Chế Lan Viên: Thi sĩ tài hoa và sâu nặng ân tình

10:09 SA @ Thứ Năm - 16 Tháng Mười Hai, 2010
Mặc dù Chế Lan Viên đã giã biệt cõi đời hơn hai mươi năm nhưng đến nay thơ ông vẫn còn nóng hổi trong đời sống văn học Việt Nam.

Để tưởng nhớ đến thi sĩ được đánh giá là tài hoa và độc đáo bậc nhất của văn học Việt Nam thế kỷ XX, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức lễ kỷ niệm 90 ngày sinh của Người vào sáng 19/11 trong một bầu không khí ấm áp.

Thi sĩ tài hoa

Nhắc đến nhà thơ Chế Lan viên, nhà văn Lê Thành Nghị, Chủ tịch Hội đồng lý luận, Hội Nhà văn Việt Nam đã thốt lên rằng: “Từ thuở viết ‘Điêu tàn’ cho đến những tập cuối cùng của ‘Di cảo’, Chế Lan Viên đã làm cho người đọc đi từ kinh ngạc này đến kinh ngạc khác. Sức sáng tạo của Chế Lan Viên có thể nói là phi thường và dấu ấn thơ ông để lại trong đời sống tinh thần thời đại mà ông sống quả là hết sức sâu sắc.

Có thể nói rằng, đến Chế Lan Viên, thơ Việt Nam đã phát lộ hết chiều kích, trở nên sang trọng với những vẻ đẹp hiện đại.

Bà Đặng Anh Đào (con gái của Giáo sư Đặng Thai Mai), người chuyên nghiên cứu về văn học phương Tây đã nhận xét về thơ Chế Lan Viên: Chế Lan Viên chịu ảnh hưởng của văn học Pháp. Ông đọc tác phẩm trực tiếp bằng tiếng Pháp nhiều nên có sự tiếp nhận trong máu thịt chứ không phải là sự vận dụng. Trong thơ Chế Lan Viên có hướng về ngoại lai, mơ về những xứ Chàm, tiếng ma hời khóc than. Nhưng đó vẫn là một sắc màu của quê hương Chế Lan Viên.

Sau này, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ông có những bài thơ bốn chữ không thể quên được. Ví như, bài nói về tấm ảnh liệt sĩ trên bàn thờ của một bà mẹ Việt Nam có những câu rất tài tình: “Mười năm ảnh giỗ phai màu thuốc/ Đôi mắt còn thiêu sạch trại đồn.”

Đi vào những đề tài tưởng chừng rất “xương” như những vấn đề chính trị, xã hội nhưng Chế Lan Viên vẫn mang được cái duyên dáng cho thơ.

Còn, theo cách nói của Giáo sư Hà Minh Đức, với tập thơ “Hoa ngày thường,” “Chim báo bão,” tư duy thơ của Chế Lan Viên phát triển năng động và tài hoa qua nhiều lĩnh vực.

Nhà thơ không nhìn đời thuận chiều đến đơn điệu mà nhạy cảm phát hiện ra những mặt đối lập trong cuộc sống qua mỗi sự kiện chính trị, xã hội, hay trong chính tư tưởng nhận thức của con người…

Từ nhiều nguồn mạch đổ về, đặc biệt sự giàu có của suy tưởng, liên tưởng, tưởng tượng cùng với vốn hiểu biết nhiều trải nghiệm nên thơ Chế Lan Viên luôn tạo cho người đọc thỏa mãn với đầy đủ ý thơ và cảm xúc thơ.

Tư duy triết luận kết hợp với tư duy chính luận tạo nên sự sắc sảo, mạnh mẽ của ngòi bút Chế Lan Viên. Trong thơ ông có những tứ thơ sâu sắc kết đọng tình nghĩa với Đảng, với quê hương, mang cảm hứng hào hùng về Tổ quốc có không khí “Xuân bốn bề tình ái lại đưa thoi.

Cũng bởi thơ Chế Lan Viên trí tuệ, súc tích về ý tưởng, tư duy cộng với nghệ thuật thi ca điêu luyện đã giúp thi sĩ làm được điều khó là đưa thơ ra nước ngoài thành công.

“Nóng nảy và ân tình”

Nhà văn Phan Quang là người đồng hương và thân thiết với Chế Lan Viên kể rằng, ông biết Chế Lan Viên từ lúc ông hai mươi tuổi. Chế Lan Viên là người trung trực, sự trung trực mang tính nghệ sĩ, đôi khi thẳng thắn thái quá. Ông là người “ra đường thấy cảnh bất bình chẳng tha” nên thấy gì không đúng là hay cãi khiến nhiều người yêu và cũng nhiều người không ưa ông.

Bên cạnh đó, Chế Lan Viên còn được những thân hữu nhận xét là rất ân tình. Ngay cả những buồn đau của ông cũng có tính nghệ sĩ nên ông dễ rơi nước mắt.

Đặc điểm tính cách của Chế Lan Viên có vẻ như mâu thuẫn, mãi về sau khi ông nằm xuống mọi người mới hiểu và đánh giá đúng về con người cũng như thơ của ông.

Nhà thơ Ngô Văn Phú, một người đàn em được Chế Lan Viên dìu dắt và đã có khoảng thời gian được làm việc cùng ông ở tuần báo Văn học (nay là báo Văn nghệ) xúc động ôn lại ôn lại những kỷ niệm xưa.

Nhà thơ Ngô Văn Phú kể rằng, ông gặp Chế Lan Viên trong một hoàn cảnh rất đặc biệt. Lúc đó vào khoảng năm 1967-1968, Chế Lan Viên ở 51 Trần Hưng Đạo, chỗ tuần báo Văn học. Ông Phú khi ấy vừa ra trường về làm ở tổ lý luận của báo. Chế Lan Viên lúc đó vừa rất “ghê gớm” lại vừa vui. Thấy Ngô Văn Phú, Chế Lan Viên liền giơ tay vái vái: “Xin chào sĩ phu Bắc Hà”.

Mình vừa mới ở trường ra còn ‘non choẹt’ mà ông gọi là sĩ phu Bắc Hà thì không biết có phải ông đang giễu mình hay không,” nhà thơ Ngô Văn Phú nhớ lại.

Theo ông Phú, Chế Lan Viên là người kỹ tính và cẩn thận lắm. Kể cả người lớn hơn ông mà làm ẩu thì ông cũng mắng ngay. Nhưng ông chả có bụng dạ gì, mắng xong là thôi.

Kỷ niêm xúc động nhất với Chế Lan Viên khiến ông Phú không bao giờ quên được là thời điểm Chế Lan Viên mang bệnh trọng lúc cuối đời. Khi ấy, Chế Lan Viên chuyển về nhà ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông bị xuất huyết não đã mê man, không tỉnh được. Nhà thơ Ngô Văn Phú cùng một người của báo văn học đi vào thăm ông.

Lúc tôi tới, thật bất ngờ Chế Lan Viên tỉnh và hỏi tôi: ‘Phú đấy à, vào lâu chưa?’ Lúc ấy chúng tôi mừng lắm. Bà Thường vợ ông bảo rằng, bình thường ông không tỉnh vậy mà Ngô Văn Phú vào ông lại tỉnh,” nhà thơ Ngô Văn Phú nói trong niềm xúc động...

Đến với Lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh của nhà thơ Chế Lan Viên, còn nhiều nữa những con người đã từng có thời gian gắn bó với thi sĩ. Họ muốn kể nhiều hơn những kỷ niệm của họ với thi sĩ Chàm. Nhà văn Phan Quang đã mượn hai câu thơ của nhà thơ Pháp để bày tỏ nỗi lòng với Chế Lan Viên: “Tôi có quá nhiều kỷ niệm/ Như thế đã sống cả ngàn năm.”/.
Nguồn:Vietnam+
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Ta tự nhận diện lại ta

    27/05/2018Vương Trí NhànHơn bao giờ hết, việc nghiên cứu những vấn đề cơ bản cần được đặt ra. Cần biết chính mình là gì, trước khi tính xem mình cần làm gì. Việc tìm tòi gian khổ để có được câu trả lời đích thực cho câu hỏi "ta là ai?" sẽ giúp cho xã hội tự nâng mình lên, vượt qua những khốn khó mà éo le thay, chính là tự ta gây ra cho ta và làm chậm bước tiến của ta.
  • Tại sao trên báo chí lại thưa vắng các bài điểm sách?

    13/01/2018Vương Trí NhànMột mặt trong tâm thức của nhiều người, văn chương là một cái gì ghê lắm, danh giá để đời, tên tuổi đi vào lịch sử. Mặt khác thông tin trên mặt báo về văn học lại nghèo nàn nhạt nhẽo. "Kính nhi viễn chi", người ta lảng tránh. Trong sự thông tin kém cỏi như vậy, riêng phần đọc sách vì không màu mỡ riêu cua câu khách được tí nào, nên càng bị ghẻ lạnh.
  • Có phải người Việt thường không triệt để?

    22/08/2017Nhà văn Nguyên NgọcCũng rất cần suy nghĩ về cách tiếp nhận các ảnh hưởng bên ngoài của người Việt, có lẽ càng đặc biệt quan trọng trong thời hội nhập hiện nay. Người Việt tiếp nhận văn hóa Phật giáo rất sớm, thậm chí còn sớm hơn cả Trung Hoa.
  • Về cái thời chúng ta đang sống

    14/07/2017Phong LêCái thời ấy thế mà cũng đã hơn 20 năm, trong tên gọi Đổi mới. Dài hơn hai lần chống Pháp. Dài hơn hai lần cả nước chống Mỹ. Hơn hai thập niên đất nước chia cắt... Những thời ấy, có lúc là ngàn cân treo sợi tóc - nhưng cả dân tộc cùng chung lo, cùng chịu đựng, cùng nhất tề xông lên, nhất tề đồng khởi... Còn bây giờ - là trăm mối lo toan. Mỗi biến động lớn nhỏ của đời diễn ra ở quanh ta, hoặc ở bất cứ nơi nào trên thế giới là trực tiếp đến với từng ngôi nhà, từng căn hộ, từng cá nhân riêng lẻ. Không bom đạn trên đầu, mà bối rối trong óc và bồn chồn trong lòng. Một cuộc sống sôi sục, cựa quậy trong những chuyển đổi.
  • Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

    09/07/2017Nguyễn Trần BạtHiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng. Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy....
  • "Sống là dâng hiến"

    06/05/2017Hồng TháiTập thơ nổi tiếng một thời “Cửa mở” của ông thì có thể đóng thành tập. Nhưng chất xám và tình dâng hiến đã biến thành cuộc sống hữu ích kia rồi. Đó là gì nếu không phải là lẽ sống của Việt Phương, của những người thế hệ ông đã miệt mài hy sinh cho thế hệ sau!
  • Cách tân: đi tìm cái mới hay cái tôi?

    17/01/2017TS Chu Văn SơnTrong giai đoạn có tính bước ngoặt để sáng tạo nên thành tựu mới cho văn chương như hiện nay, các khái niệm “cách tân”, “cái mới”… đã được nhiều tác giả đặt ra và thảo luận để đi tìm sự thống nhất (dù tương đối).
  • Cô đơn hay lộng gió thời đại?

    12/08/2016Đinh Quang TốnVăn nghệ sĩ muốn sáng tạo thì phải hiểu thấu mọi điều từ nội tâm con người đến mọi sự việc hành động của toàn xã hội. Anh cô đơn, không hòa đồng với mọi người thì làm sao hiểu được họ? Những điều anh viết ra sao có được hơi thở cuộc sống? Những điều anh bịa ra rất dễ quái đản! Không, văn nghệ sĩ, trong đó có các nhà thơ nhà văn phải có một tâm hồn lộng gió thời đại thì mới mong có được những tác phẩm có sức sống...
  • "Cái tôi" của người Việt Nam qua một giai đoạn phát triển

    08/06/2016Những nghiên cứu về “cái tôi”, “tôi - không tôi”, “tôi - chúng ta”, “tôi - tôi”, cũng như tính cộng đồng và tính cá nhân đã được tiến hành trong lĩnh vực tâm lý học, nhưng đây mới chỉ là bước đi đầu tiên. Bằng phương pháp phân tích các cứ liệu ngôn ngữ(*), tác giả đã chỉ ra “cái tôi” - sự tự ý thức của mình trong quan hệ với người xung quanh. Qua đó, chúng ta cũng hiểu thêm về nhân cách người Việt...
  • Kiến tạo một xã hội học tập ở Việt Nam - những hạn chế từ lịch sử

    25/05/2016Trần Ngọc VươngNền kinh tế tri thức ở quy mô toàn xã hội tự nhiên đòi hỏi mọi thành viên của xã hội ấy đồng thời là những người năng sản bằng trí tuệ. Kiến tạo một xã hội học tập, không nghi ngờ gì nữa, là một con đường tất yếu mà Việt Nam phải khẩn trương hướng tới. Bài viết này xuất phát từ một góc nhìn cụ thể, là góc nhìn về logic - lịch sử sự vận động...
  • Dấu ấn phương tây trong văn học Việt Nam hiện đại - vài nhận xét tổng quan*

    05/05/2016Nguyễn Văn DânKhảo sát những dấu ấn của văn học nước ngoài trong một nền văn học dân tộc là một trong những đề tài của văn học so sánh ứng dụng. Trong bài này, chúng tôi chỉ khảo sát những dấu ấn của văn học phương Tây trong văn học Việt Nam hiện đại và đánh giá ý nghĩa của chúng dưới góc độ văn học so sánh, chứ chúng tôi hoàn toàn không có ý nói rằng văn học Việt Nam chỉ là những dấu ấn của phương Tây.
  • Người trẻ và những thách thức trong thời đại toàn cầu hóa

    11/04/2016Nguyễn Trần BạtLiên minh chặt chẽ với xã hội là một trong những yếu tố quan trọng một cách phổ biến đối với tất cả các cá thể, nhất là các cá thể trẻ. Và điều quan trọng nhất mà tôi muốn nói là, khủng hoảng là một cơ hội, nhưng là một cơ hội cho nhiều tính xấu, và chúng ta không được phép để cho những tình huống xấu của cuộc sống bẻ gẫy sự lương thiện vốn có của mình.
  • Mặc cảm - Tha hóa - Phân thân trong tâm lý người cầm bút

    13/01/2016Vương Trí NhànỞ nước nào cũng vậy, một dấu hiệu chứng tỏ xã hội trưởng thành là sự phân công lao động được thúc đẩy mạnh mẽ, đi kèm với nó là sự hình thành tầng lớp trí thức chuyên làm công việc sáng tạo. Của cải mà lớp trí thức này giao nộp cho xã hội là những giá trị tinh thần với tất cả sự phong phú đa nghĩa của hai chữ tinh thần. Trong khi có vẻ sống xa nhân dân thì những gì tốt đẹp mà họ làm ra lại gắn liền với nhân dân. A. P. Chékhov còn nói trí thức, đó là lương tâm của nhân dân nữa...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Một quan niệm đơn sơ về thế giới

    03/08/2015Vương Trí NhànSự đơn điệu nghèo nàn là cảm giác chính trong Nhất Linh sau khi dự Hội chợ Hàng Việt Nam năm 1934 mở ở Nhà Đấu xảo Hà Nội. Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có...
  • Hội nhập giữa đời thường

    12/03/2014Vương Trí NhànNhững chuyển biến hôm nay - những biến chuyển mà trong cuộc hội nhập đã diễn ra hai chục năm và được đánh dấu bằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Theo tôi phải xem đây như một nét mới của người Việt hiện đại...
  • Hoàng Ngọc Hiến như tôi đã biết…

    25/01/2011Phan Hồng GiangĐời người trôi qua thật nhanh. Mới ngày nào chiều chiều còn mải mê chạy theo trái bóng cùng bạn bè và anh Hiến trên bãi cỏ đồi Lênin bên dòng sông Maxcơva đến nay đã gần nửa thế kỷ. Lúc ấy cả cuộc đời gần như còn mở ra phía trước chúng tôi và bây giờ là… sắp khép lại! Dạo đó chúng tôi ở lứa tuổi 20, còn anh Hiến ngoài 30. Và hôm nay - mừng anh thượng thọ 80!
  • Doanh Nhân Việt Nam - niềm tự hào đất nước

    13/10/2009TS. Hồ Bá ThâmDoanh nhân Việt Nam
    Niềm tự hào đất nước
    Ơi các chị các anh!
    Những chiến sĩ xung kích
    Những dũng sĩ, anh hùng hôm nay...
  • Vũ Ngọc Phan với các giá trị văn chương-học thuật dân tộc

    09/10/2009GS Phong LêVũ Ngọc Phan mất giữa năm 1987, tức là ông vẫn chưa được hưởng một chút thư thái, an nhàn nào trong sinh hoạt vật chất vốn rất khó khăn đối với cả dân tộc chúng ta hồi ấy. Ông cũng chưa được hưởng một sự cởi mở trong sinh hoạt tinh thần để thấy giá trị nguyên vẹn về mặt khoa học của số lớn những gì ông đã viết trong Nhà văn hiện đại.
  • Tế Hanh, Lời con đường quê

    17/07/2009Vương Trí NhànNgay khi Tế Hanh ngồi giữa đám đông, người ta vẫn thấy ở ông nhu cầu trao đổi trò chuyện một hai câu với một người nào đó thật ra là một biến tướng của nhu cầu độc thoại, kết quả sự đắm chìm triền miên của ông vào bản thân mình ngay giữa cuộc sống hàng ngày.
  • Báo Nhân văn (5 số)

    28/05/2009Trong thời gian 1956-1957, Phan Khôi cùng Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Trần Dần, Văn Cao, Phan Khôi, Thụy An, Trương Tửu... thành lập tờ Nhân Văn và có các bài phê phán giới lãnh đạo văn nghệ lúc bấy giờ. Báo Nhân Văn ra được 5 số thì bị đình bản. Phan Khôi sau đó bị cấm sáng tác cho đến khi qua đời năm 1959 tại Hà Nội.

  • Tính chuyên nghiệp của Nhà văn Việt Nam: Có hay không?

    04/12/2008Hoài NamMột cách hết sức sòng phẳng, chúng ta liệu có thể khẳng định được rằng văn chương Việt Nam đương đại có bao nhiêu tác phẩm được thế giới biết đến bởi chính giá trị tự thân của chúng?
  • Bay lên những khát vọng Việt Nam

    05/03/2007Hoàng Hữu CácDân tộc ta phi thường trong chiến đấu, phi thường trong sự chịu đựng, phi thường cả trong cách khép lại quá khứ. Và chúng ta còn cần phát huy một sự phi thường. Đó là khát vọng của cậu bé Phù Đổng 3 tuổi, vụt trở thành người khổng lồ, cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và thắng giặc rồi thì bay lên trời. Từ xa xưa, chúng ta đã ước mơ được cất mình bay lên như thế.

  • Tác phẩm lớn, tại sao chưa?

    26/01/2007Chu Văn SơnVì sao văn học hôm nay chưa có tác phẩm lớn? Đây đâu phải vấn đề chỉ trả lời gọn trong một câu mà xong được. Bởi, thực ra, nó là câu hỏi đã và đang tra vấn cả nền văn học này.
  • Tư duy tự do

    29/11/2006Lương Xuân HàKhó có thể chối cãi, ngôn ngữ là một trong những vấn đề xuất hiện ở tiền cảnh của đời sống văn hóa hiện đại. Ngôn từ là cái làm nên tính người. Nó là sản phẩm của con người. Nó quyết định cách con người nhìn, thụ cảm và lý giải thế giới. Nó vừa có tính xã hội, vừa có tính lịch sử và vì có tính lịch sử nên nó cũng có một chu trình sinh thành và già cỗi...
  • Từ nguồn cội văn chương

    06/11/2006PGS, TS Trần Thị TrâmỞ Việt Nam, thời nào cũng vậy, luôn có một đội ngũ rất đông những người từ địa hạt văn chương đi làm báo và tiềm lực văn chương quý báu đã giúp cho nhiều người trong số họ trở thành những nhà báo giỏi. Tác giả PhanThịVàngAnh cũng không nằm ngoài quy luật đó...
  • Sự chuyển pha mấy nét còn dang dở

    17/03/2006Vương Trí Nhàn... nhà báo họ Phan cho rằng nhiều người dùng đồng hồ chẳng qua bắt chước người Âu- Mỹ để diện cho đẹp, chứ chẳng mấy khi coi giờ: Nói chung, với người Việt Nam đầu thế kỷ này thì giờ không phải là chuyện đáng để ý, ai ai cũng một tâm lý cơm vua ngày trời, được đến đâu hay đến đấy.
  • Những bước đi đúng hướng cần tiếp tục!

    06/03/2006Vương Trí NhànTrong việc nhìn lại chặng đường qua, có một ý nghĩ tổng quát đã đến trong đầu óc tôi: Chính ra là Đảng đã đi đúng hướng. Nếu những việc làm đúng hướng này được nhân lên, các chỉ đạo mang tính cách tự phát được biến thành tự giác, thì văn hóa văn nghệ còn có cơ may phát triển hơn nữa...
  • Từ “Bài văn lạ” đến “Bài văn điểm 10”

    26/10/2005Thanh LanMô phạm, khuôn mẫu là điều quan trọng và cần phải có nhưng đến một giai đoạn nào đó cũng cần phải hạn chế khu vực khuôn mẫu lại, không nên để khuôn mẫu trùm hết cả ý kiến cá nhân, cần mở một “vùng tự do" để học sinh có thể thoải mái bày tỏ chính kiến, thể hiện cái tôi của mình...
  • Đọc "Người Trung Quốc Xấu Xí"

    13/11/2003Người Trung Quốc xấu xí (Chõu lòu de Zhong Guó rén) tập hợp những bài viết và nói chuyện từ năm 1977, và lần đầu được dịch ra tiếng Việt vào đầu hè 1998 tại Paris do dịch giả Nguyễn Hồi Thủ dịch từ một bản in ở Trung Quốc (TQ) của tác giả Bá Dương (Bo Yang) sau một chuyến đi TQ cách đó năm năm. Sau đó cộng đồng người Việt ở Pháp, Mỹ... đã tham gia tranh luận rất nhiều về "Người Trung Quốc xấu xí" và "Người Việt xấu xí". ChúngTa.com xin đăng tải một bài viết tóm tắt về "Người Trung Quốc xấu xí" và tâm sự của một người Việt đã xa quê hương đất nước 30 năm.
  • Báo động tình trạng học văn của học sinh

    26/08/2003"Thân thể người lái đò rất tráng lệ; Nguyễn Tuân rất hung bạo..." là những câu trong bài thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua. Nhiều giáo viên chấm văn nhận xét, mỗi năm bài làm của học sinh lại kém hơn một chút. Có những lỗi sai không thể chấp nhận được, có những bài thi giám khảo không sao đọc được, có những câu văn của học sinh, giám khảo ôm bụng cười tới năm phút sau mới chấm tiếp được...
  • xem toàn bộ