Dân tộc ta phi thường trong chiến đấu, phi thường trong sự chịu đựng, phi thường cả trong cách khép lại quá khứ. Và chúng ta còn cần phát huy một sự phi thường. Đó là khát vọng của cậu bé Phù Đổng 3 tuổi, vụt trở thành người khổng lồ, cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và thắng giặc rồi thì bay lên trời. Từ xa xưa, chúng ta đã ước mơ được cất mình bay lên như thế.

"/>Dân tộc ta phi thường trong chiến đấu, phi thường trong sự chịu đựng, phi thường cả trong cách khép lại quá khứ. Và chúng ta còn cần phát huy một sự phi thường. Đó là khát vọng của cậu bé Phù Đổng 3 tuổi, vụt trở thành người khổng lồ, cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và thắng giặc rồi thì bay lên trời. Từ xa xưa, chúng ta đã ước mơ được cất mình bay lên như thế.

"/>

Bay lên những khát vọng Việt Nam

04:38 CH @ Thứ Hai - 05 Tháng Ba, 2007

Tôi thực hiện một chuyến đi dọc sông Hồng, trên một con tàu nhỏ. Con tàu trắng trôi giữa dòng sông đỏ, đôi bờ mươn mướt ngô xanh. Ngô xuân vừa trổ cờ, dâng hương thơm như mùi sữa tươi mới vắt. Tít tắp một triền dê. Lòng tôi lâng lâng cảm xúc.

Tổ tiên ta từ rừng núi Phong Châu tiến về phía biển. Đi 1 bước lại đắp một khúc đê, xây đắp bốn nghìn năm thì nên bức trường thành kỳ vỹ ngăn sóng lũ. Nhà thơ Ximônốp ví con đê sông Hồng như cánh tay gan góc. Đó là cánh tay kiên cường của dân tộc ta vươn về phía biển, vớt từ đáy biển Đông lên cả mlột vùng châu thổ rực rỡ phù sa. Một dân tộc như thế lẽ ra không nghèo đói. Vậy mà nhiều thế hệ người Việt Nam vẫn phải dặn nhau “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”.

Chợt nhớ mấy câu thơ của Chế Lan Viên:

“Ông cha ta xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời
Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa
Văn chiêu hồn còn thấm giọt mưa rơi
Các tượng Phật chùa Tây Phương không biết cách trả lời
Một dân tộc đói nghèo trong rơm rạ”.

Không một thần phật nào có thể chỉ cho chúng ta lối nẻo thoát nghèo. Con đường đó tự chúng ta phải tìm lấy. Đảng ta đã nhận rõ con đường đó khi tiến hành Đối mới. 1986 – 2006, hai mươi năm thật ngắn ngủi so với lịch sử một dân tộc, song chúng ta đã đi được một bước thật dài trong sự nghiệp phục hưng đất nước.

Có một thời khắc mà toàn thế giới chợt nhận ra rằng năm 2006 là năm của Việt Nam. Ấy là ngày 7/11, khi ngài Chủ tịch WTO gõ búa tuyên bố kết nạp Viẹt Nam làm thành viên thứ 150 của tổ chức này. Lại có một thời khắc, Tổng thống Hoa Kỳ - ông George W.Bush nhận ra rằng Việt Nam là một dân tộc phi thường (sau đó không lâu, khi ký quyết định áp dụng quy chế PNTR với Việt Nam, ông Bush lại nói với các cộng sự của ông tại Nhà Trắng rằng: “Có tận mắt chứng kiến mới hiểu được sự thần kỳ của Việt Nam”). Ấy còn là thời khắc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, mở quốc tiệc chào mừng lãnh đạo cấp cao các nền kinh tế APEC tại Hà Nội.

Dân tộc ta phi thường trong chiến đấu, phi thường trong sự chịu đựng, phi thường cả trong cách khép lại quá khứ. Và chúng ta còn cần phát huy một sự phi thường. Đó là khát vọng của cậu bé Phù Đổng 3 tuổi, vụt trở thành người khổng lồ, cưỡi ngựa sắt đi đánh giặc và thắng giặc rồi thì bay lên trời. Từ xa xưa, chúng ta đã ước mơ được cất mình bay lên như thế.

Một lần sang Hàn Quốc, tôi cũng được nghe, được thấy khát vọng sông Hàn. Với khát vọng vĩ đại ấy, hơn 48 triệu người Hàn Quốc đã phấn đấu không ngưng nghỉ để tổ quốc mình cất cánh bay lên, thành cường quốc trên thế giới. Xuân này, Hàn Quốc đã vươn lên thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.

Với cả nhân loại, giấc mơ bay lên bầu trời bao giờ cũng là giấc mơ mãnh liệt nhất. Bởi để sức hút của trái đất, vừa phải biết tự làm nhẹ mình. Việt Nam đã tự làm nhẹ mình bằng một chiến lược phát triển dân số hợp lý. Chính vì vậy, năm 2005, Việt Nam đã đạt được mức sinh thay thế. Đó là một thành tích kỳ diệu, vì người Việt Nam năm mới thường chúc nhau “Con đàn cháu đống”.

Chúng ta cũng tự làm nhẹ mình bằng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, nhiêu khê. Một dân tộc sục sôi khát vọng bứt phá vươn lên tự biết phải làm gì. Một Nghị định 108/CP làm tăng đột biến vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt Nam lên 10,2 tỷ USD, tăng 50% so với chỉ tiêu kế hoạch. Một quyết định minh bạch về quản lý và sử dụng vón ODA của Chính phủ làm yên lòng các nhà tài trợ cho Việt Nam, nâng vốn cam kết tài trợ cho nước ta năm 2007 lên mức kỷ lục là 4,45 tỷ USD.

Hành trình của dân tộc ta là từ rừng núi tiến ra biển, càng về xuôi đường càng thênh thang, giống như con sông Hồng càng về xuôi càng mở ra mênh mang, trước khi òa vào đại dương bát ngát. Bãi sông Hồng ở Hà Nội giờ đang mùa hoa đào. Vì trời rét đậm cho nên đêm đêm người trồng hoa phải đối lửa sưởi ấm cho đào. Sương trắng mờ mặt sông, khói trắng ấm áp trên những vườn đào Nhật Tân.

Cách đây 218 năm, vua Quang Trung cho ngựa trạm gửi vào Phú Xuân tặng công chúa Ngọc Hân một cành đào bích Nhật Tân, báo tin chiến thắng. Cành đào vừa thể hiện tình cảm riêng tư, vừa nói lên khát vọng thống nhất và đưa đất nước cường thịnh

218 năm sau, chúng ta mang hoa, cầm cờ đi đón bạn bè khắp năm châu bốn biển về Thăng Long hội tụ. Đó cũng là bước đi mang đầy khát vọng hòa bình, hữu nghị và sự hưng thịnh.

Tôi vẫn xuôi sông Hồng đi về phía biển. Con tàu trắng đi giữa hai triền sông trù phú, có tiếng trẻ học bài ê a, có bếp lửa ấm trong những căn nhà, tiếng ai gõ tuyền đuổi cá trên sông, tiếng ai hát bài dân ca Bắc Bộ, rằng “đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu”. Chao! Những hình ảnh, những âm thanh ấy giản dị thế nhưng sao mà sot sắt thủy chung, mà gừng cay muối mặn đến thế!

Thuyền trưởng quyết định tăng tốc khi ra gần tới cửa Ba Lạt. Con sông Hồng đã ra tới biển, nơi ngực những con tầu vạm vỡ áp vào bến cảng, tiếng còi lánh lỏi giữa một vùng sóng nước.

Bạn ơi! Giao thừa năm Canh Tuấn (1970) bác sỹ Đặng Thùy Trâm viết gì? Trước hết, chị ghi vào nhật ký lời dặn dò của đồng chí Hoàng Văn Thụ: Hãy giữ vững tinh thần của người cộng sản. Tinh thần trong suốt như pha lê, rắn chắc như kim cương và chói lọi muôn nghìn hào quang của lòng tin tưởng. Tiếp đó, chị viết về mùa xuân, về tuổi Hai mươi và về tình yêu. “Ai lại không tha thiết với mùa xuân, ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi Hai mươi... Và gì nữa nhỉ? Phải chăm mùa xuân của tuổi trẻ cũng thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu tuhwong vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình”. Và đêm đó, trong giấc ngủ chập chờn pháo sáng, chị Thùy Trâm đã mơ thấy một tòa lâu đài tráng lệ. Đó là khát vọng của chị và cũng là của tất cả chúng ta.

Chị Đặng Thùy Trâm! Giấc mơ của chị đang thành hiện thực trên Tổ quốc ta. Chưa bao giờ đất nước ta hội đủ cả thế và lực như Mùa xuân nay.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Để Việt Nam cất cánh

    21/02/2015Nguyễn Trần BạtHội nhập quốc tế là một cơ hội để Việt Nam có thể cất cánh. Nhưng để cất cánh chúng ta đang phải đứng trước những sự lựa chọn rất quan trọng. Chọn lối đi nào cho đất nước để cất cánh?
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • Tài nguyên địa chính trị của Việt Nam

    09/06/2014Vũ Hồng LâmTài nguyên địa chính trị là một khái niệm ít được dùng nhưng bản thân tài nguyên địa chính trị lại được khai thác và sử dụng thường xuyên. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên địa chính trị của quốc gia ấy, vào khả năng khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này...
  • Bản lĩnh Việt Nam

    01/01/1900Trần Văn GiàuQuyết không chịu bị nghiền nát như tương, mà quyết làm tất cả để trở nên rắn như thép, đó là bản lĩnh Việt Nam. Bản lĩnh này không phải dân tộc Việt Nam sinh ra đã có, mà được hình thành trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước.
  • Nghiên cứu con người Việt Nam: Mấy vấn đề nhận thức và phương pháp

    18/12/2006Hồ Bá Thâm...từ lâu các học giả nước ta đã chú ý nghiên cứu con người và nhất là con người Việt Nam từ nhiều góc độ, lối nhìn mà càng về sau càng toàn diện và sâu sắc hơn. Kết quả đó cũng khá khả quan như một bước tiến dài trên con đường nghiên cứu nhiều mặt giúp cho độc giả có hiểu biết khá hệ thống ở tầm khoa học và triết học về con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng...
  • Việt Nam và toàn cầu hóa

    12/12/2006TS. Nguyễn Quang ANhiều người có lý khi cho rằng qúa trình toàn cầu hóa mới bắt đầu ở Việt Nam từ 1986. Nếu như toàn cầu hóa như một qúa trình như trên, ở tầm dài hơn thì cũng có thể hình dung khác đi một chút...
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Nước Việt Nam không hề nhỏ

    08/08/2006Tô PhánNước Việt Nam không hề nhỏ; phải từ bỏ những tư duy cản trở sự phát triển đất nước: Và đã đến lúc tất cả mọi người phải xắn tay áo để cùng nhau làm việc thực sự vì đất nước Việt Nam hùng cường, chứ không chỉ có những lời hô hào!
  • Văn hóa Việt Nam, nhìn từ mẫu người văn hóa

    07/08/2006Song ThủyNhìn văn hóa Việt Nam từ mẫu người văn hóa, tôi tránh được một cái nhìn tuyến tính của sự biến thiên. Hơn nữa, lối tiếp cận này còn trình ra một cách hiểu khác về văn hóa. Văn hóa, tôi nghĩ, không chỉ là những gì bày ra trên mặt đất, mà quan trọng hơn, còn là những trầm tích trong lòng đất. Và trong lòng người.
  • Để chiến thắng khi Việt Nam vào WTO

    22/06/2006TS Peter Chee (Phương Thảo dịch)Là một nhà đầu tư và một người bạn của Việt Nam, đã nghiên cứu sâu về Việt Nam đồng thời tiếp xúc với môi trường kinh doanh quốc tế, tôi mong muốn được chia sẻ một vài lời khuyên mà tôi hi vọng sẽ giúp doanh nhân trong nước có thể thành công trong một thế giới mới đầy những cạnh tranh khốc liệt...
  • Việt Nam không thể đứng ngoài!

    20/05/2006Giáo dục ÐH Việt Nam cần đào tạo Cử nhân theo xu hướng hội nhập với thế giới
    Là Giáo sư trưởng bộ môn Cơ học phá hủy (Khoa Kỹ thuật Hàng không - Không gian) của ĐH Liège (Bỉ), đi thỉnh giảng ở nhiều nước trên thế giới và hiện đang là Chủ nhiệm chương trình hợp tác đào tạo Cao học Việt - Bỉ tại ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Bách Khoa TP. HCM....
  • Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

    30/03/2006Dương Trung QuốcChúng tôi xin lấy đầu đề bài báo trên đây của nhà sử học Dương Trung Quốc làm diễn đàn để bạn đọc tham gia phân tích, mổ xẻ tranh luận nhằm nhận chân giá trị của dân tộc và kiến nghị các giải pháp chấn hưng dân khí, góp phần thúc đẩy tiến trình phát triển của đất nước...
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Bàn về văn hiến Việt Nam

    26/12/2005GS. Vũ KhiêuVới Gs Vũ Khiêu - "'Văn hiến Việt Nam” là một sự nhìn lại, một cái nhìn chắt lọc, tinh tế hơn trên cơ sở của một công trình nghiên cứu đã xuất bản trước đây (do Nxb Khoa học xã hội ấn hành). Lần tái bản này tác giả mong muốn gửi đến độc giả một công trình nghiên cứu mang dấu ấn của gần cả một đời người đã sống và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa và tư tưởng...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Về nguồn gốc triết học Việt Nam

    28/10/2005TS. Trần Văn KhánhMặc dù một số tài liệu cả trong nước và ở nước ngoài đã nói về triết học Việt Nam(1), song một câu hỏi mà cho đến nay vẫn chưa có sự trả lời thống nhất trong giới lý luận - đó là: Việt Nam có triết học không? Nếu có thì đó là triết học gì? Nguồn gốc ra đời, sự tồn tại và phát triển cũng như vai trò của nó đối với hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của dân tộc ta như thế nào?
  • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước

    18/10/2005Hồ Sĩ QuýĐặt trong tương quan với những hiểu biết về các đối tượng khác, nhất là, đặt trong tương quan với những nhu cầu của sự phát triển đất nước, của sự phát triển bản thân con người trước thách thức của thế kỷ XXI, thì nhiệm vụ này thực ra là mới mẻ, cấp bách, và nói thật chính xác thì vấn đề con người trong xã hội hiện đại khác khá xa với vấn đề con người mà nhận thức truyền thống đã từng lý giải. Đây là điều cần lưu ý khi tiến hành những nghiên cứu về con người, đặc biệt là nghiên cứu lý luận...
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • xem toàn bộ