Nam, thời nào cũng vậy, luôn có một đội ngũ rất đông những người từ địa hạt văn chương đi làm báo và tiềm lực văn chương quý báu đã giúp cho nhiều người trong số họ trở thành những nhà báo giỏi. Tác giả PhanThịVàngAnh cũng không nằm ngoài quy luật đó...
"/>Nam, thời nào cũng vậy, luôn có một đội ngũ rất đông những người từ địa hạt văn chương đi làm báo và tiềm lực văn chương quý báu đã giúp cho nhiều người trong số họ trở thành những nhà báo giỏi. Tác giả PhanThịVàngAnh cũng không nằm ngoài quy luật đó...
"/>

Từ nguồn cội văn chương

06:51 CH @ Thứ Hai - 06 Tháng Mười Một, 2006

I. Có một nhà văn đilàm báo

Ở Việt Nam, thời nào cũng vậy, luôn có một đội ngũ rất đông những người từ địa hạt văn chương đi làm báo và tiềm lực văn chương quý báu đã giúp cho nhiều người trong số họ trở thành những nhà báo giỏi. Tác giả PhanThịVàngAnh cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Có thể coi Nhân trường hợp chị thỏ bông - cuốn sách tập hợp 34 bài báo đặc sắc chị đã viết trong 2 năm 2002 - 2003 trên Thể thao Văn hoá với bút danh Thảo Hảo là kết quả của sự gặp gỡ giữa văn học và báo chí khi một nhà văn đi làm báo.

Đọc những bài báo này, ta sẽ có được một cảm giác thật là thú vị: hình như đây mới chính là những bài bán của thời đại @ bởi chúng đều tập trưng phản ánh và giải quyết những vấn đề cấp thiết của đời sống hiện tại bằng cách cảm. cách nghĩ, cách nới của lớp người đương thời. Chứng được viết bằng thứ ngôn ngữ điện đại, bằng cách tư duy mới mẻ, bằng những ý tưởng trẻ trung. Chúng mang tính thời sự nóng hổi và có một hình thức ngắn gọn, cô đọng, hàm sức, hấp dẫn và minh triết. Phải chăng đây chính là cách viết báo của Việt Nam thời hiện đại bởi chúng đã đáp ứng những đòi hỏi của công chúng trong thời đại kinh tế tri thức ngày nay.

Khảo sát những tác phẩm thành công của Thảo Hảo, người đọc dễ dàng nhận thấy: chúng đều là sự tích hợp những ưu thế của cả hai loại hình: văn chương và báo chí, chất báo và chất văn hòa quyện vào nhau, tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng, phong cách của một nhà văn đi làm báo.

Nhà văn PhanThịVàngAnh là một người sớm có tư chất nghệ sĩ. Ngay từ khi còn ở tuổi nhi đồng, nhiều người đã biết đến cô bé PhanThịVàngAnh với bài thơ đầu tay Mèo con đi học. Bài thơ thật dễ thương, xinh xắn và ngộ nghĩnh chẳng khác gì một khúc đồng dao mà trẻ em lứa tuổi mẫu giáo bé nào cũng thích:

Trưa hè trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con

(Mèo con đi học)

Rồi khi trở thành sinh viên, tác giả của Mèo con đi học lại tiếp tục có nhiều truyện ngắn đăng báo.

Sinh ra và lớn lên trong một môi trường văn hoá gia đình đầy ắp không khí văn chương: cha là nhà thơ trí tuệ và tài hoa danh tiếng Chế Lan Viên, mẹ là nữ nhà văn Vũ Thị Thường, vì vậy năng khiếu thơ ca của cô bé đã được nuôi dưỡng và càng ngày càng lớn dần theo năm tháng. Chúng được thắp sáng và như có ma lực, đã cuốn hút chị, đến mức chị dám liều từ bỏ nghề bác sĩ, một nghề sang trọng, yên ổn và đầy hứa hẹn, luôn là mơ ước của bao người để dấn thân vào trường văn trận bút.

Tài năng và tình yêu văn chương đã giúp chị có được những thành công không nhỏ. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX. cùng với Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh đã sớm trở thành một trong những cây bút nữ tiêu biểu của nền văn học nước nhà thời kỳ đổi mới. Năm 1995, chị đã chính thức trình làng bằng tác phẩm Hoa muộn trong cuộc thi truyện ngắn trên Thế giới mới. Đọc tác phẩm của chị, ban giám khảo đã phải thừa nhận đây là "một cây bút có tài" (Nguyễn Khải, Văn nghệ trẻ số 01/1995). Và hơn thế nữa: "Đây là một cây bút trong dòng mực có sự hài hoà của tấm lòng nhân ái và một trí tuệ thông minh sắc sảo". Rồi tiên đoán rằng: "Tác giả của nó sẽ đi xa hơn nữa” (Nguyễn Quang Sáng, Văn nghệ trẻ số 0l/1995).

Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương có phần hứng khởi đã đưa ra kết luận: Đứng trước một thế giới văn chương đang già cỗi, hay nới đúng hơn là đang có nguy cơ già cỗi, tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh cũng như một số cây bút mới xuất hiện những năm gần đây là thứ văn chương "khi người ta trẻ". Ngày ấy, khi còn rất trẻ, chị đã đóng góp cho nền văn học dân tộc những truyện ngắn mang dáng vẻ hiện đại, trẻ trung và một văn phong đầy cá tính, gây ấn tượng khá lớn trong lòng bạn đọc.

Là một gương mặt tiêu biểu của nền văn học hôm nay, cùng với Trần Đăng Khoa, Hồ Anh Thái, năm 2005 chị là một trong 3 nhà văn trẻ đã được bầu vào BCHHội Nhà văn khoá VII, với số phiếu tín nhiệm rất cao.

Cũng giống như hầu hết các nhà văn Việt Nam từ viết văn Phan Thị Vàng Anh đã đi làmbáo. Chị mang theo niềm đam mê và cả cái vốn liếng văn chương quý báu từ nghiệp văn sang nghề báo.

II. Từ nguồn cội văn chương

Hiện nay với bút danh Thảo Hảo, Phan Thị Vàng Anh đang giữ mục Tôi nghe đọc xem thấy của báo Thể thao Văn hoá. Nhân trường hợp của chị thỏ bông là cuốn sách tập hợp những bài báo chị đã viết cho chuyên mục này trong hai năm 2002 - 2003, trừ một bài Tôi muốn đời tôi màu gìlà được viết vào đầu năm 2004 (ngày l0/01/2004).

Nghiên cứu những bài báo của chị trong một hệ thống, người đọc dễ dàng nhận thấy: chúng mang những nét đặc sắc riêng bởi đây là những bài báo của một nhà văn của thời @ đi làm báo. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn và báo đã tạo thành thứ văn phong báo chí đặc sắc, "hiện tượng hai trong một" đã làm nên bút lụt, bút hồn, làm nên cái duyên và nét độc đáo cửa ngòi bút ký giả này.

Nguồn cội văn chương đã trở thành nền tảng để chị có thể bay cao, bay xa hơn trong nghề báo, và có thể trở thành một nhà báo giỏi hôm nay. Như một thứ bảo bối màu nhiệm, những tiềm thức văn học phát sáng và giúp chị thành công.

Trầm tích văn chương đã in dấu ấn rất rõ trên các bài báo của tác giả. Trong báo của Thảo Hảo có rất nhiều văn, chất văn thấm đẫm trong từng câu chữ, trong mỗi tác phẩm và đã chi phối mọi khâu trong quá trình sáng tạo. Nó tồn tại dưới nhiều dạng thức: từ chọn đề tài đến xử lý đề tài, từ ngôn ngữ, hình ảnh đến kiểu tư duy, từ kết cấu đến giọng điệu. Nó hoá thân vào từng thành phần của tác phẩm báo chí: đặt tít mở đầu, giải quyết hay kết thúc vấn đề. Nó cũng có thể là ý tưởng, là cái xương sống giúp tác giả nhanh chóng, kịp thời sáng tạo trọn vẹn một tác phẩm báo chí.

Là một nhà văn đi làm báo nên không có gì làm khi ta bắt gặp trong báo chí của Thảo Hảo rất nhiều tri thức văn học. Chúng đã chi phối rất rõ cách lựa chọn đề tài của tác giả. Điều đó lý giải tại sao chị lại là nhà báo chuyên viết về lĩnh vực văn hoá. Tất cả những bài trên Thể thao Văn hoá đều có nội dung văn hoá. Chúng rất báo chí bởi rất ngắn (không quá 1500 từ) rất thời sự, thẳng thắn trong thái độ và hữu hiệu về giải pháp. Dưới chiều sâu văn hoá, những điều chị đặt ra trong một bài báo tưởng nhỏ mà không hề nhỏ bởi vì chúng đang là những vấn đề bức xúc có tác động mạnh tới đời sống toàn xã hội.

Là một người làm thơ có trái tim mẫn cảm lại là một người viết văn xuôi có một kiến văn sâu rộng, khi đi làm báo, Thảo Hảo đã mang theo sự tinh tế, năng lực khái quát và nghệ thuật điển hình hoá của văn chương sang nghề báo, vì vậy như một chiếc ra đa thính nhạy, giống như những thầy thuốc Đông y chị đã bắt mạch rất đúng, rất trúng những vấn đề nóng nhất những vấn đề thời sự nhất nhưng không phải ở bề nổi mà thường âm thầm, như những mạch ngầm trong đời sống văn hoá dân tộc. Tiêu điểm cuộc sống mà chị chăm chú nghe, đọc, xem và đã thấy không phải là những tệ nạn đã trở thành quốc nạn trông thấy nhỡn tiền, những kỳ án, trọng án đang thu hút sự chú ý của nhiều kẻ hiếu kỳ, cũng không phải là những vấn đề có ảnh hưởng lớn đến nền an ninh quốc gia hay thế giới mà thường là những phát hiện rất tinh tế về những chuyện đời thường nhưng nhức nhối. Đọc chúng, ta sẽ thấy: có lẽ đây mới chính là những vấn đề văn hoá nổi cộm nhất ở một đất nước đang bước vào thời kỳ hội nhập. Căn bệnh trầm kha này nếu không chạy chữa kịp thời sẽ bào mòn, sẽ làm băng hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp, sẽ dẫn đến tội ác, sẽ là nguyên nhân sâu xa trì kéo sự phát triển của đất nước hôm nay.

Những bài báo của chị luôn có tính vấn đề: 34 bài bán là 34 vấn đề - những vấn đề rất thời sự. Sự xuống cấp của ngành giáo dục qua hình phạt cô giáo bắt học trò liếm ghế, nạn dịch cúm gà, vấn đề nuôi cá chim trắng, chất lượng một bộ phim vui được trình chiếu, vấn đề tai nạn giao thông... Những vấn đề này lại được đăng tải liên tiếp trên một tờ báo, trong một chuyên mục nên càng gây ấn tương. Tất cả đều là những tản văn được viết rất ngắn nhưng bên trong lại hàm chứa sức nặng của một phóng sự.

Mỗi bài báo đều mang tính phát hiện cao và được viết bằng một thái độ thẳng thắn, dũng cảm với một cách viết rất văn, nên dù là đề cập đến lĩnh vực nào của đời sống thì tác phẩm của chị không chỉ đưa lại cho bạn đọc những thông tin cần thiết mà còn vô cùng hấp dẫn.

Do nhạy cảm, sự trải nghiệm và những tiềm thức văn chương đã giúp chị dễ dàng phát hiện ra bao điều cần viết và có một cách trình bày vấn đề rất sáng và tinh qua cái nhìn thấy để viết rất hay về những cái mà mình cảm thấy.

Đó là thói làm ăn tắc trách, cha chung không ai khóc, gặp chăng hay chớ của không ít quan chức trong bộ máy công quyền và các ban ngành mà tác giả đã phản ánh trong các bài: à ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói, Tư cách con cá, Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào? Nếu tao là Nhà nước, Hàng không có biết thương dân, Cái không thuộc y đức, Nhật ký gã đào nương...

Đó là những bê bối của Ngành giáo dục, chị đã viết và tìm cách tháo gỡ: Ai khiến mày lạ, Sự nan giải của Tí, Gửi trứng cho ác, Món nợ ngành giáo dục, Cuối cùng là lè lưỡi…

Đó là sự yếu kém của phản ảnh và nghệ thuật nước nhà, qua các bài: Cái bệnh hòn non bộ, Có đức mà không có tài, Ai cho mày chê con tao xấu, Ra về giữa lúc giải lao, Biết tin ai bây giờ, May mà không biết vẽ...

Để góp phần xây dựng một nếp sống đẹp, tác giả đã mạnh dạn phê phán lối sống vô cảm. lối viết vô hồn của nhiều cây bút và tất cả những cách ứng xử phi văn hoá trong cuộc sống: 150 con vịt = 75 cân, Học cách chết, Nhân trường hợp chị thỏ bông, Đánh kẻ ngã ngựa, Nhật ký đào đường, Học phí phải trả bằng máu, Không bao giờ hoàn hảo, Mì gói bạn hay thù, Gửi đoàn của tôi, Lên đường đi các bác, Tôi muốn đời tôi màu gì.

Rõ ràng: sự sắc nhọn của một nhà báo, sự thông minh và bản lĩnh đã giúp chị có được một thái độ dũng cảm để không né tránh bất kỳ vấn đề gai góc nào và dám đi đến cùng ở một chiều sâu văn hoá và với một ý thức xây dựng. Chị không dừng lại ở bề nổi của sự việc, không dừng lại ở mục đích phơi bày cái xấu, hay đưa ra những tin tức giật gân nhằm thoả mãn thị hiếu của số đông chuộng lạ, khiến cho không ít người đọc cảm thấy ngại ngùng, mà theo lý thuyết Tảng băng trôi của Hêmingwây, mỗi bài báo của nữ nhà văn này đều mang một tinh thần nhân bản sâu sắc.

Nhờ biết kết hợp trái tim nóng của một nhà vãn với cái đầu lạnh của một nhà báo nên bao giờ mọi vấn đề đưa ra đều được tác giả phân tích rành rẽ và cũng được trình bày một cách đầy thuyết phục. Chị không chỉ viết về cái tốt mà luôn phát hiện và thẳng thắn phê phán những cái dở trong tính cách con người, những hành vi phản văn hoá trong đời sống xã hội, từ đó thức tỉnh con người hãy sống tốt đẹp hơn. Chị đã nghe, nhìn, đã thấy trong cuộc sống: nhiều thói đen bạc, nhiều kẻ cơ hội, nhiều cách làm ăn tuỳ tiện, thiếu khoa học, cả tâm lý sợ cái lạ, sợ trách nhiệm, thói làm ăn tắc trách, gặp chăng hay chớ, luôn bằng lòng với hiện tại không có ý chí vươn lên để đạt đến đỉnh cao mà cuộc sống luôn vận hành ở thế đi lên. Từ điển nhìn hiện tại, với cách tư duy mới, chị dám thẳng thắn lật lại nhiều vấn đề như quan niệm về tài và đức, dám nói đến những điều xưa nay người đời thường né tránh: phê phán lối sống của không ít những vị cao niên, hay sự buông xuôi cho số phận của những người không may gặp phải căn bệnh hiểm nghèo...

Trong bất kỳ tình huống nào tác giả cũng đưa ra được một cách giải quyết tích cực, giúp cho con người dám chấp nhận và đối diện với thực tại, để có đủ nghị lực, bình tĩnh vượt qua mọi bi kịch, vượt qua mọi khó khăn để sống xứng đáng như một con Người.

Tri thức văn học đã giúp tác giả rất nhiều khi hoá giải những vấn đề của cuộc sống và chúng đã được chị sử dựng một cách đắc địa trong sáng tạo tác phẩm báo chí. Chẳng có thể là một câu thành ngữ, tục ngữ, một câu ca dao, một câu thơ, một điển tích điển cố, là thứ ngôn ngữ có hồn và rất giàu hình ảnh, là tên một nhân vật, tên một tác phẩm, một cốt truyện, một ý tưởng, một kiểu tư duy văn học, một thủ pháp nghệ thuật một thể loại văn học...

Trong bán của Thảo Hảo, nhưng chất liệu văn học này được sử dụng thường xuyên và vô cùng linh hoạt. Dĩ nhiên tần số xuất hiện lớn nhất và chúng để nhận thấy là ở tên của các bài báo. Chẳng hạn: Có đức mà không có tài, Giao trứng cho ác, Đánh kẻ ngã ngựa...

Không chỉ sử dụng thành ngữ, tục ngữ, tít của bài báo có thể được sáng tạo trên cơ sở tên một tác phẩm văn học nào đó: Tư cách con cá (Tư cách mõ của Nam Cao), Học phí trả bằng máu - tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Phục). Hay thật hóm hỉnh khi bắt chước cái giọng ngậm hạt thị của những vị quan vô trách nhiệm đang hiện diện trong cuộc sống: ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói.

Nhìn chung, tác phẩm báo chí của chị thường có những cái tên rất giản dị. Bởi văn chương của chị là thứ văn - báo chí hiện đại giàu thông tin, cô đọng, dân chủ và gần gũi với đời sống chứ không phải là thứ văn chương bóng bẩy, mĩ miều mà không ít người viết báo non tay đưa cố tình "làm văn" một cách ngô nghê. Mỗi cái tít là một câu hỏi đặt ra trước cuộc sống: Tôi cũng muốn ăn cắp, Tôi có đủ thuốc ngủ rồi, Học cách chết, Biết tin ai bây giờ để bóp (gần) chết lòng yêu nghề, May mà không biết vẽ, Ai sẽ làm việc này đây? Ai khiến mày lạ? Ở đâu có bản kính viễn vọng?Sự nan giải của Tí, Không có chồng thì đừng có làmgiàu, ở Việt Nam mình cái đó rất khó nới. Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào, Nếu tao là nhà nước, Hàng không có biết thương dân? Cái không thuộc về y đức, Nhật ký (gã) đào đường, Không bao giờ hoàn hảo, Mì gói, bạn hay thù? Gửi Đoàn của tôi, Lên đường đi các bác, Tôi muốn đời tôi màu gì?

Nhờ những cái tên tác phẩm hấp dẫn, với lối viết thẳng thắn, dân chủ và tôn trọng người đọc (thậm chí có lúc như muốn "gây sự), tác giả đã tạo ra được thế đối thoại với công chúng một cách cởi mở nên các bài báo của Thảo Hảo thường rất thu hút sự chú ý của đông đảo độc giả.

Không chỉ ở đầu đề bài báo mà chất văn còn được thể hiện rất rõ trong nghệ thuật dựng truyện. Bài báo nào cũng có cốt truyện nên dễ nhớ và hấp dẫn, gây ấn tượng cho bạn đọc. Nếu làm một cuộc khảo sát ta sẽ thấy: công chúng Việt Nam hôm nay đa số thích kiểu viết báo có truyện này. Trong báo của Thảo Hảo, tất cả đều là những truyện lạ nhưng có thật. Các tình huống truyện được xử lý một cách linh hoạt. Nếu báo là sự thật thì văn là hư cấu. Bán của Thảo Hảo có rất nhiều văn nên cũng có rất nhiều hư cấu nhưng hư cấu đấy mạnh không hề bịa đặt bởi đó là những tình huống giả thuyết được bất nguồn từ những điều có thật trong cuộc sống.

Chẳng hạn có những tình huống hoàn toàn tưởng tượng: chuyện một Việt kiều xa Tổ quốc lâu ngày mới về nước, rỗi rãi mượn thẻ của bạn, đến thư viện quốc gia đọc sách. Từ góc nhìn đó mà "trông người lại nghĩ đến ..."cách tổ chức, quản lý của thư viện, cách phục vụ đầy tắc trách của các nhân viên, gây nên không ít phiền hà và lãng phí tài sản tinh thần quý báu ở nước Việt Nam ta, qua đó tác giả đã bàn đến một vấn đề rộng hơn là văn hoá đọc (Tôi cũng muốn ăn cắp). Có khi lại tưởng tượng ra một cuộc đi săn gấu, từ đó phê phán những ông trí thức vô tích sự, thiếu dũng khí nhưng lại cho phép mình được tự do sống buông thả và rất thiếu nghiêm túc. Có bài lại tạo ra cuộc tranh luận với nhà báo Khuê Văn về đề tài: Nếu một ngày kia nhặt được vật lạ, từ đó phê phán cái thói sợ lạ của dân mình.Từ sợ lạ, sợ trách nhiệm dẫn đến vô trách nhiệm, làm uổng phí bao của cải, tiền bạc của nhà nước và nhân dân. Có lúc qua câu chuyện ngụ ngôn Nhân trường hợp chị thỏ bông, tác giả đã rút ra bài học về cách ứng xử trong quan hệ vợ chồng...

Cách chọn mẫu này nằm trong thủ pháp điển hình hoá của văn học và nhờ phương thức điển hình hoá mà tất cả đã trở nên thật hơn sự thật ở ngoài đời. Có khi bài báo được xây dựng bằng cách kể lại một câu chuyện đã có trong sử sách, theo lối "ôn cố tri tân". Tôi có đủ thuốc ngủ rồi, là một bài báo được viết theo cách này. Để phê phán kiểu chú giải sách mang tính áp đặt, thiếu khoa học "cứ như đinh đóng cột", có nguy cơ giết chết nhu cầu sáng tạo của người đọc, biến con người trở nên lười biếng, biến học sinh thành một lũ vẹt (Tôi có đủ thuốc ngủ rồi) tác giả đã kể chuyện Lỗ Ai Công trong sách Nam hoa kinh của Trang Tử.

Mỗi bài kết cấu một cách, mỗi bài mở đầu một kiểu. Bài Món nợ của ngành giáo dục đã được mở đầu một cách rất tự nhiên bằng một câu thơ trong bài Quê hương của Giang Nam: Ai bảo chăn trâu là khổ? Có bài lại dưới hình thức một bức thư, qua đó phê phán cái lối quản lý các công trình văn hoá phi văn hoá của ngành du lịch (Nếu tao là nhà nước)...

Nhìn chung những bài báo của Thảo Hảo thường được mở đầu một cách rất tự nhiên, bằng cách đi thẳng vào vấn đề của báo chí:

Như thế này (Biết tin ai bây giờ?)

Hãy làm bài tập nhỏ này (Giao trứng cho ác)

Truyện như sau (À ở Việt Nam mình cái đó rất khó nói)

Thưa Đoàn (Gửi Đoàn của tôi)

Dù là mở đầu, ở giữa tác phẩm hay kết thúc bài báo đều được viết bằng một thứ văn rất mộc mạc, ngắn gọn đầy thông tin và luôn ở thế đối thoại với người đọc, tạo nên ở có một kiểu viết báo rất đa giọng điệu,

Lè lưỡi để làm gì? Để liếm ghế. Ghế gì? Ghế cô giáo. ( Cuối cùng là lè lưỡi)

Là một nhà thơ, một nghệ sĩ đi làm báo, có lúc chị vô tình đánh rơi vào tác phẩm báo chí của mình nhưng ngôn ngữ thật nhiều màu sắc, giàu hình ảnh với lối so sánh đầy sáng tạo, một cách tư duy thật hiện đại về trách nhiệm của mỗi bạn trẻ đối với cuộc sống:

"Làm mãi một cơ quan, sống mãi một nơi, ăn mãi một quán… sẽ mang đến cho một tấm thảm đời tẻ nhạt. Muốn có những hoa văn cổ quái, màu sắc cực kỳ tăm tối hay vô cùng rực rỡ, thì phải dấn thân mà tự dệt.." (Tôi muốn đời tôi màu gì).

Ngôn ngữ trong báo của Thảo Hảo là thứ ngôn ngữ của thời đại kỹ thuật số. Đó là sự gặp gỡ giữa ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ báo chí. Nó ngắn gọn, chính xác nhưng rất giàu giá trị biểu cảm. Có thể ngắn đến tối đa chỉ cần chuyển tải thông tin: Tí chỉ cần học giỏi:môn Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ nhưng lại cũng là thứ ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và đầy tính triết lý, đầy tinh thần hài hước:

Và bố Tí, giờ mới hiểu nỗi lòng của các giáo viên khi phải đối mặt với tinh thần "thành tích" của mẹ Tí trước các chị em cơ quan, nên đành phải dẹp ngay cái lối giáo dục của riêng mình, ngậm ngùi nhìn Tí bay theo đàn chim vẹt" (Sự nan giải của Tí).

Người đọc sẽ thấy trong báo của Thảo Hảo rất nhiều từ ngữ hiện đại, những con số và bao nhiêu là ký hiệu: e mail, file, 150 con vịt - 50 cân, những biển báo được cách điệu với bao ô vuông, ô tròn, hình tam giác, hình chữ thập... Đó chính là thứ văn phong của thời hiện đại.

Sự hàm súc làm cho tác phẩm báo chí của chị thường ngắn gọn. Tất cả đều không quá 1.500 từ, nhưng đọc xong bao giờ độc giả cũng rút ra được một bài học nào đó thật sự bổ ích. Chúng chỉ là những tản văn nhưng dồn nén và mang sức nặng của một phóng sự

Chính những trầm tích văn chương đã góp phần quan trọng làm nên nhũng bài báo có dung lượng nhỏ và cô đọng đó. Bao nhiêu điển tích điển cố văn học (Rùa vàng hồ Hoàn Kiếm, Trần Quốc Toản bóp nát trái cam), những thành ngữ tục ngữ (Bé xé ra to, Trời sinh voi trời sinh cỏ, Hai đánh một chẳng chột cũng què), những câu thơ (Ai bảo chăn trâu là khổ) hay những nhân vật và tác phẩm văn học (Hercule, Hoàng Tử bé, Vua Sáo, Truyện Lỗ Ai công, Truyện của A. Daudes) trong nước và ngoài nước có thể thường xuyên xuất hiện đắc địa ở bất kỳ thành phần nào của bài báo tạo cho chúng những tầng ý nghĩa sâu sắc hàm súc. Chúng giúp tác giả bỏ qua lối văn chương công nghiệp đầy tính khuôn mẫu của báo chí để đến được với thứ văn của báo đầy cá tính nhưng lại mang hồn Việt làm cho báo của chị không chỉ đơn thuần là việc chuyển tải thông tin mà còn mang mục đích kép là: bồi dưỡng mỹ cảm cho con người.

Điều thú vị nữa là báo của Thảo Hảo rất giàu chất hài và chất trí tuệ. Đó là đặc trưng quan trọng của văn hóa hiện đại, đó là cái duyên của ngòi bút ký giả này, nó góp phần giảm độ căng khi tác giả cần phải giải quyết nhiều vẩn đề gai góc, nhưng lại có được sự đồng thuận từ phía bạn đọc.

Chẳng hạn: trong bài Cụ Rùa thuộc biên chế bộ nào? từ điểm nhìn văn hoá thiêng liêng, chị đã phê phán khá nghiêm khắc cái cách quản lý văn hoá phi văn hoá thường thấy hiện nay, nhưng người nghe vẫn không có cảm giác đao to búa lớn :

"Quản lý một biểu tượng đâu phải chỉ quản lý cái phần xác của biểu tượng đó, mà còn là quản lý cái phần hồn kia."

Mặc dù trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí, tác giả đã khai thác và vận dụng khá nhiều tri thức văn học nhưng ở đây không thấy hiện tượng: văn chương lấn át báo chí mà ngược lại, người đọc càng tin rằng: đây chính là một hướng đi chắc chắn có nhiều ưu thế của báo chí Việt Nam thời đại @. Rằng: nguồn cội văn chương sẽ là cơ sở, nền tảng vững chắc giúp người làm bán thành công. Từ viết văn sang làm báo, cũng giống như trường hợp những họa sĩ đi viết văn, làm báo (Nguyễn Thị ChâuGiang, Lưu Đình Giang, Phan Hồn Nhiên, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Danh Lam), họ đều mang đến cho nghề mới của mình một hương sắc độc đáo. Hai lực trái chiều như vừa hút vừa đẩy đã tạo ra trong tác phẩm của một nghệ sĩ nhiều nét mới lạ. Được đào tạo nghiêm túc chuyên sâu về một chuyên ngành nghệ thuật họ thường có vốn văn hoá nền tốt, có cách tiếp cận cuộc sống dưới nhiều góc độ. Có năng khiếu quan sát và phát hiện vấn đề. Đặc biệt văn và báo đều là nghề viết mà văn học chính là nghệ thuật ngôn từ nên những người viết văn, học văn khi sang làm báo hơn ai hết họ luôn có nhiều cơ hội để thành công.


Phan Thị Vàng Anh - cây bút đa năng

Con người Vàng Anh tồn tại nhiều mặt tính cách. Vàng Anh của thơ, của truyện, của kịch bản phim, biên tập sách, của tạp bút, tiểu phẩm... và gần đây nhất là Vàng Anh trong phim tài liệu hiện đại. Nhưng trong gương mặt đa năng đấy, vẫn luôn hiện diện một cây bút sắc sảo, tinh tế và đầy tinh thần đương đại.

Vàng Anh của thơ

Hôm nay trời nắng chang chang.
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì.
Chỉ mang một chiếc bút chì.
Và mang một mẩu bánh mì con con.

Sự nghiệp thơ của Phan Thị Vàng Anh chỉ dừng lại ở đấy, hoặc có viết cũng không đưa ra phổ biến nữa.

Vàng Anh của truyện

Nổi nhất của Phan Thị Vàng Anh phải nói là truyện ngắn. Vỏn vẹn chỉ trong hai tập truyện Khi người ta trẻ và Hội chợ, nhưng Vàng Anh đã tạo nên một phong cách truyện ngắn rất đặc trưng: ngắn gọn, súc tích mà sắc sảo, thâm thuý và không lẫn vào đâu được. Bác Nguyễn Khải từng khen Vàng Anh một câu rất ngắn mà nức tiếng: Nguyễn Huy Thiệp mặc váy.

Vàng Anh của tạp bút

Vàng Anh luôn biết dừng lại đúng lúc. Đang từ núi truyện ngắn, chị leo xuống đất rồi lồm cồm bò lên một núi khác, gọi là tản văn. Sau gần 3 năm liên tục xuất hiện trên mục Tôi xem nghe đọc thấy - báo TT&VH, Vàng Anh tập hợp lại thành một tập sách nhỏ Nhân trường hợp chị thỏ bông. Bạn đọc như vừa gặp lại một Vàng Anh quen thuộc của truyện ngắn, lại vừa ngạc nhiên phát hiện ra một Vàng Anh khác, nhiều màu hơn.

Trong 34 tản văn in trong tập này, có những cái thể hiện một Vàng Anh đầy tinh thần công dân, xây dựng, thẳng thắn và dân chủ. Duyên dáng nhất, hóm hỉnh nhất, đàn bà nhất phải nhắc tới cái Nhân trường hợp chị thỏ bông, lấy làm tiêu đề cho cả tập.

Vàng Anh của phim

Vàng Anh đang dừng lại với tản văn, với một tập sách và cái bút danh Thảo Hảo để đời. Lần này chị nhảy sang một lãnh địa khác, không phải thế mạnh của mình là phim tài liệu. Sau ba tháng theo lớp học làm phim tài liệu Varan (làm phim trực tiếp), thành quả của chị là bộ phim tài liệu dài 33 phút có cái tên rất ngộ nghĩnh Trong phường Thành Công, có làng Thành Công.

Phim làm xong từ năm ngoái, nhưng mãi tới tháng 11 vừa rồi mới được đem ra chiếu tại L'Espace ở Hà Nội trong chương trình phim tài liệu Sống ở thành phố. Không khí tại hội trường hôm đó, khoảng 2/3 khán giả ta, 1/3 khán giả tây lâu lâu lại rộ lên cười từng hồi khi chứng kiến cảnh sinh hoạt vui vẻ, hài hước và khá náo nhiệt của những người dân lao động bình thường trong một khu phố nhỏ của Hà Nội.

Ý thức rất rõ mình là một người mới đến nên Vàng Anh không tham vọng làm phim luận đề to tát về thế hệ này thế hệ nọ, chỉ đơn giản xoáy ống kính (bằng máy quay phim kỹ thuật số) vào một chủ đề rất thú vị trong đời sống thường nhật của người dân đô thị nhưng ít ai để ý - cái loa phường.

Bộ phim kể chuyện về cảnh sinh hoạt náo nhiệt của một ngôi làng cổ trong phường Thành Công, nơi người ta phải sửa chữa lại đường dây và lắp đặt loa phát thanh mới. Máy quay (bộ phim này do chính Vàng Anh tự quay và đạo diễn) bắt đầu mô tả cảnh sinh hoạt thường ngày của bà con lao động trong khu phố, những gánh hàng rong của các bà các chị, chiếc xe chở than tổ ong của một anh nông dân, một con cua nhỏ thoát ra từ rổ cua của chị bán hàng rong bò lổm ngổm trên phố... rồi đi vào nội dung chính: lắp đặt loa phường làm sao để truyền thông tin đến bà con nhanh và hiệu quả nhất. Thế là nảy sinh đủ chuyện, nào là đường làng quá hẹp khó bắt dây vào, phát thông tin vào giờ nào hiệu quả nhất, bố trí loa như thế nào cho hợp lý để bà con khỏi kêu là chĩa thẳng vào nhà, đinh tai nhức óc đến nỗi nhiều người dân phải lén leo lên phá loa hoặc xoay loa hướng lên trời.

Đoạn kết phim đọng lại nhiều dư âm. Sau một ngày sinh hoạt náo nhiệt, bà con làng Thành Công thu dọn trở về nhà trả lại cho phố phường sự yên tĩnh, ánh sáng của đèn điện hắt lên tường những con ngõ sâu hun hút, chiếc loa phường nằm lặng lẽ cô độc trên cao...

Và sẽ là...?

Có thể sẽ chẳng bao giờ Vàng Anh theo nghề phim tài liệu như chị nói, nhưng chị đã học được rất nhiều cái nhìn từ đây. Ấy là cách nhìn cuộc sống không công thức, sáo mòn, giáo điều, không áp đặt. Và khi truyền đi một thông điệp, là không phải để mất đi các mối quan hệ mà là để có thêm các mối quan hệ, là không phải nhìn về người khác mà là sống với người khác, là tính hài hước và nhân bản khi nhìn cuộc sống.

(Theo Sinh Viên Việt Nam)


Đọc Phan Thị Vàng Anh

Huỳnh Phan Anh (trích từ Không gian & Khoảnh khắc văn chương, NXB Hội NhàVăn)

Ý niệm nhà văn trẻ thường gây ngộ nhận, từ đó người ta dễ có cái nhìn lệch lạc bất công về tác giả lẫn tác phẩm. Raymond Radiguet thường giấu tuổi và yêu cầu mọi người hãy đánh giá mình trên chính tác phẩm chứ đừng căn cứ trên tuổi tác của mình. Một tác phẩm ra đời, tự nó tồn tại hoặc tìm kiếm cho nó một định mệnh. Tiểu sử, giới tính, tuổi tác của nhà văn không thêm thắt, sửa đổi gì được nó, và nhà văn lại càng không có ý kiến gì về nó hoặc về những gì người ta nói về nó. Đó là nét đặc trưng, cũng là cái đẹp không thay thế được của sáng tạo.

Phải nói gì về Vàng Anh? Một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi, một nhà văn đã sớm định hình ngay từ tập truyên đầu tay, một giải thưởng quốc gia dành cho nhà văn trẻ v.v... và còn gì nữa? Tất cả đều đúng, nhưng tôi không quên rằng vượt lên trên những thông tin đó, tác phẩm của Vàng Anh hay bất luận của ai khác dù bao người đã đọc tới và nói tới, vẫn còn và mãi mãi vẫn còn là một sự chờ đợi, một thách thức. Cho nên tôi muốn đọc Vàng Anh mà không bị rằng buộc gì bởi một định kiến có sẵn chỉ tai hại cho việc đọc của tôi, cho việc tìm kiếm cái thế giới truyện của Vàng Anh.

Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế giới đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên những trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới.

Tất cả xuất hiện dưới ngòi bút Vàng Anh tự nhiên làm sao, dễ dàng làm sao như chẳng có gì quan trọng, ghê gớm trên đời này. Cuộc sống lên tiếng, người viết chỉ cần lắng nghe và tạo cơ hội cho nó, không cần tra hỏi vặn vẹo cũng không cần đặt vấn đề hay đưa ra những kết luận. Nhưng văn chương không vì thế mà biến thành cuộc dạo chơi vô hại hay trò đùa tùy hứng, tôi nghĩ Vàng Anh có tất cả để gây cho người đọc những ấn tượng không bình yên, ngay khi cô nói về những điều rất thường tình của cuộc sống, bằng cái giọng hờ hững xem ra chẳng có gì phải trố mắt kinh ngạc cả. Bởi cô có cách nói riêng của cô.

Đọc Vàng Anh là tìm đến, làm quen với cái thế giới rất gần gụi và cũng rất xa lạ, của những tâm hồn trai gái với những ưu tư, những quan hệ buộc rằng, những biến cố không vượt ngoài cuộc sống đời thực thường ngày trong những không gian rất đỗi quen thuộc từng ngày từng buổi, từ nhà tới trường, qua các đường phố, các quán cà phê, các trang sách... Đôi khi họ bước vào một chuyến đi ngắn ngủi ra khỏi thành phố, ra khỏi cuộc sống chật chội thường ngày, ra khỏi những trang sách vừa hứa hẹn vừa cầm tù tự do của họ, một chuyến đi không thích thú, khi đi cũng như khi trở về. Họ gặp nhau không sôi nổi, họ chia tay nhau không hứng thú, và dù để gặp lại hay không thì cũng với những rằng buộc lơi lỏng, không thường tồn, không tất yếu, trong tình bạn chung trường chung lớp, hay cả trong tình yêu. Họ vẫn cười nói vui đùa đó, nhưng họ có vẻ nguội lạnh thế nào ngay khi họ làm con thiêu thân mù quáng lao vào cuộc phiêu lưu nóng bỏng. Đối với họ, dường như cuộc sống lúc nào cũng toát ra mùi vị đơn điệu, buồn chán với toàn những cái nhạt nhẽo "vớ va vớ vẩn". Nếu không dửng dưng mãi được, người ta phải làm gì để lãng quên hay lấp đầy những khoảng trống? Một cuộc phiêu lưu hay một trò đùa biết đâu có thể gây được một chút cao trào. Hay ít ra cũng mang lại cho cuộc sống tẻ nhạt này một mùi vị khác thường. Họ muốn "có cái gì sẽ nổ và biết đâu sẽ vui hơn". Thậm chí có lúc họ nghĩ "bây giờ mà chết thì cũng không có gì tiếc". Phải chi mọi người hiểu được ở cái tuổi của họ "người ta điên đến mức nào, ngông cuồng đến mức nào". Không nên nhìn thái độ nổi loạn kia như một căn bịnh đến từ một phương trời hay một bóng ma văn chương nào xa lạ. Đơn giản đó là một phản ứng, và đằng sau phản ứng, đó là khát vọng sống thực đáng trân trọng. Dửng dưng hay đùa nghịch đến độc ác, đó cũng chỉ là cách nói không, trước những bóng ảnh hời hợt, gian trá, nhẫn tâm của cuộc sống.

Trong cuộc đời thực đầy những cái không thực, tình yêu cũng là mảnh đất tốt để người ta chơi trò hú tim với kẻ khác và với chính mình. Họ biết rằng họ đùa đó, nhưng họ chân thực và trọn vẹn biết bao. Bởi trò đùa ở đây không dẫn dắt tới đâu mà không ngớt đưa họ trở về với chính họ cùng ước muốn vô vọng của họ, và trên đường về có khi họ bắt gặp cái chết tự ý hay vô tình. Trò đùa buồn nản, bởi người ta yêu và nhìn mình đang yêu đồng thời biết tình yêu kết thúc khi người ta không chơi nữa, hoặc kết thúc ngay từ đầu bởi đúng ra nó không hề có thật. Làm gì có trò chơi trong trò chơi về tình yêu khi người ta vừa chơi một cách sáng suốt vừa dám "đánh đổi tất cả' và dám "lừa mình" tới nơi tới chốn. Buồn quá! Đó là không khí toát ra từ những truyện về tình yêu của Vàng Anh. Những truyện về tình yêu không có bóng dáng tình yêu nơi những người trẻ kinh ngạc với chính tuổi trẻ của mình. Tình yêu là cái gì đã qua đi, đang tan biến hay chỉ là sự chờ đợi khốn khổ: chờ đợi cái không biết đến bao giờ, sự chờ đợi tự nó như không chờ đợi gì. Chuyện tình xẩy ra dưới một mái nhà giữa người đàn bà trẻ và ba thế hệ đàn ông kế tiếp nhau đang cùng hiện diện chính là bóng ảnh say mê của những cuộc tình chồng chất lên nhau, đan chéo vào nhau với quá khứ, hiện tại và tương lai hòa quyện vào nhau. Đó là tất cả những không là gì. Đó cũng là dung nhan kỳ lạ của tình yêu, không dễ gặp trên những trang văn. "Khi mình còn trẻ", một nhân vật của Vàng Anh đã buột miệng như luyến tiếc một thời đã mất với những bóng hình trai trẻ đã qua đi, khi chỉ còn lại một chút gì để nhớ nhung để chờ đợi, tất cả mơ hồ như sương như khói. Bóng dáng tình yêu thoáng hiện mong manh quá, chẳng trọn vẹn chút nào, nhưng còn đâu!

Điều đáng nói là nhân vật của Vàng Anh, khi tỉnh táo cũng như lúc điên rồ, họ không hề đánh mất sự thuần khiết, ngay trong tuyệt vọng bế tắc. Họ thường là nạn nhân trong những cuộc chơi liều lĩnh, táo bạo, mặc dù họ vẫn sáng suốt. Có lẽ họ nhẫn tâm với chính họ hơn là với cuộc sống. Họ làm những trang văn của Vàng Anh trở nên thơ và xúc động hơn trong cái không khí âm u, xám xịt của chúng. Họ đáng yêu hơn những nhân vật của Sagan mà người đọc có thể liên tưởng tới khi đọc Vàng Anh bởi sự buồn chán, sự nổi loạn không đẩy họ tới những buông thả, phá phách, suồng sã, mù quáng một cách vô duyên cớ, đặc trưng của một tuổi trẻ nào khác, ở một nơi nào khác.

Bước vào thế giới truyện ngắn Vàng Anh tức là bước vào thế giới của khoảnh khắc tự chúng đầy đủ nhưng không đóng lại bao giờ. Có nên gọi đó là những lhaỏnh khắc mở, những khoảng khắc luôn nhắc nhở đồng thời kêu gọi những khoảnh khắc khác và mãi mãi như thế. Những khoảnh khắc của cuộc sống càng trở nên vô tận dưới ngòi bút nhà văn khi đã được nhân lên nhiều lần bằng trí tuệ và mộng tưởng của người viết và của cả người đọc. Với Vàng Anh, những khoảnh khắc đó càng mở càng thoáng, càng hứa hẹn ngay trong lượng ngôn từ dè sẻn, chắt lọc mà cô dàn trải lên trang giấy, thong dong và tự nhiên làm sao, khoảnh khắc có khi chỉ là sự kế tục hay bắt đầu lại của một khoảnh khắc khác. Câu văn mở đầu hay kết thúc dường như không hề được chuẩn bị mà chỉ xuất hiện một cách tình cờ, hờ hững có lẽ vì người ta không nhất thiết phải mở đầu hay kết thúc như thế. Mở đầu hay kết thúc cách nào thì có gì quan trọng. Bởi người viết có thể trở lại trong cuộc hành trình mới bắt đầu từ chính chỗ kết thúc. Không có dấu chấm hết cho những khoảnh khắc "kịch câm" hay tuồng đời.

Vàng Anh rất tiết kiệm chữ nghĩa. Cô cũng không dẫn dắt, không tạo đột biến, không gây bất ngờ, tất cả chừng như chỉ còn là những tiểu xảo không cần thiết. Sự việc đã xẩy ra như thế, không khác được, không né tránh được, không sửa đổi gì được: một chuyện tình buồn, một tâm trạng chờ đợi, một chuyến đi, một trò chơi bi thảm và say mê, kỷ niệm về người cha cũng là người thầy tận tụy... Tất cả giản dị quá, tự nhiên qua,ù dưới ngòi bút lạnh lùng của Vàng Anh dường như không chuẩn bị cho mình và cho người đọc, cũng không hàm ngụ một gợi ý đánh giá hay gửi gấm điều gì mặc dù nó không thiếu sự nhạy bén, sự sắc sảo, sự tinh tế sẵn sàng nắm bắt những gì ẩn tàng nhất, đằng sau những cái thường tình nhất, gần gũi nhất, xem ra không đáng kể. Ngòi bút Vàng Anh dễ nhận ra chất bi kịch từ những điều không đáng kể đó, đồng thời nói về bi kịch bằng giọng phớt lạnh như không. Có thứ phong cách như không thiết tha gì tới phong cách nhưng đích thực là phong cách. Có phải đó là trường hợp Vàng Anh qua hai tập truyện "Khi người ta trẻ", và "Hội Chợ"?

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Có đức mà không có tài

    26/06/2020Thảo HảoỞ một trường P.T.C.S miền núi phía Bắc, có một ông hiệu trưởng tên Tành quê Nghệ Tĩnh và hai cô giáo miền xuôi còn trẻ, Giao và Minh. Trường chỉ có hai phòng học, và những giáo viên là những người đã bị Bộ Giáo dục bỏ quên. Tuy nhiên, họ vẫn cố gắng, bằng cách của mình, duy trì các lớp học...
  • Tôi muốn đời tôi mầu gì?

    25/02/2018Thảo HảoNgày đầu năm lạnh ngăn ngắt, nhận được rất nhiều lời chúc: hạnh phúc, sức khỏe, may mắn, thành đạt…, xong rồi ra đường, mắt đeo cái kính xanh nên nhìn gì cũng xanh xanh. Ngoài đường, ai nấy áo lạnh, đèo trẻ con che mặt bằng khăn voan trông thật đáng yêu...
  • Người có học

    18/07/2016Phan Thị Vàng AnhMột lớp ngoại khoá mở ra cho những sinh viên chăm chỉ trong dịp hè. Mỗi người có một phiếu vào lớp với số ghế cố định, có nghĩa là dù đi sớm hay muộn, anh vẫn có một chỗ ngồi đàng hoàng. Nhầm to! Ban tổ chức lớp nhầm to, ngày nào cũng có cãi vã đòi chỗ: số người nhiều hơn số ghế và đâu phải chỗ nào cũng dễ nhìn thấy bảng đen...
  • Sự nan giải của Tí

    24/11/2015Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Cách đây hai năm, khi Tí mới vào cấp III, bố Tí - một người cấp tiến, đã đưa ra quyết định táo bạo: Tí không cần là học sinh giỏi trong trường. Với giấy phép này, Tí được phép lơ là...
  • Tôi nghi ngờ ông Hegel

    07/11/2014Thảo Hảo (Phan Thị Vàng Anh)Tôi được người bạn tặng cho bộ Mỹ Học (2 tập) của Heghen. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi có mở ra rồi đóng lại ngay, vì thấy khó hiểu, đọc cả một trang mất một lúc, nhưng nếu ai nói tóm tắt lại thì không tóm tắt được, nhất là hiểu được Triết qua... bản dịch tiếng Việt. Triết khó vì cái gì?
  • Ai dám nhận là mình xấu xí?

    14/07/2014Phan Thị Vàng AnhNếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"?
  • Tâm trạng của anh phóng viên “kém tiếng Việt”

    21/06/2014Thảo HảoNgày 8.12.04, qua điện thoại, phóng viên đài BBC phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Hiển, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines. Sau đây là đoạn cao trào nhất trong cuộc phỏng vấn 5 phút này...
  • Si tình

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhMười một giờ đêm, khách đã bắt đầu lục đục ra về, anh và em đã bắt đầu ngáp vặt, (chúng mình thân nhau quá mà, điều này đâu còn phải là cái để gọi là “xúc phạm” nhau như hồi mới quen cách đây hai năm!)...
  • Rồi sẽ yêu ai

    06/11/2006Phan Thị Vàng Anh"Hoàn ơi, có thằng mết mày lắm đấy . Ở cùng tổ mày, nhà trên đường mày về. Mày đứng, nó ngồi thì cao bằng nhau". Cả bọn ngồi vắt vẻo trên lan can nhìn tôi chờ đợi...
  • Có Vợ

    06/11/2006Một buổi chiều như các buổi chiều từ một năm nay, Hoài - anh nhân viên tiếp thị đến đón vợ ở cửa hàng sách rồi về nhà. Trên các con đường giờ tan sở, người đông ken, tiếng xe máy âm âm, mùi khói xe cay cay vảng vất. Vy - vợ Hoài, ngồi sau, bịt mặt, đeo thêm đôi mắt kính tròn, to; trông Vy giống như sắp đi phun thuốc trừ sâu . Họ không nói gì với nhau nhiều
  • Kịch Câm

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhTừ đây, nó nghĩ, mọi thứ tự, luật lệ đã thay đổi: Với mẩu giấy này, nó trở nên một người có vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè và chiều tối, thoải mái mà đi chơi và nhất là, nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có, sau này...
  • Lũ Vịt Trời

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhChuyện đã hơn chục năm nay, nhưng lão Khổ còn đau mãi tới giờ. Vụ lúa chiêm năm ấy càng về cuối càng thuận. Đúng vào kỳ lúa đỏ đuôi, vòm trời thật nở nang. Nắng đến sướng. Nhờ ông trời cứ kéo cái nắng cho qua kỳ thu hoạch.
  • Khi người ta trẻ

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhGiỗ cô tôi vào khoảng tháng sáu âm lịch. Tôi không nhớ rõ ngày, chỉ biết trong cái tháng âm ấy, vào gần những ngày tang tóc ấy, bà tôi như một người khác, lờ đờ, uất ức, lẫn lộn...
  • Sau những hẹn hò

    06/11/2006Phan Thị Vàng AnhTỉnh dậy thấy trời mờ mờ sáng và tiếng radio, tiếng trẻ con léo nhéo ngoài đường, tôi mất vài giây để xác định xem lúc này là năm giờ sáng hay sáu giờ chiều. Đầu giường, một phong bì với rất nhiều con dấu chồng chéo nằm đợi. Tôi cầm lên, nhìn qua một cái rồi nhét xuống dưới chiếu. Đây là chỗ tôi để thư, những cái thư tôi ghét...
  • Vàng Anh đấy ư?

    14/10/2006Huy ĐứcMọi người đã quen với một Vàng Anh khác. Một Vàng Anh đã đi qua cái thời khi người ta trẻ. Một Vàng Anh, với con mắt tinh quái, với cái miệng cứ vanh vách xướng lên những ý nghĩ chỉ vừa mới ngọ nguậy trong đầu người ta...
  • Chúng ta nên sống giả?

    01/09/2006Phan Thị Vàng AnhKhi đã ngoài 30, tôi yêu những câu trả lời thật thà khi nhỏ đó biết chừng nào, vả lại xấu hổ vì sao lúc 16 - 15 mình xấu hổ…
  • xem toàn bộ