Sự chuyển pha mấy nét còn dang dở
Cái đồng hồ của người Việt
Thời gian của sự bình lặng, thời gian tính bằng tháng năm
Những nhận xét của ông nhà báo nổi tiếng là gan bởi hay nói thẳng này không phải là vô lý. Sự bình lặng là đặc điểm chủ yếu làm nên nhịp sống của xã hội Việt
Cho đến thời kỳ chống Mỹ, tâm lý đó vẫn còn phổ biến. Tôi nhớ có lần cánhphóng viên chiến trường bọn tôi từ mặt trận B5 qua trạm T.70 miền Tây Vĩnh Linh đi bộ ra Hà Nội. Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng đoạn đường mà sau này tính lại, đi mất gần một tháng cánh lái xe giỏi chỉ đi trong một ngày. Và để quên đi những mệt nhọc trên đường, chỉ còn có cách đùa bỡn:
Gớm cái "nhóc" Quảng Bình này rộng quá, đi mấy ngày không hết!
Có lẽ tới đây cũng phải mất từng ấy ngày để qua "nước" Nghệ An rồi mớisang "nước" Thanh Hóa.
Có một lý do khiến cho ngày ấy, không ai cảm thấy sốt ruột: ai cũng tính được là có vẻ đến Hà Nội thì vẫn sống theo một nhịp điệu nhản nha như vậy. Đại khái xếp hàng mua gạo cho gia đình mất cả buổi sáng là chuuyện thường, mà nếu không xếp hàng thì cũng chỉ ngồi họp hoặc đọc báo. Hà Nội hồi những năm chiến tranh và cả chục năm sau đó là một thành phố rất thanh vắng, xe bò còn là phương tiện vận tải được phép lưu thông ngay trên một số phố chính và những đôi tình nhân có thể đạp xe thong thả trò chuyện với nhau trên đường mà không sợ làm phiền đến ai cả.
Quả thực, giờ đây nghĩ lại, bên cạnh một thoáng cười mỉm về cái thuở ấu trĩ đã qua, nhiều người vẫn không khỏi thèm nhớ sự thanh thản không biết vội của thời ấy.
Thời gian này là tiền bạc, hôi hạ, chụp giật, nhưng…
Bởi vì, từ hơn chục năm nay, cuộc sống đã trở thành khác. Một nhịp điệu khác hình thành.Và một ý niệm khác chi phối. Báo chí đưa tin Việt
Tuy nhiên, sẽ là vội vàng nếu như nói rằng một ý thức hoàn toàn mới về thời gian đã ngự trị.Tốc độ cho phép của xe máy lên tới 50 - 60 km, nhưng ở thành phố, xe chỉ chạy khoảng 20 - 30km gì đấy. Từng người cố đi nhanh nhưng sự vận động của cả khối người trên đường bằng hơn xưa là bao. Phải chăng nhiều người phóng xe máy như điên, chẳng qua chỉ cốt để kịp có mặt trong một bữa nhậu, hoặc một buổi họp nhạt nhẽo, và theo dõi một thanh niên luồn lách trên đường, vượt cả đèn đỏ ngã tư, lát sau anh ta ngồi hàng tiếng đồng hồ quán karaoke. Sự chuyển pha còn đó: hiểu rằng thời gian là quý thì làm sao để biến thời gian ấy thành thực sự, nhiều người vẫn không biết. Đang thấy thịnh hành ởfcả giới bán lẫn giới lao động trí óc (chẳng han, các nhà sáng tác văn chương hoặc các cán bộ nghiên cứu khoa học) một lối làm ăn tạm gọi là chụp giật. Hàng ngày chơi dài, chỉ thỉnh thoảng mới bắt tay vào việc, song đã làm là tốc chiến tốc thắng, làm ù một cái cho xong. Hãy nhớ lại thời xưa, có những người cả đời chỉ theo đuổi một công việc chuyên môn nào đó, và họ kiên trì làm đến cùng. Có cảm tưởng như họ cần nắm được thời gian, cần nghe được sự liên tục của nó, biết hướng mình song hòa thuận với nó. Nói như cách nói của sách vở: họ tin rằng thời gian ủng hộ họ. Cảm giác ấy, niềm tin ấy, nhiều người ngày nay không có!
Thời gian và đời sống tinh thần của xã hội
Nếu như ở mỗi cá nhân, ý niệm về thời gian chủ yếu liên quan đến việc sử dụng ngày tháng sao cho hữu hiệu, thì xét ở phạm vi cộng đồng, điều này chủ yếu bộc lộ qua ý niệm về quá khứ hiện tại và tương lai mà cộng đồng đó đã và sẽ sống, từ đó toát lên quan niệm về sự phát triển của bản thân cộng đồng trong quá trình lịch sử. Đây là một vấn đề quá lớn, trong phạm vi của mình, chúng tôi chỉ xin nêu một nhận xét nhỏ: với người Việt hôm nay, thời gian vẫn đang được đơn thuần xem như một sự kéo dài liên tục, hiện tại là sự kéo dài của quá khứ, và tương lai là sự kéo dài của hiện tại.Quá khứ chỉ được xác định một lần và cứ thế mãi mãi tồn tại. Trong đời sống tinh thần chung của xã hội, cả quá khứ gần (thời chống Pháp chống Mỹ) lẫn quá khứ xa xưa (thời Hùng Vương hoặc thời Lý Trần) luôn luôn có mặt, nó đem lại cho hiện tại vừng hào quang, sức nặng và lòng tự tin và nó sẽ là nhân tố chủ yếu quy định tương lai.
“Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa,
Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường”.
(Chế Lan Viên)
Chính trên cái mạch nghĩ chung ấy, quá khứ thường được hình dung bằng những phạm trù giống như hiện tại và nếunhu trong các sáng tác văn nghệ, những anh hùng dân tộc trong quá khứ có suy nghĩ nói năng hệt như con người con người thế kỷ XX thì cũng là điều dễ hiểu.
"Khó mà tìm được một tiêu chí khắc họa đầy đủ bản chất của văn hóa, như khái niệm thời gian. Trong khái niệm ấy, thấy thể hiện đầy đủ cảm quan của thời đại về thế giới, hành vi và ý thức của con người, nhịp điệu của cuộc sống”. Một nhà nghiên cứu văn hóa người Nga, Ông A.Ju.Gurevich trong cuốn Những phạm trù văn hóa trung thế kỷ đã rất có lý rằng nhận xét khi viết như vậy. Do chỗ ý niệm về thời gian liên quan đến văn hóa, nên chúng là chúng ta cần hiểu tại sao nhiều người nước ngoài đến Việt
Qua người mà hiểu mình, cái quy luật có tính chất chủ đạo ấy trong nghiên cứu văn hóa lần này lại được chứng nghiệm. Chép lại mẩu chuyện này ở đây, chúng tôi chưa dám nói ngay rằng nhận xét của người họa sĩ kia đã chính xác hay chưa mà chỉ nhằm lưu ý là chúng ta cần phải lắng nghe, phải đối chiếu so sánh rất nhiều, phải biết thêm những cách nhìn khác về chính mình, thì mới đi tới chỗ tự nhận thức một cách chính xác. Trên báo số ra ngày 12/9/1937, nhà văn Thạch Lam trong một bài báo ngắn, sau khi kể lại rằng một người Pháp rất khen tục thờ cúng ở ta, đã nói thêm "cái đó là tùy ông thôi, còn chúng tôi, chúngtôi thấy chúng tôi quá trọng người chết, quên hẳn mất việc sống (...) chen chúc nhau mà chết đói chứ không chịu đi đến những nơi khác để chen vai thích cánh với người ta". Ở đây, vượt lên trên câu chữ cụ thể, Thạch Lam cho thấy là trước một sự việc có thể có nhiều cách nghĩ khác nhau, chú không phải chỉ có một cách duy nhất.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt