từng cá nhân lại là trách nhiệm của Nhà nước, của công quyền, chứ không phải là nỗi bận tâm của cá nhân.

Như vậy, động lực sâu xa của thịnh vượng, của sự phát triển xã hội, là liên kết lợi ích, tạo ra được sự cân bằng giữa lý tưởng và thực tế: chỉ khi mọi thành viên nhận thức được rằng trong sự phát triển của toàn xã hội có lợi ích của mình, hướng đến lợi ích của xã hội tức là làm lợi cho mình, lúc đó mới thực sự có sự phát triển. Ngược lại, quan tâm đến lợi ích tư của từng cá nhân, coi lợi ích tư là động lực thúc đẩy - đấy chính là chìa khoá để phát triển lợi ích chung, lợi ích của toàn xã hội. Nền lập pháp, qua các hoạt động của mình, chính là nơi đầu tiên hài hoà và cân bằng hai dạng lợi ích này trong xã hội. Hơn thế, ngay trong nềnlập pháp, để nó hướng đến những cái giàu của dân, của nước, hai lợi ích này cũng đều cần được chú trọng, nhưng điều đầu tiên vẫn phải là "dĩ công vô thượng”.


1Nói đến nền lập pháp, trong bài này chúng tôi muốn hàm ý rộng hơn, không chỉ Quốc hội mà là một quá trình liên thông, bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan đến chính sách quốc gia và việc thực thi các chính sách đó.

2 Xem thêm các bài của GS Trần Đình Thiên và David Dapice cùng đăng trong số này.

3 Trả lời phỏng vấn VNN ngày 15/12/2004, Ông Vũ Duy Thái, Tổng thư ký hiệp hội công thương Hà Nội cho rằng khung giá đất mới do Chính phủ quy định được áp dụng từ ngày 01/01/2005 là quá cao so với thực tế, ảnh hưởng rất lớn đến SXKD của doanh nghiệp. Còn trên Tạp chí Nhà quản lý số 18/2004, loạt bài phân tích các nghị định mới về đất đai cho rằng các nghị định này vẫn có tính chất đánh đố doanh nghiệp. Trên Báo lao động cuối tuần ngày19/12/2004, ông Phạm Sĩ Liên cho rằng cần thay đổi quan niệm áp dung khung giá đất để bồi thường cho dân khi Nhà nước thu hồi đất.

4Một ví dụ ngược lại: Hiện nay, ưu thế của Mỹ trong suốt 50 năm qua trong lĩnh vực nghiên cứu của khoa học đang bị các nước Châu Á thách thức. “Không chỉ gia tăng kinh phí R&D (nghiên cứu & phát triển), Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc… đang thay đổicách phân bố kinh phí này. Thay vì tập trung cho các cơ sở Nhà nước mang tính định chế, nay họ rót cho các cở sở nào hướng đến thị trường có khả năng phát kiến nhanh chóng và có tính khai phá thị trường nhiều, kể cả các trường hợp khởi nghiệp (Adam Segal, “Hoa Kỳ đang mất dần ưu thế” ? Tạp chí Foreign Affairs, số tháng 11 và 12 - 2004).

5 Chẳng hạn, các chính sách và cách sử dụng nhân lực trong các cơ quan Nhà nước hiện nay là một vật cản như thế.

6Xem bài Gia tài văn hóa của ViệtNam của GS Phan Ngọc.

7 Ts. Nguyễn Sĩ Dũng, Triết lý của lập pháp, NCLP, số 3/2003.

8 Chẳng hạn , TS Phạm Duy Nghĩa bình luận, khái niệm “sở hữu toàn dân về đất đai”, trên thực tế đã không ngăn cản quyền tài sản tư về đất, bởi vậy cần tìm cách tăng quyền cho người sử dụng đất và giảm thiểu hoặc hạn chế can thiệp của công quyền vào tài sản tư của họ. Chỉ có như vậy, luật đất đai mới thực sự ghi nhận những quyền mang tính loại trừ của người sử dụng đất: các quyền đó càng rõ ràng, càng bất khả xâm phạm, thì người sử dụng đất mới yên tâm đầu tư, mới tự lo bảo vệ và sử dụng hiệu quả đất của mình.

9 K. Zweigert & H. Kotz, An Introduction to Comparative Law (Nhập môn vềLuật so sánh), Clarendon Press,Oxford, 1992, tr. 87- 122.

10Tia sáng, số 22, tháng 11/2003.

12 Dẫn theo Viện nghiên cứu và đào tạo quản lý. “Tinh hoa quản lý”, Nxb lao động xã hội, Hà Nội, 2002. tr. 54.

13 Lao động cuối tuần,19/12/2004.

14 Tuổi trẻ chủ nhật,26/9/2004

15 Tuổi trẻ chủ nhật, tldd

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận bàn về Pháp luật

    05/11/2015Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng ứng xử không chỉ thuộc về đạo đức mà còn thuộc về pháp luật. Những nhà triết học ngay từ thời cổ đại, cả ở phương Đông lẫn phương Tây, đều nói đến vai trò to lớn của pháp luật...
  • Thần linh pháp quyền

    20/08/2014Nguyễn Sĩ DũngPháp quyền về bản chất gắn với “thần linh”. Và người đầu tiên không ngại nói ra điều ấy chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh, có lẽ, cũng là người Việt Đầu tiên nói đến pháp quyền. Năm 1919, trong bản yêu sách gửi đến hội nghị Versaille, yêu sách thứ 7 được người đề ra là pháp quyền...
  • Pháp luật – Tài sản tinh thần của nhân dân

    21/02/2014Nguyễn Trần BạtXuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đã ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa mãn điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng mà sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như là, phát triển...
  • Giò lụa hay xúc-xích: Lại bàn về làm luật

    28/10/2005PGS, TS. Phạm Duy NghĩaChơi chữ theo Bismark, ông Nguyễn Sĩ Dũng khôi hài cho rằng “làm luật khó như làm xúc xích". Cũng như xúc-xích, muốn dùng được, luật pháp phải gần với cuộc đời, phải thoả cơn đói của người dân và từng bước chắp cánh cho họ vươn tới những giá trị ẩm thực ngày một thanh cao. Vốn chỉ quen với giò lụa, nay phải làm luật cho ngôi làng toàn cầu, người nước ta chắc phải nắm bắt lấy những kỹ nghệ tân tiến mà sản xuất ra các quy phạm có giá trị áp dung chung, mang tính khái quát cao, dễ hiểu và tự nhiên đi vào lòng người tới mức chẳng những dân ta mà người ngoại quốc cũng vui lòng cung kính mà tuân thủ. Luật pháp tự thân nó phải sống trong tâm thức và liêm sỉ của con người...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Chút xíu triết lý về cải cách hành chính

    12/10/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngTập trung cho bộ máy hành chính thật nhiều quyền rồi sau đó tìm cách không chế nó thì cũng giống như việc thả gà ra mà đuổi. Phải chăng còn có những vấn đề nằm ở triết lý sâu xa của việc tổ chức quyền lực, không xử lý, khó cải cách hành chính thành công?
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • Cải cách tư pháp: Từ những chuyện nhỏ

    09/07/2005Nguyễn Đức LamGần đây chúng ta hay bàn đến cải cách tư pháp, và các ý kiến cũng chưa hẳn thống nhất. Nói chung, đúng là nhiều người gọi những công việc đã và đang được tiến hành sau khi có chỉ thị 08 của Bộ Chính Trị ra đời là “cải cách tư pháp”. Nhưng cũng có người nói đây đã làm gì phải cải cách, mà chỉ là làm những việc từ lâu cần phải làm mà thôi.
  • xem toàn bộ